Bàn là điện nhỏ xinh chui mọi ngóc ngách, giúp áo quần phẳng phiu lại vô cùng gọn nhẹ
Chỉ với một vài thao tác đơn giản, các chi tiết được lắp ráp một các nhanh chóng, và thật kỳ diệu, nó biến thành một chiếc bàn là điện chắc chắn.
Khi ra ngoài chơi, bạn phải mang theo một vài bộ quần áo đẹp. Điều đáng sợ nhất là quần áo bị nhàu nát, xấu xí và tất nhiên chúng ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Thoạt nhìn, thực sự rất khó để liên tưởng các chi tiết này thành một chiếc bàn là, thế nhưng sự thực là nó được lắp ráp theo một vài cách đơn giản, và thật kỳ diệu, nó biến thành một chiếc bàn ủi điện chắc chắn.
Bàn là nhỏ, có kích thước tương đương iPhone 8 Plus với trọng lượng 400g, kích thước chỉ 15,8 7,8 3,9 (cm), nhỏ và di động. Không kể đến vali, thậm chí cả túi xách và túi quần áo đều có thể dễ dàng mang theo thiết bị này.
Bàn là được lắp ráp đơn giản. Kéo móc sắt ra, cài nó lên trên và bắt đầu là quần áo sau 3 giây, quá thuận tiện cho các chuyến đi du lịch, công tác…
Có rất nhiều sản phẩm trên thị trường được gọi là “bàn là cầm tay” nhưng một là cần thêm nước, hoặc chúng không đủ nhỏ, không tiện mang theo nhưng chiếc bàn là nhỏ này lại có tính di động tối ưu.
Ngược lại chiếc bàn là này rất dễ dàng để hoạt động và không cần nước. Sử dụng nguyên lý làm nóng nhiệt độ cao, chỉ cần bật nguồn, điều chỉnh bánh răng nhiệt độ, đợi trong 1 phút, bạn có thể bắt đầu ủi.
Sau 2-3 lần là, các nếp gấp được làm phẳng, hiệu quả rất cao, không thua kém máy ủi chuyên nghiệp. Đặc biệt bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ theo ba mức nhiệt thấp, trung bình hoặc cao, phù hợp với mọi chất liệu quần áo.
Khi sử dụng, bạn chỉ cần xoay nút điều chỉnh bánh răng và căn chỉnh dấu chấm phía trên bánh răng với đường tỷ lệ trên tay cầm.
Khi ra nước ngoài, nó có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần đầu điện áp chuyển đổi. Đối với những người thích đi du lịch nước ngoài và đi du lịch nhiều, điều này rất quan trọng.
Video đang HOT
Bất cứ lúc nào, mở nó ra và nhẹ nhàng là vài lần lên quần áo, sự nhàu nát sẽ nhanh chóng biến mất.
- Khi ở nhiệt độ thấp: 80C – 120C, phù hợp với các vật liệu tương đối nhẹ và mỏng như lụa và chiffon.
- Khi ở nhiệt độ trung bình: 140C – 160C, phù hợp với áo phông cotton hàng ngày.
- Khi ở nhiệt độ cao: Khoảng 180C, thích hợp cho các vật liệu cứng hơn, dày hơn, chẳng hạn như bông và vải lanh.
Mặt dưới được làm bằng tấm đế phủ Teflon có hiệu suất cao và hiệu quả nhiệt, tăng gấp đôi hiệu quả ủi.
Lưu ý: Bàn ủi điện sẽ có mùi nhẹ khi sử dụng lần đầu tiên, điều này là bình thường. Bởi vì sản phẩm cần được phủ một lớp dầu cách điện tại thời điểm giao hàng, lớp phủ sẽ được làm nóng để tạo ra mùi vị sau khi được nạp năng lượng. Sau hai hoặc ba lần, mùi sẽ biến mất.
Sau khi hoàn thành, tháo rời nó và cất đi. Tuy nhiên hãy chắc chắn là nó đã hết nóng hoàn toàn trước khi bạn muốn cất đi nhé!
Theo helino
Quằn quại cả năm, Apple cũng dính đòn thù Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại khiến các sản phẩm của Apple chịu chi phí sản xuất, nhập khẩu cao. Điều này khiến giá sản phẩm tăng vượt khả năng chi trả của người dùng.
Hơn một năm qua, Apple đã khôn khéo thoát được sự ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Một phần là nhờ vào những quyết sách mềm mỏng của Tim Cook với Nhà Trắng. Nhưng giờ đây, Apple đang phải đối mặt với những sự ảnh hưởng lớn đầu tiên của cuộc chiến.
Apple muốn cả doanh thu lẫn lợi nhuận
Theo chính sách thuế mới được Mỹ đề xuất hôm 13/5, điện thoại di động trong đó có iPhone, sản phẩm được làm hoàn toàn tại Trung Quốc sẽ chịu thuế nhập khẩu 25%. Những sản phẩm khác của Apple như máy tính bảng, laptop cũng sẽ chịu mức thuế này.
Điều này đẩy Apple vào hai lựa chọn: tăng giá các sản phẩm và giảm doanh số hoặc cắt bớt lợi nhuận.
Chịu thuế cao khiến Apple đứng trước lựa chọn tăng giá sản phẩm hoặc cắt giảm lợi nhuận. Ảnh: Getty.
"Chịu phí nhập khẩu cao hơn hoặc giảm sức cầu của người dùng tại Mỹ tùy thuộc vào việc Apple có né được chính sách thuế hay không" Peter Sankar, nhà phân tích tại Cowen Inc, viết trong một bản ghi nhớ dành cho các nhà đầu tư.
"Phần lớn các sản phẩm phần cứng của Apple bao gồm iPhone, iPad, Watch và Mac được lắp ráp, nhập khẩu từ Trung Quốc, rủi ro chịu thuế nhập khẩu khá lớn", Peter nhận định.
Cuối cùng, nhận định trên cũng đã thành sự thật khi ngày 13/5, Trung Quốc lên kế hoạch tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ lên 25%. Điều này khiến các linh kiện tạo ra iPhone và iPad đắt đỏ hơn.
Mối quan tâm của Apple là iPhone, sản phẩm chiếm 63% doanh số năm 2018. Bên cạnh đó, iPhone là nhân tố chính duy trì hệ sinh thái dịch vụ, phần cứng của Apple.
Những chiếc iPhone có giá khởi điểm từ 750-1.450 USD. Bất kỳ mức thuế nào áp lên cũng có thể khiến smartphone của Apple vượt quá khả năng chi tiêu của người dùng.
Tim Cook từng "ủ mưu" thoát các chính sách thuế
Tuy vậy, căng thẳng chính trị là một cách để thử tài Tim Cook và chuỗi cung ứng toàn cầu mà ông tạo ra. Năm ngoái, CEO Apple đã thể hiện năng lực chính trị của mình khi gặp Tổng thống Mỹ để tranh luận về thuế quan.
Theo New York Times, sau cuộc họp, chính phủ Mỹ nói với Cook rằng họ sẽ không áp dụng thuế đối với iPhone.
Dù khôn khéo ngoại giao, Apple cuối cùng cũng phải chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại. Ảnh: NYT.
Bên cạnh đó, tháng 9/2018, Apple cũng gửi thư cho Robert Lighthizer, Đại diện Thương Mại Mỹ yêu cầu xét lại thuế quan và thực hiện các biện pháp khác hỗ trợ kinh tế và người dùng Mỹ. Cuối tháng đó, Nhà Trắng đồng ý bỏ Watch và AirPods của Apple ra khỏi diện chịu thuế.
Cuối năm 2018, những quyết sách của Apple bắt đầu kém hiệu quả. Tháng 11/2018, Tổng thống Mỹ nói với tờ Wall Street Journal rằng ông sẽ áp thuế smartphone và laptop. Đồng nghĩa việc người dùng sẽ "có thể chịu" mức giá cao hơn 10% "rất dễ dàng".
Một ngày sau đó, Tim Cook đã có chuyến thăm các trường học ở Idaho với Ivanka Trump, con gái của tổng thống.
Quằn quại mãi rồi Apple cũng phải chịu trận
Năm 2019, Apple bắt đầu hứng chịu những ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại. Táo khuyết buộc phải giảm dự báo doanh thu. Đồng thời, Cook cho rằng các chính sách thương mại của chính quyền Mỹ đã gián tiếp ảnh hưởng sức mua của người dùng Trung Quốc với iPhone.
Gần đây, Apple buộc phải tăng giá một số sản phẩm. Apple Pencil thế hệ 2 tăng 30 USD so với bản trước đó. Ngoài ra, Mac Mini bản mới cũng tăng giá 300 USD.
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với iPhone. Trong thông báo gửi Lighthizer hồi tháng 9/2018, Apple cho biết thuế quan sẽ làm tăng giá sản phẩm này.
Giá iPhone sẽ phải tăng 9-14% vì những ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Ảnh: Getty.
iPhone XS Max 256 GB giá 1.249 USD, chi phí sản xuất 435 USD, người dùng sẽ chịu mức thuế 113 USD. Điều này khiến giá bán sản phẩm tăng 9%.
Các sản phẩm khác của Apple như iPhone XS, XR có thể cũng có mức giá tăng tương tự. Theo Morgan Stanley, iPhone XS 1.000 USD sẽ có giá cao hơn 160 USD, tăng 14% sau khi bị áp thuế. Tuy vậy, Shannon Cross of Cross Research nhận định chính sách giá này chỉ áp dụng cho thị trường Mỹ, nơi chiếm 30% doanh thu của Apple.
Tim Cook chỉ tăng giá tại thị trường Mỹ để giảm bớt thiệt hại. Thế nhưng cách làm này gần như không mấy hiệu quả khi mỗi lần tăng giá, Apple lại giảm doanh số bán ra.
Cowen's Sankar ước tính nếu chuyển toàn bộ gánh nặng thuế lên vai người tiêu dùng Mỹ, sức mua iPhone có thể giảm từ 10-40%. "Điều này sẽ khiến lợi tức trên mỗi cổ phiếu Apple giảm 1-4% vào 2020", nhà phân tích nói thêm.
Giải pháp an toàn nhất Apple có thể làm là dịch chuyển dây chuyền sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc. Hiện công ty đang tăng cường sản xuất ở Ấn Độ và Brazil để hạn chế thuế địa phương.
Theo Zing
Apple và giá iPhone mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Theo Morgan Stanley, mức thuế mới 25% do Tổng thống Mỹ Trump áp đặt đối với 200 tỷ USD hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc có thể tăng thêm khoảng 124 USD cho chi phí iPhone XS lắp ráp ở Trung Quốc. Tranh chấp thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho Apple và khách...