Bàn hỗ trợ DN sau dịch Covid -19: Nóng chuyện vay vốn, sử dụng lương dự phòng…
Dịch Covid -19 khiến cho thị trường lao động chịu nhiều ảnh hưởng. Nhu cầu lao động sụt giảm do số doanh nghiệp (DN) rời thị trường nhiều, số lượng lao động thất nghiệp, mất việc làm cao hơn. Trước bối cảnh đó, cần thiết phải có những giải pháp tổng thể để hỗ trợ lao động và DN.
Lực lượng lao động thấp kỷ lục
Chiều 29/6, Bộ LĐTBXH đã tổ chức hội nghị tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn về lao động, việc làm cho các DN do tác động của đại dịch Covid – 19. Theo báo cáo của Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH), số lao động ở Việt Nam bị mất việc làm liên tục gia tăng trong khi khả năng tạo việc làm cả trong và ngoài nước đều gặp khó khăn.
Ông Vũ Trọng Bình – Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, lực lượng lao động thấp kỷ lục, lao động có việc làm có mức giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm cả nước có 62.000 DN đăng ký thành lập mới, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. DN tạm dừng kinh doanh có thời hạn là 29.000, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.
Lao động ngành dệt may đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid -19 (ảnh minh họa). M.N
Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, riêng trong quý I/2020 đã có 35.000 DN rút khỏi thị trường lao động. Đây là con số kỷ lục từ trước tới nay. Hơn 75% số DN phải thu hẹp quy mô lao động và có gần 10% phải giảm tới một nửa lao động so với hiện nay, hàng triệu lao động nguy cơ mất việc làm trong những tháng tới đây.
Theo tính toán sơ bộ, tính đến hết tháng 6/2020 cả nước có hơn 30 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid -19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ việc, giãn việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Trong khi số lao động mất việc làm liên tục gia tăng thì kết quả giải quyết việc làm lại rất thấp. 6 tháng đầu năm chỉ giải quyết việc làm cho 540.000 lao động, đạt 36% so với kế hoạch đặt ra. 6 tháng đầu năm Việt Nam mới chỉ đưa được hơn 33.000 người đi làm việc ở nước ngoài (bằng 60% so với cùng kỳ năm trước).
Video đang HOT
Khó “với” gói 62.000 tỷ
Ông Đỗ Mạnh Tuấn – Trưởng phòng tổ chức cán bộ Tổng Công ty Du lịch Hà Nội cho biết, quý I và quý II, tổng doanh thu của đơn vị là 94 tỷ đồng, chỉ đạt 9% kế hoạch năm và bằng 53% so với cùng kỳ năm 2019. Các khách sạn đã phục vụ hơn 9.000 lượt khách, chỉ đạt 18% kế hoạch năm… “Biện pháp cho người lao động nghỉ luân phiên, vẫn đảm bảo đóng đủ BHXH cho người lao động giúp chúng tôi cơ bản vẫn giữ được lao động nhưng thu nhập giảm sút. Chính vì vậy đơn vị cũng có kiến nghị giảm, hoãn hoặc miễn đóng BHXH” – ông Tuấn.
Số lao động bị mất việc trong 6 tháng đầu năm là 1,4 triệu người, trong đó lao động mất việc làm trong các DN bị phá sản, giải thể, thu hẹp sản xuất là gần 9.000 người. Một số công ty đã phá sản, sa thải hàng nghìn lao động.
Ông Nguyễn Bùi Lâm – Phó trưởng Ban Tổ chức nhân sự Vietnam Airline kiến nghị: “Bộ Tài chính nên xem xét lại cơ chế sử dụng chi tiêu khoản tiền lương dự phòng (tích lũy 17% tiền lương) để các đơn vị có nguồn lực chăm lo, giải quyết tiền lương cho người lao động. Không có lý gì Chính phủ và các bộ ngành đang tìm đủ cách tháo gỡ khó khăn cho DN mà Bộ Tài chính lại không tháo gỡ khó khăn này”.
Đại diện lĩnh vực dệt may thì cho rằng, hầu hết các DN trong ngành chưa thể tiếp cận được các gói hỗ trợ 62.000 tỷ vì các điều kiện quá chặt. Các DN mong muốn, nếu giai đoạn tới sản xuất khó hơn thì sẽ được tiếp cận gói hỗ trợ này.
“Nếu Chính phủ giảm điều kiện tiếp cận vốn vay trả lương cho lao động khi doanh thu giảm 20% trở lên là phù hợp. Điều kiện thứ 2 là tài chính của DN không còn lương, không còn quỹ dự phòng mới được vay vốn là không phù hợp, vì nếu không còn quỹ lương dự phòng thì DN đã phá sản” – ông Trần Mạnh Cường – Phó Trưởng phòng Hành chính Tổng Công ty May 10 kiến nghị.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam, các DN trong hiệp hội kiến nghị thay vì giãn, hoãn đóng BHXH thì nên miễn đóng BHXH và phí công đoàn trong 3 tháng xảy ra dịch. Về điều kiện tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ, ông Nam cho rằng hầu như DN không tiếp cận được. Khi có chủ trương DN rất hào hứng nhưng tới lúc triển khai thì DN bị “hẫng”…
Ông Lê Văn Thanh – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, sau hội nghị này, Bộ LĐTBXH sẽ có tổng hợp, gửi kiến nghị của các DN tới Chính phủ với mong muốn hỗ trợ DN tối đa, để DN tái sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động” – ông Thanh nói.
Không phải đàn ông, phụ nữ mới là đối tượng bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi dịch Covid-19: Lý do là gì?
Mất việc làm ảnh hưởng đến câu chuyện tài chính của phụ nữ. Điều này không chỉ tác động lên đời sống cá nhân của họ mà còn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình.
Tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp đang ảnh hưởng trầm trọng lên mọi mặt của đời sống, đặc biệt nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Hàng loạt công ty phải đóng cửa, hàng triệu lao động trên toàn cầu lâm vào tình cảnh mất việc làm, giảm thu nhập.
Tình trạng chung dễ thấy là thế, vậy đã bao giờ chúng ta tự hỏi giữa phụ nữ và nam giới, ai sẽ chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhiều hơn hay chưa? Câu trả lời chính là những người phụ nữ xung quanh chúng ta. Dưới đây là những tác động mà phụ nữ phải gánh chịu khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt:
1. Thực trạng việc làm của phụ nữ mùa dịch
Ở Mỹ, tỷ lệ phụ nữ làm những công việc bán thời gian và những công việc có thu nhập thấp nhiều hơn nam giới. Và giữa tình hình biến động phức tạp như thời điểm hiện tại, khi nhiều tổ chức và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ đóng bằng, ngừng hoạt động; phụ nữ lại phải đối mặt với nguy cơ mất việc cao hơn nam giới.
Khi phải đối mặt với khó khăn, người sử dụng lao động ở nhiều khu vực cũng sẵn sàng cắt giảm nhân sự nữ trước, sau đó mới đến những nhân viên nam.
2. Vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình
Khi tài chính cá nhân bị biến động do mất việc, cắt giảm lương, phụ nữ lại phải đối mặt với câu chuyện mang tên "không tiền lấy gì mà nuôi gia đình". Bởi lẽ, mặc dù thu nhập giảm nhưng giá cả hàng hóa vẫn giữ nguyên và phụ nữ thường là nhân tố chủ chốt, chi tiêu, sắm sửa hàng ngày trong gia đình.
Một nghiên cứu đã chỉ ra, hơn 70% gia đình có con nhỏ ở Mỹ có dư dả hay không phụ thuộc phần nhiều vào thu nhập của người mẹ. Cho nên, khi thu nhập của mình bấp bênh, phụ nữ buộc phải cắt giảm chi tiêu cho gia đình, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến những đối tượng phụ thuộc, cụ thể là con trẻ.
3. Công việc nhà trong mùa dịch
Thông thường, phụ nữ dành thời gian cho công việc nhà nhiều hơn đàn ông. Trong mùa dịch, không những các doanh nghiệp dịch vụ buộc phải đóng cửa mà hệ thống giáo dục cũng chuyển dịch theo chiều hướng tương tự. Toàn bộ trường học cho học sinh nghỉ, chuyển sang hình thức học tập trực tuyến.
Đứng ở góc độ là người vợ, người mẹ, phụ nữ sẵn sàng hy sinh để có thể chăm có con cái tốt hơn. Nếu bị mất việc, đây là thời điểm để phụ nữ có thể toàn tâm, toàn sức chăm sóc con trẻ và gia đình nhỏ. Nhưng nếu vẫn phải làm việc trực tuyến, công việc của phụ nữ ít nhiều bị xao nhãng hoặc tác động bởi con cái.
4. Nghỉ làm để chăm sóc người bệnh
Đối với những nước có số ca bệnh nhân nhiễm bệnh đang ở mức cao, đặc biệt là Mỹ, phụ nữ còn phải đối mặt với áp lực mang tên "nghỉ làm để chăm sóc người bệnh". Tình trạng cách ly xã hội được ban bố một cách nhanh chóng và buộc công dân các nước phải tuân thủ nghiêm ngặt khiến người bệnh và cả những người không mắc bệnh đối mặt với không ít khó khăn.
Nhiều phụ nữ Mỹ phải nghỉ làm để có thể chăm sóc cho những thành viên đang ốm trong gia đình mình và điều này phần nào tạo nên một áp lực về cả tinh thần lần sức khỏe và tài chính.
5. Phụ nữ đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ và chúng ta nên làm gì?
Nền kinh tế biến động do ảnh hưởng của đại dịch đang khiến phụ nữ gặp phải muôn vàn những khó khăn. Do đó, đứng ở góc độ người sử dụng lao động, các doanh nghiệp nên tạo thêm nhiều điều kiện để phụ nữ có thể tiếp tục công việc mà họ đang làm để có thể duy trì được mức thu nhập ổn định, đồng thời chăm sóc tốt hơn cho những thành viên trong gia đình của mình.
Louis
Bạn trẻ trong mùa dịch Covid-19: Còn việc làm là còn may mắn Trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát, không it bạn trẻ bị mất việc làm nhưng vẫn nhiều người trẻ khác cảm thấy rất may mắn khi vẫn còn giữ được công việc. Cắt giảm nhân viên là tình thế bắt buộc đối với nhiều chủ cửa hàng trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh minh họa: Khánh Nguyễn May mắn vì còn được...