Bản hợp đồng mở đường cho xe “vua” lộng hành đường cấm ở Thủ Đức
Các đoàn xe “vua” liên tục đi vào giờ cấm, đường cấm tại TP. Thủ Đức không phải sự việc ngẫu nhiên mà có sự tính toán, thỏa thuận từ trước.
Đơn vị nhận thầu vận chuyển đất tại dự án King Crown Infinity Thủ Đức không chỉ cam kết chở đất trong khung giờ cấm mà còn là một mắt xích quyết định trong quá trình mua bán đất thải liên tỉnh, phớt lờ quy định đổ thải đúng đánh giá tác động môi trường.
“Đề bài” chở đất trong giờ cấm: Chỉ một doanh nghiệp dám nhận thầu?
Công ty TNHH Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nam Việt (Navicons) là nhà thầu phụ của Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1) tại dự án King Crown Infinity ở số 218 Võ Văn Ngân phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức.
Navicons nhận gói thầu “Kết cấu bê tông cốt thép phần ngầm” sau khi liên danh Tracodi và CC1 chính thức khoan cọc nhồi xong vào đầu năm 2022.
Không chỉ là một nhà thầu xây dựng, Navicons còn tự giới thiệu có thể đảm nhận các hạng mục về hệ thống cơ khí, điện, nước của cả tòa nhà (MEP).
Nhưng những gì Navicons đã thỏa thuận cùng Công ty TNHH thương mại dịch vụ quốc tế Thiên Ý (công ty Thiên Ý) khi thi công dự án King Crown Infinity đã cho thấy sự bất chấp các ràng buộc pháp luật để đạt mục đích kinh doanh.
Nhân viên dự án King Crown Infinity mặc áo có chữ CC1 đứng ra hiệu để các đoàn xe “vua” ra vào dự án.
Theo một nhà thầu phụ của Navicons tiết lộ, tháng 3/2022, sau khi gần như “chắc suất” nhận thầu của CC1 tại dự án King Crown Infinity, ông Dương Hồng Khanh – Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Navicons đã làm việc với ông Huỳnh Quốc Dũng, Giám đốc công ty Thiên Ý để giao thầu công tác vận chuyển đất và xà bần trong quá trình đào thi công 5 tầng hầm của dự án.
Thời điểm này, có không dưới 3 công ty khác đã liên hệ ngỏ lời đề nghị Navicons giao thầu nhưng tất cả đều không giải quyết được tiến độ mà Navicons đề nghị.
Trong số các yêu cầu Navicons đưa ra, có một số “đề bài” chưa từng có tiền lệ trong hoạt động kinh doanh vận tải như việc xe tải phải chạy từ lúc 20 giờ.
Trong khi đó, tất cả các tuyến đường thuộc khu vực 3 của TP. Thủ Đức bao gồm đường Võ Văn Ngân phường Bình Thọ, xe tải nặng chỉ được lưu thông sau 20 giờ 30 phút.
Video đang HOT
Chưa hết, thời điểm này, biển báo cấm xe ô tô và các loại xe cơ giới đã được Sở GTVT TP.HCM cắm cách công trình King Crown Infinity khoảng 60m do đường Võ Văn Ngân đang thi công.
Thế nhưng, Navicons đề nghị các đơn vị muốn nhận thầu phải đảm bảo ít nhất 20 xe tải thường trực để vận chuyển cả ngày lẫn đêm. Nếu đơn vị nào nhận thầu, đồng nghĩa với việc phải chấp nhận cho xe tải xếp hàng dài trên phố.
Sẵn sàng nhồi thêm xe
Đại diện một đơn vị vận tải sau khi khảo sát các tuyến đường xung quanh công trường King Crown Infinity đã phải lắc đầu ngao ngán trước các “đề bài” khó đến vô lý của Navicons.
“Khi nghe đến cụm từ “vận chuyển cả ngày lẫn đêm” của họ, tôi đã nói lại rằng không ai có thể đáp ứng yêu cầu vô lý như vậy”, đại diện đơn vị này chia sẻ.
Lộ trình đổ đất thải từ dự án King Crown Infinity về 136 Bưng Ông Thoàn, P. Phú Hữu, TP. Thủ Đức.
Thế nhưng, vẫn có người đưa ra đáp án cho Navicons. Đó là công ty Thiên Ý, trụ sở tại 51 Hàn Thuyên, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
Địa điểm trụ sở công ty Thiên Ý nằm cùng trong một phường với dự án King Crown Infinity mà Navicons đã nhận thầu.
Không những đồng ý với “đề bài” cực khó mà Navicons đưa ra, giám đốc công ty Thiên Ý còn nhất trí tăng thêm độ khó khi sẵn sàng cam kết huy động thêm 20 đầu xe nữa. Cuối cùng, tổng số phương tiện vận chuyển đất tại dự án King Crown Infinity lên đến 35 – 40 xe tùy thời điểm.
Lộ diện đường dây bán đất liên tỉnh
Sau khi các đoàn xe tải nặng đi đường cấm, giờ cấm vào dự án King Crown Infinity bị Báo Giao thông phanh phui, một đoàn xe khác bỗng dưng xuất hiện thay thế. Đoàn xe này chở đúng tải trọng, thuộc sở hữu của một doanh nghiệp đang đầu tư khu công nghiệp quy mô hơn 300ha với tổng vốn đầu tư 1.850 tỷ đồng và đã góp đủ 600 tỷ đồng. Theo xác minh của Báo Giao thông, thay vì đổ thải tại bãi chứa được ghi trong “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” mà chủ đầu tư đã lập, công ty Thiên Ý của ông Huỳnh Quốc Dũng đã thỏa thuận để một đối tác khác “hô biến” số đất đào hầm đem đi san lấp cho doanh nghiệp khác với giá trị hàng chục tỷ đồng.
Chính bởi thỏa thuận của hai vị giám đốc của Navicons và công ty Thiên Ý dẫn đến cảnh hàng chục xe tải nặng lao qua biển cấm, bất chấp giờ cấm để vào công trình lấy đất.
Chưa dừng lại đó, một số nhân làm việc tại công trình King Crow Infinity còn tiết lộ số lượng 30-45 xe cũng không phải là tối đa. Theo thỏa thuận của cả 2 bên, nếu thực tế thi công mà cả Navicons lẫn Thiên Ý nhận thấy cần phải có thêm xe thì Thiên Ý sẽ bổ sung thêm nữa.
Đứng trên cả Luật
Xác minh của Báo Giao thông, tại công trường thi công dự án King Crown Infinity Thủ Đức, có đến 5 “tầng” giám sát bao gồm: kỹ sư công trình của Navicons, đại diện tổng thầu Tracodi, đại diện nhà thầu chính CC1 và đại diện tư vấn giám sát.
Thế nhưng, những chuyến xe thông biển cấm, giờ cấm đã ngang nhiên xuất hiện. Không những không bị ngăn chặn, mà còn được một đội ngũ nhân viên khoác áo nhà thầu chính ùa ra “đón” vào.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi dựa vào thế lực nào mà giám đốc công ty Thiên Ý có thể sẵn sàng thỏa thuận với bên giao thầu những nội dung đã gián tiếp tự đặt công ty mình đứng cao hơn cả Luật Giao thông đường bộ?
Và trên hết, chủ đầu tư Gia Khang, tổng thầu Tracodi, nhà thầu chính CC1 vì sao chưa có bất cứ chế tài nào dựa trên các hành vi phạm luật mà Navicons và nhà thầu phụ đã tạo ra? Phải chăng, ngoài công ty Thiên Ý ở TP Thủ Đức không còn bất kì công ty nào dám nhận chạy xe trong giờ cấm và lộng hành trên đường cấm?
'Chờ lấy căn cước công dân cả năm trời, hỏi thì công an nói làm lại'
Nhiều người dân phản ảnh làm căn cước công dân gắn chip hơn 1 năm vẫn chưa có, đến hạn trả gọi hỏi nhiều lần không được. Đến công an hỏi thì nhận được câu trả lời phải làm lại khiến người dân bức xúc.
Một trong số nhiều trường hợp phản ảnh không nhận được CCCD gắn chip - Ảnh: Người dân cung cấp
Thời gian gần đây, Tuổi Trẻ Online tiếp tục nhận được nhiều phản ảnh của người dân về việc làm căn cước công dân (CCCD) gắn chip quá lâu nhưng chưa nhận được, có trường hợp phải làm lại và phải đóng phí.
Dữ liệu chưa có, trục trặc
Điển hình, ông Lê Thanh Liêm (59 tuổi, tạm trú phường 3, quận Gò Vấp) làm CCCD tại quận Gò Vấp từ ngày 18-5-2021. Giấy hẹn trả CCCD không để thời hạn, sau hơn một năm chờ đợi, hỏi han nhiều lần, ông Liêm được cán bộ công an thông báo thông tin dữ liệu của ông trên hệ thống cơ sở dữ liệu không có.
"Cán bộ công an cũng nói tôi chưa được cấp số định danh cá nhân trên hệ thống. Họ hướng dẫn tôi phải làm lại từ đầu, từ khâu đăng ký tạm trú lại để có thông tin tạm trú rồi giải quyết làm lại CCCD. Quá khổ sở, rắc rối", ông Liêm than phiền.
Còn anh Nguyễn Ngọc Luân (32 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) bức xúc vì chờ 8 tháng vẫn chưa có CCCD gắn chip, anh lên Công an TP Thủ Đức hỏi thì nhận được câu trả lời "chưa có và phải làm lại".
Anh Luân cho biết làm CCCD ngày 20-10-2021. Giấy hẹn trả cũng không ghi cụ thể thời gian, cán bộ chỉ nói "chờ vài tháng sẽ có". Trong giấy hẹn có ghi số điện thoại nhưng theo anh Luân nhiều lần gọi không ai bắt máy.
Do chờ quá lâu và gọi điện không được nên anh Luân "nóng ruột", buộc phải lên trực tiếp để hỏi. Ngày 14-6, anh đến Công an TP Thủ Đức, địa chỉ 989 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi để hỏi CCCD của mình.
Cán bộ công an tại đây cho biết thẻ CCCD của anh chưa có, yêu cầu anh làm lại từ đầu.
Đóng tiền làm lại CCCD
Trường hợp chị Nguyễn Thị Bích Vân (31 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) cũng chờ nhiều tháng vẫn chưa có CCCD. Chị Vân làm CCCD gắn chip lần đầu tháng 12-2021. Cán bộ hẹn 3 tháng sẽ có và không ghi trong giấy hẹn cụ thể thời gian đến nhận thẻ.
Hết 3 tháng nhưng vẫn chưa thấy CCCD trả về, hằng tuần chị gọi điện cho cảnh sát khu vực phường Hiệp Phú hỏi thông tin thì nhận được câu trả lời chưa có. Đến ngày 3-6, chị lên Công an TP Thủ Đức hỏi về kết quả trả CCCD theo giấy hẹn thì cán bộ trả lời "do trục trặc lúc làm thủ tục nên chưa có". Chị Vân phải làm lại và đóng phí 25.000 đồng.
"Bị lỗi đâu phải do tôi, đáng lẽ công an phải làm lại cho tôi chứ sao thu tôi 25.000 đồng?", chị Vân thắc mắc.
Trường hợp của anh Đoàn Thái Hậu (24 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) làm CCCD gắn chip từ tháng 10-2021 đến nay vẫn chưa có. Anh đã nhiều lần hỏi cảnh sát khu vực nhưng đều nhận câu trả lời "chờ thêm".
Theo một cán bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM, có tình trạng bị lỗi dữ liệu hoặc các lỗi phát sinh trong quá trình tiếp nhận hồ sơ làm CCCD dẫn đến việc chậm cấp CCCD.
Liên quan vấn đề này, một lãnh đạo Công an TP Thủ Đức cho biết trục trặc dẫn đến chậm trả hoặc phải làm lại CCCD do trong quá trình người dân kê khai sai sót thông tin, sai chính tả, phải nhập lại dữ liệu mới làm được CCCD.
Theo vị lãnh đạo này, trong quá trình nhập và lưu dữ liệu vào ổ cứng, do quá tải nên có ổ cứng bị hư, không thể trích xuất dữ liệu. Những người dân có trong danh sách ổ cứng bị hư không làm được thẻ vì dữ liệu không lấy ra được, buộc công an phải sàng lọc lại, người dân phải kê khai lại từ đầu.
"Còn trục trặc về vân tay là không có, do trong quá trình nhập nếu lỗi vân tay thì máy sẽ báo không làm được. Nếu máy nhận vân tay thì cán bộ mới điền dữ liệu được. Đa số không làm được CCCD gắn chip cho người dân do sai cấu trúc, sai dữ liệu", vị lãnh đạo Công an TP Thủ Đức nói.
Thanh tra Chính phủ giải đáp về ranh dự án Thủ Thiêm Chiều 17.6, đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ và các bộ ngành T.Ư tiếp tục có buổi đối thoại, gặp gỡ với 20 người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) còn khiếu nại về nhà, đất nằm ngoài ranh quy hoạch dự án này. Chủ trì buổi đối thoại là Phó...