Băn khoăn quanh cây cầu Long Biên
Mấy ngày nay, dư luận bàn nhiều về việc Bộ GTVT đề xuất 3 phương án cầu cho tuyến đường sắt đô thị số 1 vượt sông Hồng, trong đó cân nhắc việc bảo tồn toàn bộ hay một phần cầu Long Biên cũ. Đã có những lo ngại, nếu ý tưởng này được hiện thực hóa, liệu có làm hỏng đi cây cầu – một trong những biểu tượng của Hà Nội.
Quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đều trình bày không chỉ có tuyến đường sắt đô thị mà còn nhiều tuyến đường sắt đi Lạng Sơn, Hải Phòng, Lào Cai đều vượt sông Hồng theo hướng này và có gợi ý thêm cầu mới ở phía Bắc cầu Long Biên. Vào tháng 7-2010 JICA (Nhật Bản) đề xuất tuyến đường sắt đô thị số 1 và 2 có vị trí ga Nam cầu Long Biên. Như vậy vị trí cầu Long Biên cũ không chỉ liên quan tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 1 mà còn kết hợp ĐSĐT với đường sắt kết nối ngoại tỉnh, đó là chưa kể đến mạng lưới đường sắt thường và tốc độ cao trong định hướng quy hoạch vùng Thủ đô… Do vậy, phương án 1 chỉ với 1 tuyến ĐSĐT mà phải làm cầu mới tại vị trí cầu Long Biên cũ đồng thời di dời 9 nhịp cầu cũ ra nơi khác để bảo tồn, có thể là xa xỉ và bảo tồn nửa vời.
Quy hoạch đường sắt Hà Nội đi các tỉnh qua cầu mới ở Bắc cầu Long Biên
Cầu Long Biên cũ có thể gánh vác nhiệm vụ mới?
Cầu Long Biên được xây dựng cách đây hơn 100 năm, cây cầu như một chứng tích lịch sử, với bao thăng trầm, biến thiên diễn ra trên mảnh đất kinh kỳ này. Cây cầu từng bị phá hoại do chiến tranh, thiên nhiên và đã lâu không được bảo trì đúng cách nên đã hư hỏng xuống cấp nhiều. Nếu chỉ bố trí tuyến đường sắt đô thị (3 -5 toa chở hành khách), tàu du lịch, hai bên để đi bộ và xe thô sơ thì may ra cây cầu cũ có thể đảm trách được, tất nhiên là cần gia cố, phục chế những nhịp cầu chắp vá thành như xưa, các mố cầu cũng cần gia cố… như phương án 2 mà Bộ GTVT đề xuất là có cơ sở. Thế nhưng, nếu chỉ đáp ứng nhu cầu giao thông mà nâng cấp quá đà, làm biến dạng thì rủi ro làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử – văn hóa là rất dễ xảy ra. Mặt khác, mới chỉ có một tuyến đường sắt đô thị, còn các tuyến đường sắt khác có trong quy hoạch hay lối đi ô tô – xe máy chưa đề cập, vậy phương án 2 là chưa thỏa đáng.
Phương án 3 cũng theo kịch bản này, trong đó chỉ lưu ý bảo tồn 9 nhịp cũ còn các nhịp mới sửa lại sau khi bị bom phá hủy không bảo tồn…Vậy là có một cây cầu Long Biên mới “tân cổ giao duyên”. Phương án này cũng khó chấp nhận.
Tuyến đường sắt nội đô số 1 từ Ga Hà Nội đi qua vườn hoa Hàng Đậu
lên phía Bắc cầu Long Biên do JICA đề xuất tháng 7-2010
Video đang HOT
Bảo tồn và phát triển
Sau một thế kỷ tồn tại với bao thử thách, cây cầu đang đứng trước thời khắc đầy khó khăn: cũ kỹ, ọp ẹp… giữa Hà Nội như một bài toán đố, áp lực giao thông đô thị gia tăng hàng ngày trong khi kinh phí cũng chẳng dư dả gì .
Khảo cứu những tài liệu liên quan đến các dự án giao thông quanh cầu Long Biên cách đây 100 năm, đó là bản vẽ năm 1908 đường nối lên cầu của cơ quan thương mại và dịch vụ công cộng đi qua đình và chùa Phúc Lâm tô màu đỏ. Sau những cân nhắc, các tuyến không đi qua đây, mặc dù chùa Phúc Lâm số 120 Yên Phụ cũng mới được sang sửa cùng thời. Chúng ta có thể thấy những kinh nghiệm nghiên cứu thận trọng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị cũng như bảo tồn di sản văn hóa lịch sử. Từ những bài học trong quá khứ và những yêu cầu của tương lai, nên chăng phương án thực hiện các dự án vượt sông Hồng cần kết hợp phương án 1&2: Cầu cũ làm lại như cũ, giảm tải trọng: tàu du lịch, đường sắt đô thị tuyến 1, đi bộ – xe đạp kết hợp các lối đi ra bãi giữa sông Hồng. Cầu mới xây cách tim cầu cũ 85m về phía thượng lưu đương săt đôi chay ơ giưa, ô tô xe máy hai bên. Cầu mới đáp ứng các nhu cầu giao thông cho hàng trăm năm với kết cấu hiện đại đáp ứng các kịch bản phát triển giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy.
Ngày Quốc tế Bảo tàng 2014 có chủ đề là: “Museum collections make connections”, được hiểu nghĩa trực tiếp là “Sưu tập bảo tàng tạo ra những kết nối”. Cầu Long Biên là một hiện vật khổng lồ trong bộ sưu tập hiện vật lịch sử – văn hóa đô thị Hà Nội – nó có thể và cần thiết trở thành cây cầu kết nối quá khứ tới tương lai. Và đương nhiên, cho dù cây cầu có giá trị văn hóa lịch sử quan trọng đến bao nhiêu chăng nữa thì một khi đã xác định đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng thì cầu Long Biên cũ hay mới đều phải có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu giao thông.
Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào: “Phải bảo vệ cầu Long Biên như một di sản”
Cầu Long Biên chưa được Nhà nước xếp hạng thành di sản. Theo tôi đó là một thiếu sót rất lớn. Vừa khó khăn cho công tác bảo tồn, vừa là điều gì đó rất đáng ngạc nhiên vì một di sản có giá trị như vậy lại chưa được xếp hạng về mặt pháp lý. Mặc dù chưa phải là di sản chính thức nhưng những người có trách nhiệm, những người có văn hóa đều cho nó là di sản rồi. Mà nếu là một di sản chính đáng thì phải tuân theo Luật Di sản – trong đó tiêu chí quan trọng nhất là giữ nguyên giá trị nguyên gốc của di sản, tránh can thiệp, tránh làm biến dạng di sản. Kể cả những nhịp đã gãy mất cũng phải để nguyên vì nó chứa đựng những câu chuyện lịch sử trong đó. Cầu Long Biên là vật thể bằng kim loại, để bảo tồn nó chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của những nước tiên tiến, trên cơ sở phải có chuyên gia về vật liệu, hóa học, hóa chất, về sinh thái… Bên cạnh đó có kế hoạch duy tu bảo dưỡng thường xuyên, miễn là không ảnh hưởng đến sự xuống cấp của nó.
Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam: “Đừng biến cây cầu thành vật thể ngắm nhìn”
Cầu Long Biên là cây cầu lịch sử, làm nên nội hàm văn hóa của thành phố Hà Nội. Không chỉ là con đường giao thông phục vụ nhu cầu sử dụng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đóng góp vào sự hình thành của Thủ đô Hà Nội. Tôi không tán thành phương án phá bỏ hay xây mới cây cầu, vì bất cứ vị trí nào thì cũng hoàn toàn không ổn. Hãy để nó đúng là một cây cầu, trên cơ sở bảo tồn nhưng vẫn giữ giá trị sử dụng của nó, đưa nó trở thành cây cầu cho người dân đi bộ. Nếu bảo tồn, chúng ta phải khôi phục hình ảnh ban đầu của nó. Những đoạn bị hư hỏng do bị ném bom thì chúng ta có thể cải tạo, sau này có thể để chú thích hoặc chỉ dẫn. Phải làm một hệ thống lâu dài chứ không thể “bảo tàng hóa” mà biến cây cầu thành một vật thể ngắm nhìn.
Theo ANTD
Di dời cầu Long Biên để xây cầu vượt đường sắt mới?
Bô Giao thông Vận tải vưa co văn ban gửi liên Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng UBND Thành phố Ha Nôi vê phương an vi tri xây câu vươt Hông thuôc dư an xây dưng đường săt đô thi sô 1 Yên Viên - Ngoc Hôi (Ha Nôi) giai đoan I.
Đáng chú ý, trong văn bản trên, đơn vị đầu ngành về giao thông đưa ra 3 phương án liên quan đên viêc xây mơi, bao tôn câu Long Biên do tuyên đương săt nay co hương tuyên trung vơi tuyên đương săt hiên co tư Ha Nôi sang Gia Lâm (qua câu Long Biên).
Theo đó, với phương án 1 được Bộ Giao thông vận tải đưa ra la xây dưng câu mơi tai vi tri tim câu Long Biên hiên tai và di dơi 9 nhip câu cu vê phia thương lưu đê bao tôn.
Bộ Giao thông vận tải cho rằng, vơi phương an nay, câu mơi se co kêt câu hiên đai, phu hơp vơi xu thê phat triên công nghê, ky thuât xây dưng câu cua thê ky 21. Câu dung cho ca đương săt va đương bô gôm đương săt đôi chay giưa, hai bên canh ga danh cho đương ôtô (xe buyt), xe may va xe thô sơ. Con 9 nhip câu Long Biên đâu câu phia Ha Nôi con nguyên ban se di dơi vê phia thương lưu (cach câu hiên tai 85m) đê bao tôn.
Cầu Long Biên sẽ được khôi phục theo hướng phát triển giao thông đô thị. Ảnh: VnE
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, với phương an này, câu Long Biên hiên nay se đươc bao tôn dang bao tang băng cach gia cô, sưa chưa (nguyên ban) đê khai thac đương bô 2 bên câu phuc vu cho du lich bai giưa sông Hông, đương săt ơ giưa se đăt đâu may đê lam bao tang lưu giư net cô kinh xưa cua câu Long Biên-Ha Nôi.
Ngoài ra, câu cu se đươc đăt trên mô tru xây mơi mô phong hinh dang như cu đông thơi xây dưng 2 trân đia phao phong không cao 11,5m trên bai cat nôi giưa sông Hông va đăt u phao mô phong vê lich sư hao hung cua ngươi Ha Nôi trong 12 ngay đêm cua trân chiên "Điên Biên Phu trên không" năm 1972.
"Phương án 1 sẽ tốn khoảng 867 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và xây dưng cân đến 7.982 tỷ đông," văn bản của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ.
Phương an 2 Bộ Giao thông Vận tải đưa ra la xây dưng câu mơi tai vi tri tim câu hiên tai co kêt câu nhip dan thep tương tư cua câu Long Biên hiên nay như thiêt kê ban đâu năm 1902. Câu mơi đươc dung cho ca đương săt, đương bô (đương săt đôi chay ơ giưa, ô tô, xe may, xe thô sơ đi hai bên canh ga).
Theo phương an nay, viêc bao tôn câu cu la bao tôn sông theo quan điêm bao tôn va phat triên. Xây câu mơi co hinh dang tương tư câu cu nhưng công năng thay đôi va công trinh vân khai thac theo nhu câu phat triên giao thông đô thi. Phương án này cần khoảng 867 tỷ đồng giải phóng mặt bằng và cần 9.094 tỷ đồng để xây dựng.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra phương an 3 la xây dưng câu mơi co môt phân vi tri tai tim câu hiên tai, giư nguyên cac nhip câu cu đê bao tôn.
Cụ thể, cac nhip câu mơi đâu phia Gia Lâm se đi trung tim câu hiên tai do cac nhip câu phia nay đa bi bom My đanh hong nên không co kha năng bao tôn; đâu phia Ha Nôi se xây cac nhip cach tim câu hiên tai khoang 30m vê phia thương lưu đê tranh xâm pham đên câu Long Biên hiên tai. Thưc hiên phương an nay se giư lai 9 nhip câu con nguyên ban phia Ha Nôi đê bao tôn mang tinh nguyên ban, nghia la giư nguyên câu cu không thay đôi vi tri va kêt câu.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cũng nhìn nhận, phương án 3 này phải cần đên số tiền là 989 tỷ đông giải phóng mặt bằng và cân 9.389 tỷ đông xây dựng, gần tương đương với phương án 2.
Trên cơ sở so sánh tổng hợp các phương án kết cầu và bảo tồn cầu Long Biên cũ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, ca 3 phương an trên diên tich chiêm dung đât cua dư an khoảng hơn 60.000m2 va di dơi hơn 600 nha dân.
"Sau khi có sự so sánh giữa các phương án, Bộ Giao thông Vận tải nhận thấy phương an 1 co ưu điêm vươt trôi vê kinh tê, ky thuât, kiên truc va bao tôn câu Long Biên cu cung như vê giai phong măt băng," Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định.
Cầu Long Biên được người Pháp xây dựng từ năm 1898. Trong những năm 1898 - 1903 chỉ có xe lửa chạy giữa và 2 bên là đường bộ hành. Sau đó 3 năm tiếp theo mới mở dần ra hai bên và đến năm 1930 xe ôtô mới được phép qua cầu. Hiện nhiều mấu trụ cầu bị hư hỏng, xuống cấp. Từ nhiều năm nay, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty đường sắt Việt Nam nghiên cứu phương án khôi phục cây cầu là biểu tượng văn hóa của người Hà Nội này.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Vượt sóng to đưa bệnh nhân vào đất liền cấp cứu Trưa 26.12, tàu cao tốc An Vĩnh 01 đã vượt sóng đưa một thai phụ vào đất liền cấp cứu. Ảnh minh họa Bệnh nhân là chị Phan Thị Hiền (31 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi) nhập viện trong tình trạng nôn mửa, người tím tái... Sau khi được các y bác sĩ Trung tâm y tế...