Bạn là người… tiêu tiền hoang phí?
Việc dạo quanh các cửa hàng (nhất là siêu thị) đã trở thành một dạng “thư giãn” ưa thích của nhiều phụ nữ mà không hề phụ thuộc vào vị thế, túi tiền của họ trong xã hội.
Thậm chí, đã có phương thức “trị liệu mua sắm” bằng cách khuyên một người nào đó đang buồn hay stress bằng cách đi mua dạo phố, ghé các cửa hàng nhìn ngắm… Thế nhưng điều đó đúng nếu bạn chỉ “thỉnh thoảng”.
Còn nếu bạn có máu “háo hức” đi suốt, không thể bỏ qua bất kỳ một cửa hàng hay thương hiệu nào, và bạn sẽ chi tất cả số tiền của mình vào việc mua sắm với những thứ không cần thiết, thì bạn đã mắc phải chứng “bệnh” tiêu xài hoang phí – mà các nhà tâm lý gọi là “bệnh”… “nghiện” mua sắm.
Nó nguy hại giống như bệnh nhậu của mấy ông, và trong khi “hăng say” mua sắm, bạn sẽ sa đà vào mê cung của các trò trúng thưởng, khuyến mãi và chẳng mấy chốc, bạn trở thành một kẻ đam mê giống như những… “con bạc khát nước”.
Làm sao tránh được những chi phí không hợp lý?
Bạn vào một cửa hàng chỉ để mua đôi vớ cho ông xã, nhưng gian kế bạn nhìn thấy có chiếc khăn choàng hợp màu với cái áo đầm đang treo trong tủ của bạn. “Ôi, mấy chiếc áo sơ mi đủ cỡ dành cho cả nam lẫn nữ, còn cái áo vét nữ quá tuyệt”. Kết quả là: bạn ra khỏi cửa hàng với một đống quần áo và một cái ví trống rỗng.
Làm sao khắc phục được điều này? Bạn hãy bình tâm trước khi đi vào một cửa hàng, luôn nhắn nhủ trong lòng là chỉ cần mua một thứ và không hề có ý định mua thêm gì cả. Nếu bạn thấy rất thích một món bất chợt đập vào mắt, cũng đừng vội vàng, hãy xem kỹ giá và so sánh, cần thì ghi nhớ, về nhà sẽ có thời gian để suy nghĩ lại. Và quan trọng hơn, kiên quyết giữ tiền lại để chờ dịp mua sắm khác (khuyến mãi, giảm giá…) ở một cửa hàng nào đó thì tốt hơn.
Những chiêu “dụ khị” của người bán hàng
Bạn hoàn toàn không có ý định đi mua sắm, nhưng trong báo giới thiệu một bộ đồ gồm chén đĩa trông rất quyến rũ. Kế bên là thông tin về các mặt hàng đang giảm giá. Thế là bạn đi xem thử và trong lúc đi tìm bộ đồ ăn, bạn lấy thêm nào khăn trải bàn, dao muỗng nĩa cho hợp với đồ ăn nọ, rồi bình hoa, khay đựng, miếng lót… Bạn cứ bị cuốn theo như vậy. Ở bàn trả tiền bạn lại thấy trước mặt có tủ đựng kẹo, hộp quẹt, bánh và nhiều thứ linh tinh khác… những thứ “linh tinh” không nhiều tiền nhưng bắt mắt, và bạn lại bốc thêm vài thứ.
Video đang HOT
Các chuyên gia marketing luôn bố trí quầy “giảm giá, khuyến mãi” cho các khách hàng có nhu cầu “bất chợt” ở những chỗ có nhiều người qua lại nhất, và là người đi mua sắm, bạn sẽ sa đà vào những cái “bẫy” ngọt ngào như vậy.
Làm sao chống lại sự cám dỗ? Hãy nghĩ thêm một lần nữa là bạn có thật cần cái đó không hay đó là việc mua sắm “tùy hứng”? Nếu chỉ là “mua chơi” thì hãy cố rụt tay về, đừng đụng tới. Còn nói chung, tốt nhất là bạn nên “săn tìm” hàng hóa khuyến mãi, giảm giá đúng với ý nghĩa mang lại cho việc mua sắm tiết kiệm.
Giảm một ngàn, sẽ giữ được vài ngàn đồng
Bạn rõ ràng bỏ qua chuyện “săn đuổi” hàng hóa ở các cửa hàng, nhưng tiền cứ trôi đi đâu mất! Nào, hãy nhớ lại xem, sáng hôm qua đã mua một tạp chí thời trang rất đẹp tới 20.000đ, còn chiều mua VCD phim 50.000đ, sau đó lại mua một cái kẹp tóc xịn tới 40.000đ… Trong khi đó, ở nhà bạn đã đầy nhóc các tạp chí, băng video, đĩa CD, kẹp tóc…
Các nhà tâm lý gọi đó là việc mua sắm tự phát. Làm sao có thể bỏ qua sự mua sắm kiểu này? Ðơn giản là ngồi lại thống kê, tính xem việc mua đồ bất chợt đó đã nuốt bao nhiêu tiền và bạn sẽ tiết kiệm được bằng cách thuê đĩa VCD ở tiệm hoặc mượn bạn bè, kẹp tóc có thể ngừng lại hay mua thứ rẻ hơn…
Và tốt hơn, để biết xem mình có phải là người “xài lớn tay” hay không, bạn hãy thử bài trắc nghiệm dưới đây:
1. Bạn luôn ghi chép các chi phí của mình?
Có: 4 điểm – Không: 1 điểm – Thỉnh thoảng: 0 điểm
2. Bạn có thích tặng quà cho ai đó?
Có: 0 điểm – Ðôi khi: 1 điểm – Có thể vào sinh nhật: 2 điểm
3. Bạn có thói quen trả giá với người bán hàng?
Không bao giờ: 1 điểm – Ðôi khi: 2 điểm – Luôn luôn: 3 điểm
4. Bạn có mua những thứ linh tinh khi trong túi có tiền?
Thường xuyên: 0 điểm – Không: 4 điểm – Thỉnh thoảng: 2 điểm
5. Những người thân hay nói là bạn xài tiền có khi phung phí?
Thường xuyên: 0 điểm – Ít khi: 2 điểm – Không bao giờ: 3 điểm
6. Bạn có nhớ chính xác số tiền trong ví của mình?
Còn khoảng chục ngàn: 4 điểm – Khoảng cộng, trừ 20%: 3 điểm – Khoảng cộng, trừ 100%: 0 điểm.
Kết quả:
* Từ 0 – 7 điểm: Bạn là người tiêu xài hoang phí. Ðến lúc bạn phải suy nghĩ lại và đừng quên rằng: ngay cả xấp tiền dày nhất cũng sẽ rỗng không nếu bạn có thói quen mua sắm vô tội vạ.
* Từ 7 – 15 điểm: Bạn không tiêu tiền một cách hoang phí. Nhưng cũng có lúc bạn chi ra vài khoản bốc đồng vì bạn nghĩ cũng có lúc cần phải làm cho mình được dịp vui vẻ mua sắm. Ðiều chủ yếu là bạn biết ngưng lại đúng lúc.
* Từ 15 – 20 điểm: Bạn có tài lập ngân sách tiết kiệm, bạn là một thủ quỹ tốt, nhưng… có khi nào bạn cảm thấy bực mình vì ai đó nói bạn là… “trùm sò” không?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trúc Diễm ngập tràn hạnh phúc bên Ngôi sao người mẫu 2010
Trên đường ray của một buổi chiều yên ả trong trang phục màu vàng nhẹ nhàng và thời trang, Trúc diễm như quên đi những giờ phút làm việc mệt mỏi khi sánh đôi bên giải vàng Ngôi sao người mẫu - Hoàng Phi.
Từng ánh mắt, nụ cười khi họ vui đùa bên nhau thật rạng rỡ làm cho những ai đang đi trên đường cũng phải ngưỡng mộ và có một chút ganh tị về sự đẹp đôi của họ.
Mời bạn cùng chiêm ngưỡng:
Stylist: Đăng Tuấn
Người mẫu: Trúc Diễm , Hoàng Phi
Trang điểm : Datle
Tóc: Ngân Giang
Trang phục: Mango, Mizada
Trang sức: Accessorize
Ảnh: Danny Nguyen
Theo vietnamnet
Những chàng trai lịch lãm mùa hè Một chút màu sắc nhưng vẫn không kém phần mạnh mẽ và thu hút, các siêu mẫu Chánh Nghĩa, Hoàng Long, Ngọc Thiết, Hoàng Phi mang đến cho các chàng trai gợi ý trang phục cho mùa hè này thật ấn tượng. Stylist: Đăng Tuấn Model: Chánh Nghĩa, Hoàng Phi, Hoàng Long, Ngọc Thiết Make up & Hair: Đức Hiển, Hoài Vũ Photo:...