Bạn không nên bỏ lỡ 6 thương hiệu thời trang Hàn Quốc giá cả phải chăng
Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những thương hiệu thời trang Hàn Quốc có giá cả cực kì phải chăng mà bạn không nên bỏ lỡ
STYLENANDA
Thương hiệu thời trang Hàn Quốc nổi tiếng nhất nhì thị trường, không chỉ đối với fan thời trang trong nước mà còn ở quốc tế. Ban đầu, đây chỉ là một trang web nhỏ bán các sản phẩm cũ. Bây giờ, không chỉ sở hữu thương hiệu riêng 3CE mà còn có một cửa hàng rất lớn ở Myeongdong.
ALAND
Aland sở hữu loạt trang phục từ cao cấp, trung cấp, bình dân và thậm chí pha chút hơi hướng cổ điển. Tại đây có sự tề tựu của hơn 80 nhãn thời trang khác nhau, vì thế, bất kể bạn đang tìm kiếm gì
MIXXMIX
Đây là lựa chọn của một số thần tượng K-pop. Phong cách thời trang chính tại đây khá là dễ thương, xinh xắn và hợp thời trang như các trai xinh, gái đẹp xứ Hàn.
66GIRLS
Đây là thiên đường áo sơ mi, áo form dài, áo len và quần soóc. 66Girls có thể đáp ứng hầu hết các kích thước từ S đến XXL, để phục vụ cho đa dạng hơn các đối lượng khách hàng. Đa số các thiết kế tại đây đều theo phong cách thời trang dễ thương và trẻ trung với những màu sắc bắt mắt
CHUU
Video đang HOT
Dù đang tìm kiếm chiếc quần ốm gầy cổ điển, hay chiếc quần jean nguyên bản, thậm chí còn có các lựa chọn như quần short -5kg và váy thì Chuu cũng đều thỏa mãn cho bạn được. Hãy bổ sung những mẫu denim vào tủ quần áo của bạn?
8 SECONDS
8 Seconds hầu như có tất cả mọi thứ, từ quần áo thể thao đến đồ nhỏ. Về cơ bản, đây là một nơi mà bạn có thể mua sắm mọi thứ cho cả một gia đình. Tuy đa phần những món đồ ở đây mang phong cách thời trang pha chút hoài cổ, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy những thiết kế quyến rũ và độc đáo tại 8 Seconds
Theo Nguồn tổng hợp
Forever 21: Không chỉ là quần áo giá rẻ mà còn là ước mơ dịch chuyển bản đồ thời trang của người Á Châu
Forever 21 như một thông điệp đầy sức sống gửi đến phái đẹp, rằng họ hãy gìn giữ vẻ đẹp của bản thân và chính hãng sẽ mang đến cho họ tuổi trẻ đó.
Khi bạn 25 tuổi, bạn nghĩ gì về cuộc đời? Có người tìm kiếm một việc làm phù hợp với mức lương khá, có người tìm kiếm 1 tình yêu đích thực và bắt đầu mơ về ngôi nhà cùng những đứa trẻ... và ở độ tuổi ấy, có hai vợ chồng Hàn vừa nhập cư trên đất Mỹ, từng bước thực hiện "giấc mơ Mỹ".
Giấc mơ làm giàu thay đổi cuộc đời họ nói riêng và ngành công nghiệp thời trang xứ cờ hoa nói chung. Họ - Jin Sook và Do Won Chang, chủ của Forever 21 đã bắt đầu khởi nghiệp như thế, từ cái độ tuổi không còn quá thanh xuân.
Thuở ấy, trong tình hình đất nước rối ren, cặp vợ chồng trẻ Jin Sook và Do Won Chang đặt chân tới đất Mỹ với mong muốn sẽ có được cuộc sống không chỉ đơn thuần là ấm no mà còn là sự sung túc, giàu có. Khái niệm star-up hiện nay có lẽ đã quen với giới trẻ, nhưng Won Chan và Jin Sook lúc bấy giờ, cố gắng là việc cật lực tại đất nước tự do cùng vốn tiếng Anh bập bẹ chỉ với 1 ước mơ duy nhất "đổi đời".
Có lẽ, ngành thời trang mì ăn liền thế giới sẽ không có 1 thương hiệu trẻ mãi tuổi thanh xuân mang tên Forever 21 nếu đôi vợ chồng Jin Sook và Won Chang kinh doanh thành công trong lĩnh vực cà phê.
Đầu tư thất bại đầu tiên trên đất Mỹ với việc kinh doanh cà phê đã khiến cặp vợ chồng trẻ rơi vào khó khăn chồng chất. Sau đó, Do Won Chang cùng vợ phải làm rất nhiều nghề một lúc mới có thể thanh toán được đống hóa đơn hàng tháng. Cũng chính vào lúc phải trải qua mọi nghề từ gác cửa, phục vụ và nhân viên trạm xăng...Do Won Chang đã có 1 sự quan sát giúp thay đổi cuộc đời mình.
Cụ thể, khi là nhân viên trạm xăng, Won Chang thường để ý đến những người chạy xe đắt tiền, không ngại ngần ông luôn tìm cách hỏi công việc của họ là gì với mong muốn một ngày mình cũng thành công như thế. Và bạn biết không, "những người lái xe xịn nhất đẹp nhất đều nói rằng họ làm trong ngành thời trang", Chang chia sẻ trong 1 bài phỏng vấn.
Sự phát hiện mang tính bước ngoặt này thôi thúc Chang phải làm gì đó trong ngành công nghiệp tỷ đô đầy xa hoa, cuốn hút. Không đợi quá lâu, Chang và vợ đã thuê 1 nhà xưởng rộng 83m2 tại Los Angeles năm 1984 và đặt tên là Fashion 21, khi hai vợ chồng để dành được 11.000 đô sau 3 năm tích cóp.
Thời kỳ đầu, hai vợ chồng Jin Sook và Won Chang bán các thiết kế quần áo giá rẻ với những mẫu mã được người Hàn ưa chuộng, và họ chủ yếu bán cho người Hàn nhập cư đang sống tại LA. Tuy nhiên, với những mẫu mã hợp thời và giá phải chăng, đôi vợ chồng trẻ đã thu về lợi nhuận khổng lồ 700.000 USD chỉ trong năm đầu tiên kinh doanh, một con số khủng họ chưa bao giờ dám mơ tới.
Sau thành công ban đầu, họ bắt đầu mở thêm nhiều cửa hàng mới mỗi 6 tháng, và cuối cùng đổi tên công ty thành Forever 21. Ngày nay, Forever 21 bán cả quần áo nam, nữ và phụ kiện thời trang. Các cửa hàng của họ có mặt tại Mỹ, Canada, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Còn trụ sở vẫn nằm tại Los Angeles (California).
Nói về thành công cùa mỉnh, Do Won Chang cho rằng ông đã rất may mắn: "Tôi đến đây với đôi bàn tay trắng và luôn cảm ơn nước Mỹ vì cơ hội đã mang đến cho tôi. Và tôi cũng muốn đền đáp lại cho đất nước này".
Và Won Chang đã không hề nói suôn, ông đã can đảm mở thêm cửa hàng và tạo khoảng 7000 việc làm trong cuộc đại suy thoái vào năm 2008. Ông cũng trình bày về phương thức kinh doanh tại cuộc họp cấp cao thường niên của công ty, rằng Forever 21 không chỉ muốn tập trung vào lợi nhuận mà còn muốn tăng cơ hội việc làm cho người dân Mỹ.
Để thành lập và phát triển thành công một thương hiệu thời trang bán lẻ không hề là điều đơn giản với người bản địa chứ đừng nói đến người nhập cư như vợ chồng Won Chang. Thế nhưng, thay vì hoài nghi về khả năng của bản thân, cả Won Chang và Jin Sook đều chọn tin vào con đường mình sẽ bước.
Cha đẻ của Forever 21 chia sẻ rằng ngoài việc kiên nhẫn, ông đã phải học hỏi không ngừng để làm mới nhãn hàng của mình nhằm thu hút một lượng mua sắm mới mẻ đầy tiềm năng. Và để làm được điều đó không hề dễ dàng. "Forever 21 cung cấp những sản phẩm bắt kịp xu hướng với giá vừa phải. Khách hàng thích mua sắm tại đây hơn là Wal-Mart, Target hay Kohl's, vì họ có trải nghiệm tốt. Các cửa hàng được thắp đèn khắp nơi, bày đầy sản phẩm và cách bày trí khiến người mua có cảm giác rất trẻ trung, hiện đại", Michael Stone - CEO hãng tư vấn và nhượng quyền thương hiệu Beanstalk nhận xét về sự khác biệt khiến Forver 21 thành công trên đất Mỹ.
36 năm trên đất Mỹ, đôi vợ chồng gốc Hàn đã làm được điều mà hàng triệu người trên thế này cả đời cũng không dám nghĩ, đó là làm giàu thành công. Nhưng, cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn, tiền đồ nào rồi cũng sẽ tan nếu ta cứ mãi ngủ quên trên chiến thắng và không chịu thay đổi.
Forever 21 - Mãi mãi tuổi 21 như một thông điệp đầy sức sống gửi đến phái đẹp, rằng họ hãy gìn giữ vẻ đẹp của bản thân và chính hãng sẽ mang đến cho họ tuổi trẻ đó. Forever 21 đã luôn đáp ứng được tiêu chí của lớp khách hàng trẻ tuổi nhưng không có quá nhiều tiền để chi cho vẻ ngoài của mình bằng các sản phẩm giá rẻ, hợp thời nhưng chất lượng không cần quá xuất sắc.
Tiêu chí làm hàng ngon-rẻ đã được hãng xác định từ những bước đầu tiên khi dấn thân vào lĩnh vực thời trang. Mặc đẹp, hợp thời và không tốn quá nhiều tiền, Forever 21 sẽ đáp ứng giúp bạn, đây cũng chính là điểm thu hút mà nhãn hàng mì ăn liền này mang lại cho giới trẻ 8x, đầu 9x giai đoạn trước.
Nhưng, thói quen tiêu dùng của mọi người đang dần thay đổi, đặc biệt là ở thế hệ 8X trưởng thành. Hành vi mua hàng của họ giờ đây hướng về khía cạnh giá trị nhiều hơn vật chất. Bên cạnh đó, loạt ông lớn tên tuổi trong ngành thời trang mì ăn liền đang có bước phát triển đột phá như Zara, H&M...càng làm tăng tính cạnh tranh cho thị trường.
Sự suy thoái của Forever 21 biểu hiện rõ ràng qua những con số biết nói mang tính báo động cao. Doanh thu trong năm 2015 gần như không tăng trưởng so với năm trước đó. Hồi đầu năm 2016, Forever 21 cũng bị nhiều công ty "tố" chậm thanh toán. Một công ty vận chuyển quần áo cho Forever 21 đã tung ra một bản hợp đồng cho thấy, doanh thu bán hàng của hãng này đã giảm đi 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều người đặt ra câu hỏi, nếu không xem xét việc cải thiện chất lượng sản phẩm, thì chính ưu điểm "ngon-rẻ" nhưng kém "bổ" của hãng sẽ tự giết chết bản thân thương hiệu "Mãi mãi tuổi 21" này.
Trước sóng gió, cha đẻ của Forever 21 vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan. Ông chia sẻ: "Không chỉ doanh nghiệp của tôi đang đứng trước những thách thức, mà hẳn là đối thủ của F21 cũng đang rất chật vật trước sự kinh doanh thời trang khó khăn như hiện nay. Lượng khách hàng mua trực tiếp giảm hẳn, họ bắt đầu ưu tiên shopping online nhiều hơn. Tuy vậy, tôi có lòng tin khó khăn nhưng sẽ nhanh chóng vượt qua và giành lại vị thế của mình".
Bên cạnh đó, ông Do Won Chang và bà Jin Sook cũng luôn đặt nền tảng gia đình làm giá trị cốt lõi để phát triển: "Khi nói về giấc mơ Mỹ, người ta thường nghĩ nhiều đến cuộc sống sung túc. Riêng đối với tôi, dù có tắm trong bể tiền nhưng gia đình lí tán, không còn ai chia sẻ niềm vui, thành công với bạn thì giấc mơ ấy chẳng còn ý nghĩa".
Do Won Chang và vợ cũng có cách dạy con khá hay, họ luôn dành điều tốt đẹp nhất cho hai cô con gái của mình, nhưng không nuông chiều quá mức và luôn để con thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ bằng cách để hai nàng công chúa làm việc tại chính công ty gia đình. Và không phụ lòng đấng sinh thành, Linda Chang và Esther Chang, đều đã tốt nghiệp các trường trong khối Ivy League và hiện đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong công ty của cha mẹ mình sau nhiều năm cố gắng.
Dù vậy, con gái của họ không phải những người duy nhất có cảm hứng từ câu chuyện vượt khó của cha mẹ mình. "Forever 21 đã đem hy vọng đến cho những người gần như tay trắng. Đây là phần thưởng dành cho chúng tôi. Những người nhập cư vào Mỹ có thể đến Forever 21 để nhìn thấy rằng nơi này được gây dựng bởi những người có ước mơ như họ", Chang nói.
Theo saostar.vn
Ra mắt bộ sưu tập thời trang thể thao nổi tiếng của Thụy Sĩ Chiều 21-10, thương hiệu thời trang thể thao nổi tiếng của Thụy Sĩ - Sankom chính thức ra mặt bộ sưu tập mới tại Hà Nội. Bộ sưu tập thời trang thể thao của Thụy Sĩ chính thức giới thiệu tại Việt Nam. Sankom là thương hiệu thời trang thể thao nổi tiếng, đã có mặt tại 150 quốc gia. Bộ sưu tập...