Băn khoăn trước giải pháp an toàn
Thí sinh dự thi lớp 10 THPT năm nay sẽ có 2 ngày 27, 28-5 để thay đổi nguyện vọng đăng ký dựa trên số liệu vừa được Sở GD-ĐT Hà Nội công bố. Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay xuất hiện tình trạng tăng vọt lượng nguyện vọng 2 vào những trường điểm đầu vào năm ngoái không cao vì đây được coi là giải pháp an toàn.
Tuyển sinh lớp 10 THPT có tính cạnh tranh cao
Hồ sơ cao gấp 7 lần chỉ tiêu
Đây là trường hợp của trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân theo số liệu mới được Sở GD-ĐT Hà Nội công bố. Số hồ sơ tập trung vào trường này lên tới 3.483 hồ sơ, trong đó nguyện vọng 1 là 716, còn lại có tới 2.767 hồ sơ đăng ký nguyện vọng 2 trên tổng chỉ tiêu 480 học sinh. Cũng với trên 3.000 hồ sơ, trường THPT Đoàn Kết (quận Hai Bà Trưng) nhận được tổng số 3.287 hồ sơ, trong đó có 2.679 hồ sơ nguyện vọng 2 với chỉ tiêu 560 học sinh. Hai trường THPT Nguyễn Trãi- Ba Đình và Tây Hồ đều có hơn 2.400 hồ sơ, trong khi chỉ tiêu đầu vào 2 trường này cũng chỉ là 440 và 480 học sinh. Đây được coi là biện pháp an toàn khi thí sinh trượt nguyện vọng 1 thì đăng ký nguyện vọng 2 vào những trường có điểm đầu vào năm trước thấp. Tuy nhiên, với lượng hồ sơ cao như trên phương án này cũng chưa hẳn đã là giải pháp đúng, chính vì vậy, Sở GD-ĐT cho phép các thí sinh được thay đổi nguyện vọng đăng ký của mình nhưng chỉ trong 2 ngày 27, 28-5. Thêm một điểm đáng lưu ý với thí sinh là năm nay Sở GD-ĐT có chủ trương hạn chế tuyển nguyện vọng 3 so với mọi năm.
Một điều dễ nhận thấy là các thí sinh cân nhắc rất kỹ với nguyện vọng 1. Dẫn đầu về số lượng học sinh đăng ký ở nguyện vọng 1 là THPT Kim Liên với 1.328 hồ sơ/600 chỉ tiêu. Trường THPT Yên Hòa đứng thứ 2 với 1.290 hồ sơ/480 chỉ tiêu. THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông xếp thứ 3 với 1.267 hồ sơ/520 chỉ tiêu. Các trường nội thành khác như Trần Phú, Việt Đức, số hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1 cũng không vượt nhiều so với chỉ tiêu với tỷ lệ chọn khoảng 1,5.
Từng bước đổi mới đề thi
Video đang HOT
Trao đổi về việc ra đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT, ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, về cơ bản nội dung đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức của chương trình THCS hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Tuy nhiên, theo xu hướng chung của ngành giáo dục, trước yêu cầu đổi mới tập trung vào khâu đánh giá, kiểm tra, Hà Nội cũng sẽ dần đưa những yêu cầu mới vào đề thi. “Đổi mới cách ra đề nhằm giúp học sinh rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế thay vì học tủ, học vẹt, nhưng cũng không gây sốc cho học sinh” – ông Lê Ngọc Quang cho biết.
Việc ra đề thi mở cũng vẫn được Hà Nội duy trì để tránh việc đề thi chỉ tập trung vào một số tác phẩm cố định, dẫn tới dư luận luôn nghi ngờ lộ đề do đoán được sẽ như các năm trước. Các chuyên gia tuyển sinh của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nhấn mạnh, học sinh không cần thiết phải ôn tập tại các trung tâm luyện thi, vì đề thi vào lớp 10 được Sở GD-ĐT xây dựng và áp dụng cho mọi đối tượng học sinh trên địa bàn thành phố.
Như vậy so với các năm trước, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2014 – 2015 tại Hà Nội có một số thay đổi. Trong đó, thay đổi quan trọng nhất là quy định giảm chỉ tiêu tuyển sinh, giảm sĩ số học sinh/lớp. Theo đó, các trường THPT công lập giới hạn chỉ tiêu tuyển sinh, các trường THPT ngoài công lập bị siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh, nhiều trường chỉ được phép tuyển 40 học sinh. Để nâng cao chất lượng dạy và học, Sở GD-ĐT Hà Nội quyết định giảm sĩ số trong một lớp xuống còn 40 em/lớp. Với trên 75.000 học sinh tốt nghiệp THCS tham dự tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, mà các trường công lập chỉ tuyển khoảng 65% thí sinh dự thi. Như vậy, số còn lại sẽ phải học các trường ngoài công lập, trung tâm GDTX, TCCN hoặc trường nghề.
Theo ANTD
Học sinh, giáo viên Việt Nam cùng hát Quốc ca
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo vừa yêu cầu các cơ sở giáo dục đào tạo triển khai thực hiện nghiêm túc một số nội dung, trong đó có việc hát Quốc ca tại lễ chào cờ...
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo do Thứ trưởng Đào tạo Trần Quang Quý ký thay yêu cầu, tại Lễ chào Cờ Tổ quốc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, toàn thể cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên hát Quốc ca.
Đồng thời, nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh, sinh viên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức đoàn thể khác trong các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức cho học sinh, sinh viên tập hát Quốc ca, đảm bảo 100% học sinh, sinh viên hát đúng nhạc và lời Quốc ca.
Bộ Giáo dục cũng yêu cầu các cơ sở tạo điều kiện cho trẻ Mầm non được nghe Quốc ca thường xuyên.
Tại Lễ chào Cờ Tổ quốc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, toàn thể cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên hát Quốc ca.
Đồng phục: Chỉ quy định mẫu mã để phụ huynh tự may, sắm
Ngoài ra, Bộ Giáo dục cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục đào tạo tiếp tục thực hiện các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trở thành các hoạt động thường xuyên trong các nhà trường.
Các cơ sở giáo dục đào tạo cũng cần tổ chức cho học sinh, sinh viên trực nhật lớp, chăm sóc cây xanh, khuôn viên, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường, phòng học, ký túc xá xanh - sạch - đẹp - thân thiện - văn minh; tổ chức cho học sinh, sinh viên thường xuyên tham gia các hoạt động lao động tập thể phù hợp với từng lứa tuổi và điều kiện của từng địa phương nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục tình yêu lao động, tinh thần tự nguyện và chia sẻ vì cộng đồng.
Bộ Giáo dục đào tạo cũng yêu cầu các đơn vị xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, quy định cụ thể mối quan hệ, ứng xử đúng mực, thân thiện giữa các cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên; Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để duy trì và đảm bảo hiệu quả các hoạt động ngoại khóa tập thể có tính cộng đồng - xã hội để học sinh, sinh viên được hoạt động trải nghiệm thực tế, góp phần giáo dục nhân cách, kỹ năng sống và định hướng thẩm mỹ lành mạnh cho học sinh, sinh viên.
Công văn của Bộ Giáo dục cũng nhắc nhở các trường cần duy trì nền nếp tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ vào tất cả các ngày học chính khóa; sử dụng các bài tập thể dục buổi sáng và giữa giờ hiện có hoặc biên soạn mới phù hợp với độ tuổi của học sinh.
Bộ Giáo dục Đào tạo yêu cầu đảm bảo kỷ cương trong nhà trường, khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm, tình thương của thầy giáo, cô giáo đối với học trò...
Một vấn đề cũng rất đáng lưu ý, đó là vấn đề tổ chức mặc đồng phục của học sinh, sinh viên. Theo đó, Bộ Giáo dục chỉ thị, nếu có nhu cầu thì cơ sở giáo dục, đào tạo chỉ quy định về mẫu mã để gia đình học sinh tự may, sắm. Bộ cũng yêu cầu các trường không thay đổi quy định đồng phục để thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí.
Sẽ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Để tổ chức thực hiện những yêu cầu trên, Bộ Giáo dục Đào tạo yêu cầu các đơn vị chỉ đạo, phổ biến Chỉ thị đến toàn thể cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên và hướng dẫn các cơ sở giáo dục, đào tạo nghiêm túc triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, Bộ Giáo dục yêu cầu các đơn vị tăng cường vai trò giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách đội, cố vấn học tập và các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên...
Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo và Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị. Trong khi đó, Vụ Công tác học sinh, sinh viên có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các vụ bậc học và các đơn vị liên quan sẽ kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị.
Mỹ Hạnh
Theo_VnMedia
Giáo viên mầm non lần đầu tiên được tôn vinh Ngày 8-5, lần đầu tiên Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc được Bộ GD-ĐT tổ chức nhằm tôn vinh giáo viên dạy giỏi ở bậc học mầm non trong cả nước. 240 giáo viên mầm non xuất sắc được các Sở GD-ĐT lựa chọn từ hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố đã mang...