Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại Long An để khảo sát phục vụ tổng kết Nghị quyết số 21
Ngày 22/11, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến Long An khảo sát, phục vụ tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 và Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An Nguyễn Văn Được phát biểu tại buổi làm việc.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An cho biết, thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW và Kết luận 28-KL/TW của Bộ Chính trị, kinh tế của tỉnh phát triển khá, tăng trưởng kinh tế đạt cao. Tổng sản phẩm GRDP năm 2020 của tỉnh đạt 131.906 tỷ đồng, tăng 124.726 tỷ đồng so với năm 2002. Quy mô nền kinh tế của Long An đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 13% trên tổng quy mô của vùng và khoảng 2,1% trên tổng quy mô cả nước; cao hơn mức bình quân của cả nước là 32.015 tỷ đồng. Đầu tư, xây dựng nông thôn mới được tập trung thực hiện, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn hiện đại hơn, văn minh hơn.
Công nghiệp, xây dựng tăng trưởng khá cao. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển và là động lực tăng trưởng của tỉnh, quy mô sản suất công nghiệp đứng đầu vùng. Thu hút đầu tư tăng khá, là tỉnh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư được nâng cao. Hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội ngày càng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước… cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Tuy nhiên, Long An vẫn còn tồn tại một số hạn chế như ngành nông nghiệp phát triển chưa bền vững. Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán nên khó kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao; chưa kết nối với doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp lớn. Thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng; số dự án đã tiếp nhận chủ yếu là nhỏ và vừa, trình độ công nghệ trung bình là phổ biến. Hạ tầng thương mại dịch vụ phát triển chưa đồng bộ; hoạt động xuất khẩu thiếu ổn định. Thương mại biên giới chậm phát triển; khu kinh tế cửa khẩu chậm triển khai, chưa thu hút được các trung tâm logistics và đầy đủ các dịch vụ tại cảng phục vụ xuất nhập khẩu…
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được kiến nghị Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường vai trò của các địa phương trong hội đồng điều phối vùng; thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế vào việc thực hiện các hoạt động liên kết, xây dựng quy chế liên kết vùng. Các cơ quan chức năng nghiên cứu ban hành cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức, cộng đồng, người dân tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, phát triển các cụm ngành kinh tế nông nghiệp của vùng. Bên cạnh đó là việc nghiên cứu ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo, có giải pháp căn cơ, bền vững phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu nguồn nhân lực chung cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long…
Kết luận tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao tỉnh Long An có tầm nhìn chiến lược và phát triển liên kết vùng. Ông đề nghị Long An bổ sung thêm những đề xuất về an ninh quốc phòng nhằm đảm bảo an ninh trong khu vực, đặc biệt khu vực biên giới. Tỉnh Long An cần xác định mô hình phát triển mới là mô hình kinh tế nông nghiệp hiện đại, đa dạng; thay chuỗi số lượng sang chất lượng và cần có sự liên kết chặt chẽ, cùng hợp tác liên kết vùng để gỡ nút thắt về kết cấu hạ tầng, nhân lực, cơ chế và chính sách.
“TP Hồ Chí Minh cùng với Long An, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam Bộ cần liên kết với nhau, đồng bộ xác định phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với thị trường, với biến đổi khí hậu, người nông dân gắn với thị trường, chính quyền đóng vai trò kết nối”, ông Nguyễn Thành Phong, nhấn mạnh.
Đoàn công tác đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của tỉnh Long An, báo cáo Bộ Chính trị thông qua để phục vụ tổng kết Nghị quyết số 21/NQ/TW, trong thời gian tới.
Video đang HOT
Cùng ngày, đoàn công tác đã đến khảo sát tại Khu công nghiệp Long Hậu, Cảng quốc tế Long An thuộc địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Bắc Kạn: Nông nghiệp, nông thôn thay đổi ra sao sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26?
Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2001 - 2021, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả khá toàn diện.
Ngày 19/11, đoàn công tác Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về khảo sát phục vụ tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có buổi làm việc với tỉnh Bắc Kạn.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương (người đứng trong ảnh) tại buổi làm việc với tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Tại buổi làm việc, bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, bộ mặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức của các cán bộ, đảng viên, tầng lớp nông dân về vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại Bắc Kạn sau khi thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW đã có bước phát triển khá. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh.
Đoàn công tác thăm mô hình trồng cây dong riềng tại thôn Đồng Tâm, xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, đời sống vật chất người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập của người dân khu vực nông thôn tăng; mức hưởng thụ về văn hóa được nâng cao, kết cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống.
Hệ thống chính trị ở nông thôn sau khi thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW hoạt động ngày càng hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Theo bà Hoa, việc tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn đã có nhiều chuyển biến, các lĩnh vực nông trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy lợi đều có thành tựu nhất định.
Miến dong Tài Hoàn (HTX Tài Hoan, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn), sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Kết quả phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, chương trình OCOP chỉ sau 3 năm thực hiện, tỉnh Bắc Kạn đã có 131 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 1 sản phẩm OCOP quốc gia (5 sao); 12 sản phẩm 4 sao; 118 sản phẩm 3 sao của 76 chủ thể trên địa bàn tỉnh.
"Các kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn; công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa; đổi mới xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ; nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; đổi mới cơ chế chính sách, để huy động các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần đều được quan tâm và đạt kết quả tốt", bà Hoa cho biết thêm.
Ông Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn tại buổi làm việc với đoàn công tác Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Ảnh: Chiến Hoàng
Tại buổi làm việc với đoàn công tác, ông Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn khẳng định, tất cả các chủ trương, nghị quyết của tỉnh Bắc Kạn đều tập trung vào nông nghiệp, nông thôn.
"Sự thay đổi rõ rệt là nhận thức của người dân. Chúng tôi là người địa phương còn thấy sự đổi khác, nhất là nhận thức của người dân liên quan đời sống văn hóa, sản xuất", ông Chinh nói.
Ông Chinh đề nghị nghị quyết mới không cần nhiều chính sách nhưng chính sách phải "ra tấm, ra món", tập trung vào kết cấu hạ tầng giao thông, ổn định dân cư (sắp xếp dân cư) và giáo dục đào tạo (giáo dục phổ thông và giáo dục nghề).
Giám đốc HTX Tài Hoan (xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) giới thiệu sản phẩm của HTX với đoàn công tác. Ảnh: Chiến Hoàng
Thay mặt đoàn công tác, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao nỗ lực và kết quả đạt được sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của tỉnh Bắc Kạn.
Ông Hưng bày tỏ sự vui mừng khi nhìn thấy những thành tựu đã đạt được của tỉnh Bắc Kạn sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW.
"Tỉnh Bắc Kạn đã làm được rất nhiều việc quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã 2 lần ra nghị quyết riêng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chỉ đạo rất quyết liệt, toàn diện.
Các kiến nghị, các vấn đề đã nêu, chúng tôi trong tổ biên tập sẽ ghi chép đầy đủ, lắng nghe, tiếp thu và tổng hợp để báo cáo Trung ương trong thời gian tới", Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định.
Cùng ngày, đoàn công tác Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã có buổi làm việc tại huyện Na Rì.
Đồng thời, tham quan các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và HTX tại huyện Na Rì để có cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Bắc Kạn.
Xây dựng kế hoạch, chiến lược thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn Chuyển đổi số giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đó là nhận định của Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng tại Hội thảo chuyên đề "Chuyển đổi số nông nghiệp - nông thôn trong tiến trình...