Ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện.
Theo Quy chế, Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về tài chính toàn diện, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp về tài chính toàn diện của quốc gia; giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều phối, đôn đốc, kiểm tra hoạt động tài chính toàn diện và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc nghiên cứu, ban hành, thực hiện chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế, nghiên cứu, xem xét việc thực hiện các khuyến nghị của quốc tế về tài chính toàn diện; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác truyền thông; xây dựng, vận hành trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện đặt tại cơ quan thường trực.
Bên cạnh đó, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động tài chính toàn diện quốc gia, kết quả thực hiện Chiến lước tài chính toàn diện quốc gia theo từng thời kỳ và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Video đang HOT
Về cơ cấu tổ chức, Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện. Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện có nhiệm vụ ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện; phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện và thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, điều hành chung hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện; quyết định triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện; tổ chức và chủ tọa các hội thảo, thảo luận tham khảo ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức và các cá nhân liên quan.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện; điều hành trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện về các nhiệm vụ được giao; giúp Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện điều phối các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện; đôn đốc triển khai, tổng hợp báo cáo về hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện.
Thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, có nhiệm vụ đại diện cho bộ, ngành mình tham gia các hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện phân công; tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện. Trường hợp vắng mặt, phải ủy quyền cho người có đủ thẩm quyền thay mặt tham dự, báo cáo, tham gia đầy đủ ý kiến tại cuộc họp; triển khai đầy đủ các kết luận tại cuộc họp của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện.
Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban, các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện và Tổ thường trực giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị cho SEA Games 31
Làm việc với Tổng cục TDTT vào chiều 15.9, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác chuẩn bị cho việc đăng cai, tổ chức SEA Games 31 đã bị chậm mất 3 tháng. Vì thế tất cả sẽ phải vào cuộc với tinh thần và quyết tâm cao nhất để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Cùng dự buổi làm việc còn có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải, Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn cùng các vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục TDTT.
Theo Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Trần Đức Phấn, trong thời gian qua nhiều công việc chuẩn bị cho việc đăng cai tổ chức 2 Đại hội đã được tiến hành như việc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1616/QĐ-TTg ngày 13.11.2019 về việc tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 và Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 năm 2021 tại Việt Nam; Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 10.3.2020 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 và Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 năm 2021 tại Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị cho SEA Games 31
Trình Ban Chỉ đạo quốc gia quyết định quy mô, địa điểm, thời gian tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games; Quyết định thành lập Ban Tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 và Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 năm 2021 tại Việt Nam và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games; trình Bộ trưởng phê duyệt Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 năm 2021
Bên cạnh đó là việc xây dựng dự thảo quy chế hoạt động của Ban Tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Tổ chức. Dự kiến nhân sự của Trung tâm Điều hành và các Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức 2 Đại hội; dự thảo Quyết định thành lập các bộ phận giúp việc của Ban Tổ chức; trình lãnh đạo Bộ gửi văn bản đề nghị các Bộ, ngành liên quan, UBND thành phố Hà Nội giới thiệu nhân sự tham gia Trung tâm Điều hành và các Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức (sau khi có văn bản giới thiệu nhân sự của các đơn vị sẽ trình thành lập Trung tâm Điều hành và các Tiểu ban).
Cùng dự còn có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải
Đặc biệt nước chủ nhà Việt Nam cũng đã tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến lần thứ nhất Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á năm 2020 trong 2 ngày 21 - 22.7 vừa qua. Hội nghị đã thống nhất với đề xuất của Việt Nam đưa vào SEA Games 31 với 36 môn thể thao. Các nước đề nghị bổ sung thêm 21 môn và 4 phân môn, gồm: Hockey trong nhà, Floorball, Netball, 3 môn phối hợp, Bowling, Lawn bowls, Squash, Rugby 7s, Sailing, Cricket, Đua thuyền truyền thống, Jujitsu, Bóng nước, Esports, Skateboarding, Arnis, Vượt chướng ngại vật, Sambo, Teqball, Kempo, Modern Pentathlon; 4 phân môn: Chinlone, Bóng nước, Bơi nghệ thuật, Soft Tennis. Ngoài ra các công việc chuẩn bị khác liên quan đến tài chính, đầu tư, chuyên môn, kỹ thuật, thông tin, tuyên truyền cũng đã được tiến hành
Chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên công tác chuẩn bị đăng cai 2 Đại hội đã bị chậm mất 3 tháng. Vì thế Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục TDTT hãy vào cuộc với tinh thần và quyết tâm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị.
"Hãy vào cuộc với tinh thần đoàn kết, chiến thắng của SEA Games để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Bên cạnh việc chuẩn bị thật tốt cho việc đăng cai tổ chức, Tổng cục TDTT cần chuẩn bị thật tốt lực lượng tham dự 2 Đại hội. Nên nhớ đây là kỳ SEA Games được tổ chức trên sân nhà nên nhiệm vụ của ngành Thể thao là thành tích phải mang lại niềm vui cho người hâm mộ, nhất là những môn được nhân dân yêu thích như bóng đá, bóng chuyền... Đặc biệt môn bóng đá, dù áp lực vì thành tích là 2 HCV của SEA Games 30 nhưng 2 đội tuyển bóng đá nam, nữ cần phải nỗ lực hết sức để bảo vệ 2 ngôi vô địch, mang lại niềm vui, tự hào cho người hâm mộ", Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói.
Chuẩn bị cho việc đăng cai tổ chức SEA Games 31 là nhiệm vụ trọng tâm của Thể thao Việt Nam trong năm nay
Cũng theo người đứng đầu ngành VHTTDL, không chỉ với môn bóng đá mà tất cả các môn khác cũng đều phải vào cuộc với tinh thần cao nhất, đặt mục tiêu cao nhất, với ý chí và tinh thần chiến thắng trước mọi đối thủ. "Trong lịch sử, chưa bao giờ Thể thao được đặt trên bệ phóng tốt nhất như hiện nay nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và người hâm mộ. Vì thế ngành Thể thao phải hoàn thành nhiệm vụ tổ chức, thi đấu thật tốt tại SEA Games 31 để xứng đáng với lòng mong mỏi của nhân dân cả nước. Chúng ta đã bị chậm trễ 3 tháng vì dịch bệnh Covid-19 nên tất cả hãy làm việc với tinh thần chiến thắng của SEA Games, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, đảm bảo việc chuẩn bị đăng cai tổ chức Đại hội một cách tốt nhất", Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh.
Sáng 15/9, Việt Nam không có ca COVID-19 mới 6h ngày 15/9, Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp mắc COVID-19 mới, số người nhiễm virus corona tại nước ta vẫn là 1063. Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện có 32.578 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly tại nước ta. Trong đó, 459 người cách ly tập trung tại...