Bạn học giàu có khuyên tôi: 7 thiết kế này sẽ “cứu vãn” ngôi nhà khỏi sự lộn xộn
Mọi người hãy thử áp dụng 7 thiết kế này, chắc chắn ngôi nhà bạn sẽ lập tức trở nên gọn sạch đáng kể.
Tôi có một người bạn học rất giàu và giỏi. Hiện cậu ấy là giám đốc công ty đi đầu trong lĩnh vực thiết kế & nội thất tại Thành Đô ( Trung Quốc). Gần đây, trong cuộc trò chuyện với bạn học, cậu ấy đã cho tôi những lời khuyên thật sự quý báu để áp dụng vào cuộc sống và hô biến một tổ ấm xinh đẹp, gọn gàng hơn.
Sau đây, tôi muốn chia sẻ với tất cả mọi người về 7 thiết kế giúp “cứu vãn” sự lộn xộn của mọi ngôi nhà.
1. Khu vực lưu trữ thiết bị gia dụng
Các thiết bị gia dụng nhà bếp hầu hết đều sở hữu kiểu dáng nhỏ gọn, nhưng số lượng nhiều vẫn có thể khiến căn bếp trở nên chật chội, bừa bộn như thường.
Để giải quyết vấn đề này, bạn tôi hướng dẫn lựa chọn sử dụng kệ tủ cao làm nơi đựng các thiết bị gia dụng. Ngăn kệ có thể kéo ra nên rất tiện lợi khi sử dụng. Dưới đáy tủ có một ổ điện nên càng dễ dàng để cắm điện và sử dụng các thiết bị, để đảm bảo được tính tiện lợi và gọn gàng.
Nếu không có kế hoạch thiết kế khu vực lưu trữ khi thi công nhà bếp hoặc đơn giản là khu vực bếp quá chật hẹp khiến các thiết bị gia dụng không có chỗ đặt, vậy thì bạn chỉ cần tìm mua các loại kệ di động trên thị trường. Kệ có độ sâu 35cm là đủ để lưu trữ đồ đạc, đảm bảo không chiếm diện tích, cực kỳ hợp lý cho những ai mắc chứng “ám ảnh” về sự ngăn nắp.
2. Khu vực lưu trữ vali
Lưu trữ những món đồ cồng kềnh như vali quả thật là nỗi khổ chung của nhiều gia đình. Cứ nghĩ đến việc chúng bị vứt bừa bãi ở phòng ngủ hay phòng khách là lại thấy chật chội, lộn xộn, chiếm hết không gian.
Thực ra, việc tìm cho vali một chỗ lưu trữ tiện dụng mà không chiếm quá nhiều không gian cũng không phải quá khó khăn. Chẳng hạn, bạn có thể tham khảo cách sau: Tận dụng không gian dưới giường để làm một tủ kéo đựng vali.
Chiếc tủ này có kích thước vừa vặn để chứa một vali 20 inch và một vali 24 inch. Khi muốn lấy đồ chỉ cần kéo tủ ra, vô cùng dễ dàng và thuận tiện.
Hoặc bạn cũng có thể thiết kế một khu vực lưu trữ ở góc dưới của tủ áo để đựng vali. Với thiết kế không có đáy, chỉ cần đẩy nhẹ là vali có thể vào ngay, vừa gọn gàng lại cực kỳ tiện lợi. Cách này không chỉ tiết kiệm không gian mà còn giúp mọi thứ trở nên ngăn nắp hơn, không còn lo vali chiếm diện tích hay làm rối loạn phòng ngủ.
Trong trường hợp bạn có nhiều vali thì nên sắm giá đựng để tha hồ “chứa chấp” đồ đạc. Muốn che đi sự bừa bộn, bạn chỉ cần lắp thêm rèm voan là không gian sẽ trở nên gọn gàng, ngăn nắp.
Video đang HOT
3. Khu vực lưu trữ cho xe đẩy tr.ẻ e.m
Ngày nay, tr.ẻ e.m có quá nhiều loại xe đẩy, từ xe trượt, xe scooter cho đến xe đạp, xe cân bằng, chưa kể đến bạt ngàn các vật dụng khác như đồ chơi, máy tiệt trùng, oto mô hình…
Nếu không thiết kế khu vực lưu trữ những đồ vật này, chẳng mấy chốc căn nhà sẽ trở thành 1 kho chứa đồ chơi của trẻ nhỏ. Vậy nên, chúng ta có thể nhanh chóng tận dụng một góc ban công để đặt hai cây cột và giá đỡ, giúp cất giữ tất cả các loại xe đẩy một cách gọn gàng. Đây quả là 1 ý tưởng vừa sáng tạo vừa tiết kiệm không gian.
Với các vật dụng khác của tr.ẻ e.m, giải pháp đơn giản nhất là thiết kế một tủ lưu trữ chuyên dụng – nơi có thể chứa quần áo, các loại đồ dùng, thậm chí là còn có thể tận dụng làm bàn ăn hoặc bàn thay đồ cho bé.
4. Khu vực lưu trữ ghế
Mỗi dịp lễ Tết hay khi tụ họp gia đình thường sẽ cần những chiếc ghế đẩu, vậy nên nhiều nhà vẫn có thói quen sắm các loại ghế dự phòng. Tuy nhiên, khi không sử dụng đến, những chiếc ghế này có thể sẽ chiếm khá nhiều diện tích nhà.
Cách lưu trữ tôi mới học được đó là tận dụng 1 góc trong tủ bếp để “giấu” ghế ngồi. Đừng quên tính toán kích thước để mua đúng loại ghế có thể vừa vặn với chiều cao của tủ, giúp việc cất giữ trở nên thuận tiện hơn.
Nếu có điều kiện hơn, bạn hãy cân nhắc đến việc thiết kế hẳn 1 tủ chứa đồ ở ban công. Lúc này, các chồng ghế dù cao đến mấy đều có thể dễ dàng lưu trữ ở đây.
5. Khu vực lưu trữ cho robot hút bụi
Robot hút bụi đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện đại, vậy nên đừng quên tạo cho nó một “ngôi nhà”.
Vị trí lý tưởng cho robot hút bụi là trong tủ nhà vệ sinh hoặc tủ chứa đồ ở ban công – nơi có thể dễ dàng kết nối nguồn điện và nước để robot có thể sạc hoặc rửa khi cần.
Hoặc bạn có thể chọn khu vực dưới bồn rửa trong phòng tắm. Nơi này có thể lắp đặt hệ thống nước và điện nên rất thuận tiện để lưu trữ robot hút bụi.
6. Khu vực lưu trữ các loại thực phẩm trong bếp
Những món như gạo, mì, dầu ăn rất nặng và chiếm diện tích. Vì vậy cần thiết kế một khu vực lưu trữ cố định trong tủ bếp để chứa những thực phẩm này, nhằm thuận tiện cho việc nấu nướng cũng như bảo quản thực phẩm không ẩm ướt, nấm mốc.
Bạn tôi chỉ ra rằng có thể dành riêng một khu vực trong tủ bếp để chứa thực phẩm khô như gạo, dầu ăn, gia vị, rượu, trà… Độ sâu thực của chiếc tủ này khoảng 40cm nên có thể đựng được nhiều loại thực phẩm, mọi thứ đều được sắp xếp ngăn nắp và dễ dàng kiểm tra.
7. Khu vực lưu trữ cho quần áo mặc qua một lần
Quần áo mặc qua một lần thường không cần giặt nhưng cũng không thể bỏ vào tủ. Nếu vứt bừa trong góc nhà chắc chắc sẽ khiến không gian trở nên bừa bộn.
Giải pháp của nhiều người đó là tạo một khu vực lưu trữ ngay sau cửa. Chỉ cần 1 góc nhỏ nhưng rất vừa vặn để treo những trang phục đã mặc qua. Và nếu linh hoạt tận dụng không gian, bạn còn có thể thiết kế 1 khoảng trống vừa đủ để chứa vali, nhân đôi sự tiện lợi và tiết kiệm không gian.
Hoặc, bạn có thể thiết kế một không gian riêng trong phòng ngủ, kết hợp kệ treo đồ và ngăn kéo lưu trữ. Cách này cực kỳ tiện dụng để cất những bộ đồ đã mặc qua hay các món đồ linh tinh, giúp mọi thứ luôn ngăn nắp mà không tốn nhiều diện tích.
Nếu phòng ngủ chật hẹp, có một lựa chọn khác cho bạn đó là khoảng trống bên cạnh tủ giày ở khu vực vào cửa. Bạn có thể dễ dàng treo từ 15 đến 18 món đồ mà không sợ gây lộn xộn cho không gian.
Bạn tôi mua căn hộ đã xuống cấp: Ai cũng trách cô ngốc nghếch ngang ngược, chỉ tôi hiểu lý do
Người bạn của tôi hẳn đã có tính toán kỹ lưỡng trước khi "chốt" căn hộ này.
Cô bạn thân của tôi có những sở thích rất kỳ quái, thay vì mua căn nhà đẹp xinh, cô ấy lại chọn mua căn nhà quá đỗi cũ kỹ. Sau một "chầu" cà phê tâm tình với nhau, cô đã chia sẻ rằng chủ đích mua nhà của cô ấy đơn giản là để... thoải mái cải tạo. Bởi, mua nhà đẹp sẵn thì khi sửa sang xong cũng không mấy bất ngờ, nhưng chọn căn "hoang tàn" 1 chút thì cải tạo xong sẽ có cảm giác thú vị vô cùng.
Hiện trạng ngôi nhà khi nhận bàn giao: Cũ kỹ và xuống cấp
Ngay sau đây là màn "biến hình" của cô ấy với ngôi nhà của mình. Mọi người hãy cùng chiêm ngưỡng!
Trong ngôi nhà 85m2, khu vực phòng khách kết hợp ban công chiếm diện tích khoảng 25m2. Bạn tôi mở rộng cửa ban công, tạo thành 1 cửa lớn từ sàn đến trần để 2 không gian được thông nhau, mang đến cảm giác "cơi nới" cho ngôi nhà thêm phần rộng rãi.
Hiển nhiên khi dùng loại cửa này thì phải lắp thêm rèm để đảm bảo tính riêng tư. Cô ấy dùng rèm voan mỏng để không che khuất ánh sáng cũng như không ảnh hưởng tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Mặc dù khó hiểu bài toán kinh tế của người bạn "phú bà", nhưng phải công nhận cô ấy đã decor nhà rất đẹp, với tông trắng kem vừa nhẹ nhàng vừa hiện đại.
Tôi ấn tượng nhất với khu vực bếp. Kỳ thực, trước khi cải tạo tôi không tin 1 khu vực nhỏ hẹp như này lại được dùng để nấu nướng. Nhưng sau khi chiêm ngưỡng màn "lột xác", tôi lại mê tít căn bếp này, bởi nó đẹp miễn chê, rất đầy đủ công năng và thuận tiện cho sinh hoạt.
Bồn rửa đặt ngay dưới cửa sổ nên vừa rửa bát vừa ngắm cảnh quá "chill". Kệ bếp trên dưới đều có đủ nên không lo thiếu không gian để lưu trữ thiết bị gia dụng. Dù đã có cửa sổ to thoáng nhưng bạn tôi vẫn lắp đặt thêm máy hút mùi để đảm bảo khói dầu mỡ được loại bỏ triệt để. Tôi thấy mọi sự sắp xếp đều cực kỳ hợp tình hợp lý.
Căn nhà 85m2 có 2 phòng ngủ, ưu điểm là cả 2 không gian đều có cửa sổ thoáng mát. Ở khu vực này, bạn tôi không trang trí nhiều đồ đạc vì muốn hướng đến sự tối giản. Dù vậy, việc sơn sửa lại tường và sàn nhà cũng như mua mới những món nội thất như giường ngủ, tủ đồ... đã giúp không gian trông đẹp và ấm cúng vô cùng.
Thực tế khi ngắm nhìn 2 không gian này ở ngoài đời, tôi có cảm giác sẽ ngủ rất ngon ở đây. Phải chăng là do phòng ít đồ đạc?
Để tạo cảm giác rộng rãi cho căn nhà, ở những khu vực cửa ra vào, bạn tôi đã bỏ hết các chi tiết khung cửa. Vậy nên phòng tắm nhỏ bé sau khi cải tạo trông to và thoáng hơn hẳn. Khu vực bồn rửa mặt sẽ được "bê" ra ngoài, trong nhà tắm được lắp thêm cửa kính để phân chia không gian tắm gội và vệ sinh.
Tôi phải công nhận dù nhà nhỏ nhưng vị trí nào cũng có cửa sổ, vậy nên bí bách hay ngột ngạt là điều không bao giờ xuất hiện ở ngôi nhà này.
Ban công vốn là nơi đi ra đi vào để ngắm phố xá, nhưng bạn tôi lại thấy thật lãng phí khi để không gian này "trống". Thế là, không ngần ngại, cô ấy quyết định lắp thêm bồn rửa và máy giặt, biến nơi đây thành khu vực làm việc không chính thức. Ngoài ra, cô ấy cũng không quên dùng thêm rèm mành để che chắn đồ đạc khỏi bụi bặm cũng như đảm bảo tính riêng tư cho căn nhà. Đúng là sáng tạo đến mức khó đỡ!
Ngôi nhà di động 'cực chất' từ chiếc xe bán tải Chevrolet 1991 chỉ với 7.500 USD Mơ ước về một ngôi nhà di động nay đã trở thành hiện thực với chiếc Chevrolet 1991 vừa được 'độ' lại. Với mức giá chỉ 7.500 USD, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một căn nhà di động nhỏ gọn, tiện nghi và sẵn sàng cho những chuyến phiêu lưu bất tận. Ý tưởng có thể lang thang khắp thế giới...