Ban hành hướng dẫn giúp học sinh toàn thế giới ngăn ngừa dịch COVID-19
UNICEF hối thúc các trường cung cấp thông tin cho học sinh về việc rửa tay, tránh tiếp xúc với các bề mặt không an toàn, hướng dẫn dùng khăn giấy hoặc phần ngoài cánh tay che miệng khi hắt hơi và ho.
Trường THPT Vĩnh Long (thành phố Vĩnh Long, Việt Nam) đo thân nhiệt cho học sinh ngày 2/3. (Ảnh: Lê Thúy Hằng/TTXVN)
Ngày 10/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã ban hành tài liệu hướng dẫn mới dưới có thể tải được trên mạng Internet nhằm giúp trẻ em chống lại nguy cơ virus có thể lây nhiễm.
Tài liệu kêu gọi các trường học nên tiếp tục mở cửa để có thể giáo dục cho học sinh các biện pháp ngăn ngừa, đồng thời nhấn mạnh “giáo dục có thể khuyến khích học sinh trở thành những “chuyên gia” trong việc ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở nhà, ở trường và ở trong cộng đồng của các em thông qua việc trao đổi với bạn bè về cách thức ngăn ngừa virus lây lan.”
Các tổ chức trên nhắc lại rằng các hướng dẫn an toàn cho các trường học tại Tây Phi khi bùng phát dịch Ebola giai đoạn 2014-2016 đã giúp ngăn chặn sự lây lan của virus trong các cơ sở giáo dục.
UNICEF hối thúc các trường cung cấp thông tin cho học sinh về việc rửa tay, tránh tiếp xúc với các bề mặt không an toàn và hướng dẫn các em sử dụng khăn giấy hoặc lấy phần ngoài cánh tay che miệng khi ho hay hắt hơi, đồng thời lưu ý cần cho học sinh nghỉ học nếu sức khỏe của các em không đảm bảo.
Nếu buộc phải cho học sinh nghỉ học, các trường có thể áp dụng một số phương pháp giáo dục từ xa như phát các bài giảng trên sóng truyền hình, các trường vẫn mở cửa cần tiến hành khử trùng phòng học, đặc biệt là khu vệ sinh, hệ thống nước sinh hoạt và tăng độ thông thoáng không khí.
Việc bảo đảm an toàn cho các trường đang hoạt động hoặc sẽ mở cửa trở lại đòi hỏi phải tính đến nhiều vấn đề, nhưng nếu làm tốt sẽ giúp tăng cường sức khỏe cộng đồng./.
Theo vietnamplus
Video đang HOT
Lý do đo thân nhiệt là chưa đủ trong kiểm soát virus Corona
11 sân bay ở Mỹ đang đo thân nhiệt hành khách để sàng lọc người nghi nhiễm virus Corona chủng mới (nCoV). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng biện pháp này chỉ có tác dụng trấn an và chưa đủ để kiểm soát virus.
Biện pháp chưa đủ
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn virus Corona lây lan tại sân bay quốc tế Cairo, Ai Cập ngày 1/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN (Mỹ), trong số 30.000 hành khách mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) sàng lọc bằng kiểm tra thân nhiệt trong tháng qua, không có người nào có biểu hiện sốt.
Từ lâu, người ta đã tranh luận về hiệu quả của biện pháp kiểm tra thân nhiệt tại sân bay, nhưng theo những gì đã diễn ra ở sân bay Mỹ và theo một nghiên cứu mới của châu Âu, biện pháp này không hiệu quả.
Đầu tháng 2, các nhà nghiên cứu Anh đã đăng một nghiên cứu cho thấy trong gần một nửa thời gian, kiểm tra thân nhiệt không thể phát hiện ai đó nhiễm virus Corona.
Ít nhất một quốc gia là Israel đã không sử dụng biện pháp này vì thấy nó không có ích gì trong thời điểm bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, COVID-19 (nCoV). Trong những năm trước đó, Israel đã kiểm tra thân nhiệt tại sân bay khi xảy ra dịch Ebola, SARS và H1N1 nhưng thấy nó không hiệu quả và không đủ.
Theo Tiến sĩ Itamar Grotto, Thứ trưởng Bộ Y tế Israel, vấn đề nằm ở chỗ thân nhiệt bình thường tạo cảm giác an tâm giả. Hành khách có nhiệt độ bình thường có thể vẫn trong giai đoạn ủ bệnh, có nghĩa là họ nhiễm virus nhưng chưa sốt. Ngoài ra, có một số ít bệnh nhân nhiễm nCoV nhưng không sốt.
Do đó, một số chuyên gia cho rằng kiểm tra thân nhiệt tại sân bay là vô ích. Ông Michael Osterholm, nhà dịch tễ học và là giáo sư tại Đại học Minnesota, nói: "Tôi cho rằng kiểm tra thân nhiệt tại sân bay không có ảnh hưởng lớn tới ngăn chặn hay làm giảm quá trình lây nhiễm. Chúng ta không có dữ liệu nào cho thấy điều đó".
Từ giữa tháng 1, CDC đã áp dụng kiểm tra thân nhiệt tại một số sân bay, trước tiên là với người bay về từ Vũ Hán (Trung Quốc) và giờ là với mọi hành khách ở Trung Quốc Đại lục trong 14 ngày qua.
Sau khi điều tra, CNN phát hiện ra rằng có 10 hành khách bay vào Mỹ và sau này bị chẩn đoán mắc COVID-19. Bốn trong 10 hành khách đã được kiểm tra thân nhiệt ở sân bay và không bị sốt hay có triệu chứng nhiễm virus. Trong đó, hai hành khách bay tới Sân bay Quốc tế Los Angeles và hai người bay tới Sân bay Quốc tế Francisco.
Có 4 người khác trong số 10 hành khách nói trên không được sàng lọc vì họ tới các sân bay Mỹ khi chưa áp dụng biện pháp này.
Ngoài ra, còn một lý do cho thấy kiểm tra thân nhiệt không hiệu quả, đó là bản chất phản ứng của con người.
Sau một chuyến bay dài tới Mỹ, hành khách bắt đầu rát họng, mệt hoặc đau mỏi. Họ có thể cho rằng đó là do mệt mỏi trong chuyến bay hoặc không khí khô trên máy bay. Họ có thể uống thuốc giảm đau và tìm cách quên triệu chứng. Đó là bản chất phản ứng thường thấy của con người.
Khi họ hạ cánh, họ có thể không sốt vì thuốc giảm đau cũng có tác dụng hạ sốt. Do đó, kiểm tra thân nhiệt lúc này sẽ không ích gì.
Kiểm soát bằng cách nào?
Kiểm tra thân nhiệt của hành khách tại nhà ga tàu hỏa ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc ngày 6/2. Ảnh: THX/TTXVN
Tiến sĩ Martin Cetron, Giám đốc Bộ phận Cách ly và Di trú Toàn cầu thuộc CDC, nói: "Tìm người ốm có nguy cơ mắc COVID-19, cảnh báo các hành khách không có triệu chứng rằng họ có thể có triệu chứng sau đó, nhanh chóng phản ứng với bệnh nghi là COVID-19. Đó là những biện pháp mà chúng ta có thể làm để bảo vệ hiệu quả nhất sức khỏe và an toàn cho người Mỹ".
Ngoài kiểm tra thân nhiệt, sân bay cũng phát các thẻ thông tin cho hành khách để khuyến cáo họ theo dõi các biểu hiện sốt, ho, khó thở.
Một số chuyên gia cho rằng chính thẻ thông tin liệt kê triệu chứng bằng tiếng Anh và Trung lại là công cụ chủ chốt để phát hiện trường hợp nhiễm virus, chứ không phải chiếc nhiệt kế.
Trong khi đo thân nhiệt không sàng lọc được bệnh nhân nào mắc COVID-19 ở Mỹ thì thẻ thông tin lại giúp xác định ít nhất hai trường hợp.
Ngày 24/1, một người bay tới San Francisco trong trạng thái khỏe mạnh, không triệu chứng. Người này được phát thẻ thông tin trong đó khuyến cáo kiểm tra thân nhiệt hai lần mỗi ngày và gọi cơ quan y tế nếu sốt, ho hay khó thở. Ngày hôm sau, người này phát triệu chứng.
Khi thấy mình có triệu chứng, người này so sánh với thông tin trong thẻ và biết rằng mình cần làm gì.
Trong trường hợp khác, một người bay từ Vũ Hán tới Los Angeles giữa tháng 1. Anh này cũng được sàng lọc và không có triệu chứng gì, nhận một thẻ thông tin rồi bay tới Mexico ngay lập tức.
Sau vài ngày ở Mexico, hành khách nói trên có việc gia đình gấp ở Trung Quốc và bay về Los Angeles để bắt chuyến bay tới ngay Vũ Hán. Nhưng tại sân bay Los Angeles, người này đã phát bệnh và chủ động thông báo với giới chức y tế tại đó. Một quan chức y tế cho biết hành khách đã đọc thẻ thông tin và nhớ các bước cần làm.
Ngoài ra, CDC cũng thực hiện các biện pháp khác để ngăn virus lây lan. Ngày 3/2, CDC thông báo phần lớn người nước ngoài từng ở Trung Quốc trong 14 ngày qua sẽ bị cấm vào Mỹ.
Công dân Mỹ, người sinh sống lâu dài hợp pháp ở Mỹ và gia đình đã ở Trung Quốc trong 14 ngày qua sẽ chỉ được vào Mỹ thông qua 11 sân bay có sàng lọc y tế.
Theo Thùy Dương/Báo Tin tức
Các chuyên gia: Quét thân nhiệt ở sân bay là vô dụng? Mỹ tới nay không phát hiện ca nhiễm COVID-19 nào từ máy quét ở các sân bay và các chuyên gia nói rằng biện pháp này là vô dụng, vì nhiều người nhiễm virus không bị sốt. Hành khách được kiểm tra thân nhiệt ở sân bay Hong Kong - Ảnh: REUTES 11 sân bay tại Mỹ đang áp dụng biện pháp kiểm...