Bạn khỏi cần sợ không khí ô nhiễm khi biết trồng 1 trong 15 loại cây này trong nhà
Không chỉ giúp bạn gần gũi với tự nhiên, trang trí không gian thêm đẹp mắt mà những loại cây này còn có tác dụng lớn trong việc giảm bớt không khí ô nhiễm trong nhà.
Nhiều người thường có thói quen trồng cây xanh trong nhà để trang trí và gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, những cảnh báo đáng lo ngại về vấn nạn ô nhiễm không khí buộc bạn phải lựa chọn các loại cây cảnh không chỉ đẹp mà còn phải có tác dụng thanh lọc không khí, đem tới không gian sự trong lành, mát mẻ. Và 15 loại cây thanh lọc không khí trong nhà tốt nhất sẽ được gợi ý ngay dưới đây.
1. Dương xỉ là một trong những cây cảnh rất hiệu quả để loại bỏ các chất gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khó phát triển trong nhà. Bạn nên trồng ở ngoài khu vực ban công hay trước sân để cây phát triển thuận lợi. Giá bán trên thị trường: 45.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
2. Cây lưỡi hổ còn được gọi là loại cây dành cho phòng ngủ, giúp cả nhà có giấc ngủ ngon với bầu không khí thanh sạch bởi bề mặt lá có thể hút nhiều bụi. Ngoài ra, về đêm, cây có khả năng chuyển đổi khí CO2 thành O2 mà nhiều loại cây khác không làm được. Trung bình cần từ 6 đến 8 cây cao ngang thắt lưng, để thanh lọc không khí trong nhà. Giá bán trên thị trường là 80.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
3. Cúc đồng tiền, loại cây giúp loại bỏ chất trichloroethylene là chất thường có trong các sản phẩm làm sạch khô và benzen trong không khí. Cúc đồng tiền thích hợp đặt trong phòng ngủ hoặc không gian có máy giặt. Chú ý: Cúc đồng tiền cần nhiều ánh sáng mặt trời, bạn nên ưu tiên trồng loại hoa này ở gần cửa sổ, không gian thoáng mát. Giá bán trên thị trường là: 130.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
4. Hoa phong lan hấp thụ khí CO2 vào ban đêm và cung cấp oxy cho không gian sống thoáng mát. Đó là lý do nhiều người đặt hoa lan vào không gian nghỉ ngơi để giúp không khí trong lành và ngủ sâu giấc hơn. Giá bán trên thị trường là 165.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
5. Cây dừa cảnh là “bộ máy” lọc bụi và chất độc hiệu quả, thích hợp cho phòng khách hay văn phòng để loại trừ bụi bẩn bay trong không khí. Loại cây này giúp chuyển đổi khí CO2 thành O2. Trung bình, trong phòng cần 2 cây dừa cảnh cao ngang vai là đủ lượng không khí sạch cho hô hấp. Để chăm sóc cây, cần làm sạch bề mặt lá mỗi ngày nếu ở trong môi trường nhiều bụi bẩn. Mang cây ra ngoài trời khoảng 3-4 tháng một lần. Giá bán trên thị trường là: 300.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
6. Cây nha đam (lô hội) là cây loại cây dễ trồng, dân dã, có thể bố trí ở nhiều không gian từ phòng khách, phòng ăn, nhà tắm để lọc không khí. Lá nha đam rất dễ bám bụi bẩn nên bạn cần lau sạch chúng hàng ngày để quá trình lọc không khí được tốt nhất. Cây nha đam hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm. Giá bán trên thị trường là: 175.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
Video đang HOT
7. Cây trầu bà dễ trồng, sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường và có tác dụng hút bụi, lọc không khí hiệu quả. Bạn có thể đặt một chậu nhỏ tại không gian làm việc để không khí tươi mới hơn. Giá bán trên thị trường là: 25.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
8. Cây dây nhện hay còn được gọi là cỏ Lan Chi là “máy lọc không khí” số một hiện nay. Bởi cây có thể hút lấy cacbonic và các chất độc hại trong không khí như fomandehit, benzene. Dây Nhện cũng khá phù hợp nếu bạn muốn trồng trong phòng tắm để lọc bớt amoniac, vi khuẩn, nấm mốc gây hại. Giá bán trên thị trường là: 185.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
9. Lan Ý là cây lọc không khí cực tốt, phù hợp trồng trong nhà, văn phòng hay cơ quan làm việc. Những khí độc bay ra từ hóa chất dùng trong bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn, vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt hay trichloroethylene dùng trong quá trình giặt khô đều được cây này lọc sạch sẽ. Giá bán trên thị trường là: 220.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
10. Cây Hồng Môn không chỉ giúp trang trí căn phòng, giúp không gian đẹp mắt hơn mà còn giúp căn phòng ấy có không khí trong lành, mát mẻ và ít khí độc hại nhờ công dụng lọc ô nhiễm hiệu quả của mình. Giá bán trên thị trường là: 130.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
11. Cây Ngũ Gia Bì có thể nhiều người chỉ mới biết tới công dụng chữa bệnh của nó mà chưa hay, loại cây này cũng có tác dụng thanh lọc không khí và ngừa ô nhiễm hiệu quả. Giá bán trên thị trường là: 150.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
12. Cây Cau Tiểu Trâm là một trong những cây cảnh có khả năng lọc bỏ benzene và trichloroethylene có trong không khí khá hiệu quả. Cây nhỏ nhắn xinh xắn, sống được trong bóng râm nên thích hợp trồng trang trí trong nhà. Lưu ý khi trồng cây này là lá cây dễ héo để thay lá mới nên bạn cần cắt tỉa thường xuyên. Giá bán trên thị trường: 165.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
13. Cây Vạn Niên Thanh khá hữu ích để trồng làm cây lọc không khí. Các khí độc như fomandehit, benzene hoặc các chất độc khác đều có thể được lọc qua “bộ máy” lá cây này. Tuy nhiên, lá và thân cây chứa độc tố khá mạnh nên cần lưu ý khi trồng nếu trong nhà có trẻ nhỏ và thú cưng. Giá bán trên thị trường là 150.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
14. Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản thường được trồng làm cây bonsai cỡ nhỏ trang trí trong nhà. Loài cây này giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn. Giá bán trên thị trường là: 195.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
15. Cây hương đào hay còn gọi là cây sim có thể lọc ra không khí sạch cho căn nhà của bạn bằng cách tiết ra chất kháng khuẩn từ lá và hoa, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong không khí. Giá bán trên thị trường là: 190.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
Cách nhận biết không khí ô nhiễm thông qua cây lọc không khí:
- Bạn có thể dễ dàng nhận biết không khí bị ô nhiễm nhiều hay ít thông qua những chậu cây lọc không khí trong chính ngôi nhà của mình. Cụ thể, qua quá trình hút khói bụi và khí độc hại, thường thì lá cây sẽ bám bẩn. Bụi màu càng sậm, càng dày đặc thì không khí càng ô nhiễm. Riêng với cây Nha Đam, các đốm nâu trên lá xuất hiện nhiều và đậm màu chứng tỏ không khí đang bẩn ở mức đáng báo động.
Ngoài ra, hiện nay tại các thành phố lớn xảy ra tình trạng ô nhiễm do bụi mịn. Ở trong nhà đóng kín cửa vẫn có nguy cơ mắc phải bụi mịn. Do đó nhiều cây cảnh lọc không khí như Trầu Bà, Lưỡi Hổ, Dây Nhện, … nên được trồng trong nhà.
Khi trồng cây để lọc khói bụi, cần thường xuyên lau sạch bề mặt lá bằng vải ướt để cây có chỗ “thở”, cây được sống lâu và khỏe mạnh hơn cũng như hút khói bụi tốt hơn.
Scorpiot
Theo toquoc
Cây lưỡi hổ vừa có tác dụng hút độc tố, phong thủy
Lưỡi hổ được biết đến là một trong những loại cây trồng trong nhà phổ biến nhất vì có thể hấp thụ được 107 độc tố, lại ý nghĩa phong thuỷ rất tốt, không tốn quá nhiều công chăm sóc.
Phòng ngủ dù chúng ta dọn sạch bao nhiêu thì cũng không thể nào làm sạch hết được những thứ thoát ra từ đồ điện tử như tivi, máy tính, chăn gối. Những hạt bụi bé li ti từ bên ngoài hoặc một số món đồ khác cũng sẽ bám lên nhà mà mắt thường không thể nhìn thấy.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, một số loại cây cảnh có thể thanh lọc không khí rất tốt. Chuyên gia khoa học người Mỹ Bill Wolverton khẳng định, trong mỗi căn phòng có diện tích 100m2 thì nên có ít nhất 2 cây xanh lớn. Vị chuyên gia này cũng khuyên, loại cây vừa tốt cho sức khỏe lại vừa có khả năng hấp thụ khí xấu, tốt cho phong thủy chính là lưỡi hổ.
Máy lọc khí tự nhiên tốt nhất là Lưỡi hổ
Một nghiên cứu của NASA đã chứng minh, lưỡi hổ là 1 trong 12 loại thực vật có thể cải thiện không khí trong nhà ở. Đặc biệt, bề mặt lá vừa dài vừa rộng nên có thể hút được nhiều bụi.
Christopher Satch - người đứng đầu mảng khoa học và giáo dục thực vật tại New York cho rằng, cây lưỡi hổ sẽ lọc không khí theo hai cách là vật lý và hóa học. Trên phương diện vật lý, lưỡi hổ sẽ hút bụi. Còn về mặt hóa học, cây này sẽ hút khí độc như benzene, formaldehyde bằng cách tách hợp chất đó ra thành Co2, nước và nitơ trơ. Lưỡi hổ bắt đầu quy trình chuyển hóa, đưa những chất này xuống dưới đất và thải ra ngoài.
Không những thế, vào ban đêm loại cây này sẽ chuyển hóa khí CO2 thành oxy. Vì vậy, nếu đặt loại cây này trong phòng ngủ còn giúp mọi người ngủ sâu và ngon giấc hơn, giảm chứng đau đầu và tăng huyết áp.
Đó là lý do vì sao các chuyên gia đều khuyên mọi người nên có ít nhất 2 cây lưỡi hổ trong phòng ngủ.
Về mặt phong thủy
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Huy Hoàng, cây lưỡi hổ mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát lộc phát tài và đặc biệt là khăng khít tình cảm vợ chồng khi đặt trong phòng ngủ.
Mỗi gia đình nên đặt loại cây này ở hướng Đông hoặc Đông Nam sẽ giúp gia chủ tiền vào như nước, liên tiếp gặp may.
Trồng cây lưỡi hổ thế nào?
Cây lưỡi hổ đặc biệt nổi tiếng là loại cây dễ sống, dễ trồng. Bạn có thể tách bụi, giâm lá cành hoặc dùng lá non để nhân giống ra cây mới đều được. Điều kiện để cây lưỡi hổ nhanh ra rễ là đặt ở nơi có nắng và hạn chế tưới nước.
Cách chăm sóc cây này cũng khá đơn giản. Vì là loại cây chịu hạn tốt, có thể sống trong môi trường thiếu ánh sáng và phòng hẹp nên bạn hoàn toàn có thể ít tưới nước, để trong nhà. Tuy nhiên, nếu muốn cây nhanh lớn, ra lá nhanh thì thỉnh thoảng bạn nên cho chúng ra nơi có ánh nắng và tưới phân.
Theo Lê Lê/Gia Đình Xã Hội
5 loại cây để bàn "hút" kiệt tạp chất, nhà nào chưa có phải mua ngay Lựa chọn sống nơi thoáng nhất có thể, nhiều cây xanh không chỉ giúp tâm trạng bạn tốt hơn mà còn giảm ô nhiễm môi trường. 1. Cây trầu bà Trầu bà là giống cây nhỏ, có khả năng leo nhanh, thích hợp để trang trí trong nhà. Cây có tác dụng hút bụi, lọc không khí hiệu quả. Vì thế, cây thường...