Bán khăn Trung Quốc gắn mác hàng Việt, Khaisilk đối mặt hình phạt nào?
Các luật sư đưa ra ý kiến nhận định các trường hợp pháp lý Khaisilk sẽ phải đối mặt nếu bị xác định mua khăn “ Made in China” gắn mác hàng Việt bán cho khách.
Cơ quan chức năng xác minh thông tin Khaisilk thay đổi nhãn mác khăn lụa từ “Made in China” sang “ Khaisilk made in Vietnam”.
Sản phẩm giả mạo về nguồn gốc là hàng giả
Vừa qua, một người tiêu dùng phản ánh, một cửa hàng tại Hà Nội của Tập đoàn Khaisilk bán khăn vừa có mác “KHAISILK – Made in Việt Nam” vừa có mác “Made in China”. Ngoài ra, khách hàng còn phát hiện nhiều chiếc khăn khác của Khaisilk có dấu hiệu của việc cắt mác cùng màu với dòng chữ “Made in China”.
Sau khi báo chí phản ánh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường kiểm tra vụ việc liên quan đến xuất xứ hàng hóa của Tập đoàn Khaisilk.
Liên quan tới sự việc trên nhiều bạn đọc thắc mắc, trong trường hợp cơ quan chức năng xác định Khaisilk có hành vi mua khăn có xuất xứ Trung Quốc nhưng gắn nhãn mác “Made in Việt Nam” thì xử lý như thế nào?
Trao đổi với PV, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) và luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty luật INTECO) cho biết, nếu Khaisilk có hành vi nhập khăn có xuất xứ Trung Quốc về sau đó gắn nhãn mác “Made in Việt Nam” để bán ra thị trường thì sẽ bị xử lý về hành vi buôn bán hàng giả.
“Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ) nêu ra một số đặc điểm để nhận diện hàng giả, trong đó có nêu rõ hàng giả là hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
Như vậy, nếu Khaisilk nhập khăn lụa từ Trung Quốc về rồi cắt mác “made in China” đi sau đó gắn mác Khaisilk với chỉ dẫn nguồn gốc là “made in Việt Nam” thì sản phẩm này sẽ bị coi hàng giả bởi nó đã bị giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất”, luật sư Tuấn Anh nói.
Luật sư Hà Huy Phong cho biết, các doanh nghiệp có hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng tới 30 triệu đồng, tùy vào giá trị hàng hóa.
Các luật sư cũng cho biết, cơ quan chức năng có thể khởi tố vụ án hình sự nếu Khaisilk có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này.
“Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị phạt thấp nhất là 6 tháng tù, cao nhất là 15 năm”, luật sư Tuấn Anh cho biết.
Khi PV đặt câu hỏi, nếu Khaisilk nhập khăn từ Trung Quốc với giá rẻ sau đó thay đổi nhãn mác thành sản phẩm thương hiệu Việt Nam và bán với giá cao gấp nhiều lần thì có vi phạm quy định về thuế không? Luật sư Tuấn Anh cho biết, nếu Khaisilk mua bán sản phẩm doanh nghiệp có hạch toán giá cả, đóng thuế đầy đủ theo đúng quy định pháp luật thì không vi phạm. Tuy nhiên, nếu có gian lận giá mua vào, bán ra sản phẩm, làm sai lệch kế toán dẫn đến hành vi gian lận thuế, trốn thuế thì sẽ bị truy thu thế theo quy định pháp luật.
Khách hàng khó đòi quyền lợi?
Video đang HOT
Luật sư Hà Huy Phong cho rằng, nếu việc Khaisilk mua sản phẩm Trung Quốc gắn mác “made in Viet Nam” là có thật thì đây là sự lừa dối khách hàng rất nghiêm trọng bởi Khaisilk là một trong những thương hiệu có tên tuổi trong ngành tơ lụa Việt Nam và được quốc tế biết đến.
Luật sư Phong cho biết, theo quy định, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin về sản phẩm khi đưa ra thị trường, trong đó thông tin về nguồn gốc xuất xứ là yêu cầu bắt buộc.
“Cùng một dòng sản phẩm nhưng khách hàng chọn sản phẩm có chữ “Made in Việt Nam” thay vì sản phẩm có chữ “Made in China” vì họ nghĩ rằng, sản phẩm của Việt sản xuất sẽ tốt hơn, cũng có thể họ chọn hàng “Made in Việt Nam” để ủng hộ doanh nghiệp Việt.
Vì vậy, nếu vì lợi nhuận doanh nghiệp mua loại sản phẩm khách hàng vốn đã không mốn sử dụng về rồi gắn mác mình tự sản xuất để bán là điều không thể chấp nhận được”, luật sư Phong nói.
Về việc Chủ tịch tập đoàn Khaisilk cam kết sẽ bồi thường cho khách hàng nếu có mong muốn, luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng, việc chủ doanh nghiệp xin lỗi và hứa hẹn bồi thường có thể ghi nhận. Tuy nhiên, ông đặt câu hỏi trường hợp khách hàng đã mua phải sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc từ Khaisilk đã lâu nay sản phẩm đã hư hỏng, hoặc đã mất có được bồi thường không?
“Nhiều khách hàng chọn mua sản phẩm của Khaisilk vì nghĩ rằng đây là sản phẩm của Việt Nam sản xuất, là sản phẩm thương hiệu lớn, thích hợp để làm quà tặng bạn bè, đối tác. Nhưng giờ họ tá hỏa phát hiện, sản phẩm họ sử dụng hoặc mang tặng khách hàng hóa ra là sản phẩm của Trung Quốc.
Khách hàng lo lắng vì không biết chất lượng sản phẩm ra sao, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không nhưng sản phẩm sử dụng đã lâu nên họ khó mà kiểm tra được chất lượng sản phẩm và chứng minh được thiệt hại để được bồi thường”, luật sư Tuấn Anh nói.
Theo Danviet
Nóng 24h qua: Chủ khăn lụa Khaisilk nhận sai, hứa bồi thường khách hàng
Bí thư tỉnh Sóc Trăng chính thức được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ GTVT và thông tin ông chủ thương hiệu Khaisilk thừa nhận bán khăn Trung Quốc, xin lỗi và hứa bồi thường cho khách hàng là những thông tin "nóng" nhất ngày 26/10.
Bí thư Sóc Trăng làm bộ trưởng Bộ GTVT
Chiều 26/10, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thể làm Bộ trưởng Bộ GTVT. Kết quả, 461/466 đại biểu có mặt đồng ý phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ GTVT với ông Nguyễn Văn Thể.
Trước đó, sáng cùng ngày, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu QH về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ GTVT. QH phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ GTVT bằng thức bỏ phiếu kín.
Ông Lê Minh Khái (bên trái), và ông Nguyễn Văn Thể.
Ông Nguyễn Văn Thể (51 tuổi), quê ở Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Giao thông đường bộ Moskva (Liên Xô cũ) đã làm Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học tổng hợp kỹ thuật Quốc gia Đường bộ Moskva. Năm 2001, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ và được trao bằng Tiến sĩ ngành giao thông đường bộ.
Tháng 6/2013, ông Thể được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ GTVT khi đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Năm 2015, ông Thể được điều động về làm Bí thư tỉnh Sóc Trăng.
Khaisilk thừa nhận bán khăn Trung Quốc
Liên quan đến vụ việc khăn lụa mang thương hiệu nổi tiếng Khaisilk bị tố có xuất xứ từ Trung Quốc, mới đây trả lời báo chí, ông chủ của Khaisilk là Hoàng Khải (ở Hà Nội) đã lên tiếng thừa nhận có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.
Theo ông Khải, hiện nay, Khaisilk không chỉ phát triển kinh doanh mỗi mặt hàng lụa, mà đã hình thành tập đoàn đa ngành với nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước kia lụa là sản phẩm cốt lõi làm nên thương hiệu riêng của ông và tập đoàn. Tuy nhiên, sau khi mở rộng phát triển sang các lĩnh vực khác như bất động sản, ẩm thực, du lịch... mảng lụa tơ tằm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu của tập đoàn và ông đã không chú tâm đầu tư phát triển.
Ông chủ của thương hiệu Khaisilk là Hoàng Khải đã thừa nhận vụ khăn lụa xuất xứ Trung Quốc và gửi lời xin lỗi khách hàng.
"Khi mở rộng ra nhiều lĩnh vực và vùng miền, khả năng quản lý doanh nghiệp của tôi còn hạn chế. Tôi đã không bao quát được tất cả lĩnh vực và gần như không để ý nhiều đến mảng kinh doanh lụa nữa, dù đây là sản phẩm làm nên thương hiệu Khaisilk. Và sai lầm tôi phải chịu. Tôi không trốn tránh gì trách nhiệm mà đang đối diện với những sai lầm của mình. Tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng với tư cách là Chủ tịch tập đoàn", ông Hoàng Khải chia sẻ.
Ngày 26/10, lực lượng Cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp Chi cục QLTT Hà Nội và Công an Hà Nội đã kiểm tra cửa hàng Khaisilk tại địa chỉ 113 Hàng Gai. Tại đây, đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu gian lận thương mại. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra đã thu giữ 52 mẫu sản phẩm. Sau khi đoàn kiểm tra rời đi, cửa hàng của Khaisilk tại 113 Hàng Gai đã đóng cửa.
"Yêu râu xanh" bị chém tới tấp ở rẫy cà phê
Sáng 26/10, Đại tá Hoàng Văn Vân, Trưởng Công an huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết đơn vị đang điều tra 1 vụ hiếp dâm xảy ra tại xã Ea Tam. Cụ thể, ngày 24/10, chị Trần Thị Thi (36 tuổi, ngụ thôn Tam Liên, xã Ea Tam - tên nạn nhân thay đổi) đi làm vườn cho anh trai là anh T.
Chị Thi bị gã hàng xóm thực hiện hành vi đồi bại trong rẫy cà phê (ảnh minh họa)
Lúc này, Nông Văn Hùng (43 tuổi, ngụ cùng địa phương), đi qua rẫy cà phê, thấy chị Thi ở một mình, nên đã nảy sinh ý định giao cấu. Khi Hùng đang thực hiện hành vi đồi bại thì bị anh T. đi kiểm tra rẫy, phát hiện.
Bực tức khi thấy em gái mình bị làm nhục, anh T. đã dùng con dao đang cầm trên tay (dài khoảng 60 - 70 cm) chém 1 phát trúng vào đỉnh đầu, rồi tiếp tục chém vào lưng, khủy tay của Hùng. Bị chém nên Hùng bỏ chạy. Sau đó, nạn nhân đã làm đơn trình báo cơ quan chức năng.
"Biệt phủ" không đứng tên nguyên Phó Thống đốc NHNN
Ngày 26/10, UBND huyện Bình Chánh thông tin, qua xác minh thực tế, biệt thự rộng 2.362m2 nằm trên đường Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh(TP.HCM) này không đứng tên vị cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước như dư luận đề cập.
Biệt phủ nằm ở huyện Bình Chánh TP.HCM có diện tích rộng hơn 2.000m2 được cho là của con gái Cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
Cụ thể, người đứng tên trên giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất là Nguyễn Phước Thiên Anh sinh năm 1995, hộ khẩu 2C, đường Phạm Hữu Chí, P.12, Q.5, TP.HCM. Công trình được cấp phép xây dựng lần 2 có điều chỉnh quy mô vào tháng 6/2015 với diện tích hơn 876m2 tầng trệt, và hơn 467m2 tầng hầm. Công trình có đầy đủ giấy phép hợp pháp, hoàn thành vào tháng 1/2017.
Ông Thanh sinh ngày 23/09/1957, quê ở An Giang. Trước khi về Ngân hàng Nhà nước làm Phó Thống đốc vào tháng 7/2013, ông Thanh là Tổng giám đốc Vietcombank từ năm 2007 - 2013.
Trước đó, dư luận xôn xao về một biệt phủ rộng hàng nghìn m2 tại TP.HCM với nhiều cây bon sai quý được cho là của ông Nguyễn Phước Thanh, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Không có giấy mời đích danh Thứ trưởng Bộ Y tế đến tòa
Chiều 26/10, ông Chu Đăng Trung, phụ trách truyền thông Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết cơ quan này chỉ nhận được giấy từ tòa TP HCM mời đại diện Bộ Y tế và hai cán bộ trực tiếp tham dự phiên xử phúc thẩm vụ án VN Pharma.
"Không có giấy mời đích danh Thứ trưởng Trương Quốc Cường. Ông Cường có vai trò Cục trưởng, Thứ trưởng chỉ đạo, ủy quyền cá nhân tham gia với vai trò là đại diện của Bộ Y tế, không bắt buộc ông Cường phải trả lời ", đại diện Bộ Y tế cho hay.
Ông Chu Đăng Trung, phụ trách truyền thông Cục Quản lý Dược trần tình
Trước đó, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm vụ xét xử phúc thẩm "Buôn lậu", "Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức" tại Công ty VN Pharma diễn ra từ ngày 19/10 đến chiều 26/10.
Theo đó, tòa án triệu đã tập đại diện Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược, nhiều cá nhân liên quan đến vụ án đến thẩm vấn. Theo hội đồng xét xử, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường là một trong những người được triệu tập đến tòa song không có mặt.
Theo Danviet
Quần áo Made in China được sản xuất ở... Triều Tiên Số quần áo này được dán nhãn Made in China và bán cho nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Công nhân Triều Tiên làm việc tại một nhà máy sản xuất giày dép Các công ty dệt may Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều nhà máy của Triều Tiên để tận dụng lao động nước ngoài giá rẻ, theo các thương...