Băn khoăn khi chuẩn bị đi lấy chồng xa xứ
Bạn bè gia đình đều khuyên tôi nên suy nghĩ chín chắn, lấy chồng xa sẽ khổ nhiều lắm.
ảnh minh họa
Tôi năm nay 28 tuổi đang sống và làm việc tại Hà Nội, có người yêu kém một tuổi nhưng đang sống và làm việc trong quê ở Nghệ An. Chúng tôi yêu nhau từ năm thứ hai đại học cho đến giờ cũng 6 năm rùi. Giờ đây khi cả hai có công việc tạm ổn thì tôi nghĩ đến việc lập gia đình.
Ban đầu anh còn nói chưa nghĩ đến lập gia đình. Nhưng khi tôi phân tích công việc, và mức độ tuổi tác anh nói đã hiểu tất cả. Nhưng vấn đề cả hai đang phân vân không quyết định được là cưới rồi chúng tôi sống ở đâu.
Tôi có công việc với mức lương tạm ổn ở Hà Nội, gia đình tôi cũng ở đây, sinh hoạt, bạn bè cũng vui. Nên tôi đề cập muốn anh ra ngoài này sống và tìm việc, bố mẹ cũng nói cho đất xây nhà. Nhưng tính anh ngại thay đổi nói ra khó xin việc và cuộc sống vợ chồng ở trọ vất vả và anh cũng không thích sống ở nhà tôi.
Bạn bè gia đình đều khuyên tôi nên suy nghĩ chín chắn, lấy chồng xa sẽ khổ nhiều lắm. Rồi việc rời xa gia đình cũng sẽ vất vả. Sau nhiều thời gian suy nghĩ tôi đã nói sẽ cưới rồi cố gắng tìm việc trong quê anh để được sống cùng anh. Nhưng tôi và anh rất mơ hồ về cái tương lai tự vẽ ra. Bởi theo anh nói trong thành phố Vinh ít cơ hội tìm được việc làm, tôi thì đang làm ngành điện.
Chúng tôi cũng từng nghĩ đến việc chia tay dù vẫn còn yêu. Nhưng cả tôi và anh đều không quyết đoán, và giờ cứ dùng dằng không quyết được. Tôi biết cứ kéo dài mối quan hệ này mà không có kết quả, người chịu đau khổ nhất là tôi. 28 tuổi tôi thấy sợ làm lại từ đầu. Rồi lại nghĩ nếu chia tay anh, nếu cưới người khác tôi sẽ thấy hối hận vì đã không quyết tâm cưới người mình yêu. Tôi thấy bế tắc quá. Tôi có nên tiếp tục mối quan hệ này không?
Theo VNE
Video đang HOT
Người Việt ở Ukraine: Tết ảm đạm nhưng chan chứa tình đồng hương
Đối với 10.000 người ở Ukraine, Tết là khoảng thời gian ngắn ngủi để họ nhìn lại những biến cố đã xảy đến với họ trong năm vừa qua.
Tết ảm đạm
Người Việt ở khắp nơi trên thế giới đang hướng lòng mình về quê hương trong những ngày giáp Tết này. Sắm Tết, nhớ Tết là tâm trạng chung của những người Việt xa xứ.
Tuy nhiên, với một cộng đồng người Việt gần 10.000 người ở Ukraine, Tết là khoảng thời gian ngắn ngủi để họ nhìn lại những biến cố, thăng trầm đã xảy đến với cuộc sống của họ trong một năm khi đất nước Ukraine xinh đẹp đã không còn được yên bình như trước.
Làng Stariskogo - một trong hai địa điểm gói bánh "bánh chưng từ thiện".
Tết đến với những người Việt ở Ukraine năm nay yên ắng và ảm đạm hơn rất nhiều so với những năm trước. Với những người Việt sống ở vùng chiến sự miền Đông Ukraine, họ đang phải sống trong những ngày tháng thấp thỏm lo âu, dù đã có lệnh ngừng bắn.
Anh Tiên Trinh, người Việt sống ở vùng chiến sự miền Đông Ukraine cho biết, những năm trước, cứ khoảng 20 tháng Chạp, mọi người tất bật chuẩn bị các thứ như gạo nếp, lá dong, hay rủ nhau vào rừng chặt các cành đào, mơ, mận về cắm đúng ngày Tết Nguyên đán. Còn năm nay, vì chiến tranh, mọi người không có điều kiện để mua sắm, đường sá đi lại nguy hiểm nên Tết đến có gì dùng nấy, miễn sao bảo đảm an toàn.
"Mong tổ tiên lượng thứ và phù hộ cho bà con cộng đồng vượt qua những giai đoạn khó khăn này", anh Tiên Trinh bùi ngùi.
Anh Nguyễn Long, cũng sống ở vùng chiến sự Donetsk cho hay, tình trạng mất điện, mất nước ở Donetsk xảy ra như cơm bữa, sẽ chẳng còn hương vị Tết nếu phải sống trong cảnh tối tăm và thiếu thốn.
Tại Kharkov, chị Trần Thị Kim Loan chia sẻ, Tết năm nay sẽ giản dị đến mức tối đa. Chị đã tự tay muối dưa hành một tuần trước Tết. "Cỗ đêm giao thừa cũng có gà, xôi, chả giò, dưa hành, nhưng thay vì ăn Tết 3 ngày như mọi năm, năm nay gia đình tôi chỉ đón giao thừa, và ngày mùng 1 đi thăm bà con họ hàng là hết Tết", chị Loan nói.
Nghĩa tình đồng hương trong vùng chiến sự
Tại Odessa, nơi có số lượng người Việt sinh sống đông hơn cả, nên không khí Tết Việt được cảm nhận rõ rệt hơn. Tuy không trực tiếp nằm trong vùng chiến sự, nhưng đời sống của người dân nơi đây cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì chiến tranh kéo dài. Nhưng Tết Nguyên đán là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất. Do vậy, cộng đồng người Việt ở đây vẫn cố gắng chuẩn bị Tết với những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Khung cảnh nhộn nhịp ở khu nhà luộc bánh chưng.
Các nồi tôn chuyên dụng tự gò lấy để nấu bánh chưng.
Đặc biệt, vào dịp Tết năm nay, Ban từ thiện cộng đồng người Việt Odessa tổ chức gói "bánh chưng từ thiện" vừa để cho bà con có bánh chưng ăn Tết, vừa để gây quỹ cho các hoạt động từ thiện.
Vì số lượng bánh chưng lên đến hơn 600 cái, do vậy việc gói bánh được chia ra tại 2 "công trường" - Làng Sen và Làng Stariskogo. Đây là 2 nơi ở Ukraine tập trung nhiều người Việt Nam nhất.
Quanh bàn gói bánh chưng, chủ đề sôi nổi nhất vẫn là chiến sự vùng Donbass. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có một điểm chung là mọi người đều quý trọng đất nước và con người nơi đây và đều mong có hòa bình để yên ổn làm ăn và sinh sống.
Mẻ bánh 100 cái đầu tiên"xuất xưởng".
Đặc biệt tại đây, các bậc phụ huynh đã tổ chức cho các cháu nhỏ tự tay gói bánh từ thiện với khẩu hiệu "Vui Tết cổ truyền, giữ gìn văn hóa truyền thống". Các cháu nhỏ rất háo hức nghe cha mẹ kể về sự tích, ý nghĩa bánh chưng xanh.
Các cháu nhỏ đang học cách gói bánh chưng.
Anh Văn Lê, người Việt sống trong Làng Sen, người tham gia đợt gói bánh chưng từ thiện lần này cho biết, bánh chưng xanh không chỉ đến tay các gia đình người Việt ở Odessa, bánh còn được gửi đến tận các gia đình người Việt ở những thành phố khác.
Anh Lê trước từng sống ở Donetsk, sau này di tản lên Odessa. Anh vẫn canh cánh trong lòng nỗi nhớ về những người đồng hương đang sống ở vùng xung đột.
Anh Lê chia sẻ: "Tôi chỉ mong những chiếc bánh chưng của mình sẽ vượt được chặng đường xa xôi và đầy nguy hiểm để đến được với những người anh em của mình đang sống ở Donetsk"
Theo Lê Thái Kỳ - Hạ Anh (Danviet.vn)
Băn khoăn khi chuẩn bị lấy chồng xa xứ Bạn bè gia đình đều khuyên tôi nên suy nghĩ chín chắn, lấy chồng xa sẽ khổ nhiều lắm. Tôi năm nay 28 tuổi đang sống và làm việc tại Hà Nội, có người yêu kém một tuổi nhưng đang sống và làm việc trong quê ở Nghệ An. Chúng tôi yêu nhau từ năm thứ hai đại học cho đến giờ cũng...