Bán hàng online: Lo ngay ngáy gặp “cướp”
Kẻ lừa đảo lấy thông tin trên mạng, tự ý giao hàng kém chất lượng cho khách khiến không ít chủ hàng “phát điên” tìm cách đối phó.
Cướp khách…
Những ngày gần đây, trên mạng đang phát tán một clip ghi lại hình ảnh một đôi nam nữ bị một nhóm người quây đánh dã man ngay trên đường phố trung tâm của Hà Nội. Qua những lời lẽ thô tục mà nhóm người trên phát ra, có thể hiểu cặp đôi bị hành hung do bị cho cướp khách, giành lấy đơn hàng từ việc nẫng tay trên thông tin của khách. Cách đây vài tháng, một clip khác ghi lại cảnh đôi nam nữ đánh dằn mặt một cô gái cướp khách từ việc nẫng tay trên thông tin khách hàng cũng được phát tán, gây xôn xao cộng đồng mạng.
Thậm chí, những clip này được nhiều người bán hàng online dẫn lại để cảnh báo khách hàng của mình về các trường hợp lừa đảo. Nhiều chủ cửa hàng còn chủ động khuyến cáo khách hàng không công khai số điện thoại và địa chỉ mà nhắn tin, gọi điện trực tiếp khi muốn mua hàng.
Hình ảnh “trả thù” đối tượng bị cho là giật khách được cắt ra từ clip phán tán trên mạng.
Trên thực tế, đây không phải là những trường hợp cá biệt.
Video đang HOT
Chị Hà Hoài Thu (trú tại Chùa Bộc, Hà Nội), chủ một cửa hàng bán quần áo qua Facebook chia sẻ: “Mỗi khi đăng hình hàng mới trên trang cá nhân, nhiều khách comment hỏi mua, thậm chí để lại địa chỉ, số điện thoại để liên lạc giao hàng. Tuy nhiên, liên tiếp trong một tuần mà có đến vài lần sự cố. Giao hàng đến cho khách thì khách nói đã nhận được rồi và từ chối lấy thêm. Lúc đó, mới vỡ lẽ ra là có người khác mạo danh là nhân viên của cửa hàng nhanh tay giao hàng trước cho khách”.
“Sau khi chia sẻ trên facebook, tôi cũng nhận được nhiều phản hồi lại từ phía khách hàng về đối tượng này. Qua vài lần nói chuyện ngọt nhạt lẫn doạ nạt, thậm chí công khai trên trang bán hàng cá nhân cho khách biết, tình trạng trên không còn”, chị Thu cho biết thêm.
Thuý MiMi – chủ một shop bán hàng trên Facebook nói: “Nếu họ đã cướp khách hàng rồi giao sản phẩm y hệt shop thì shop chỉ thiệt hại kinh tế thôi. Đằng này, họ còn lừa đảo cả khách hàng, giao hàng không đúng với sản phẩm khách đặt gây thiệt hại cho cả khách lẫn uy tín của shop”.
Một số chủ shop còn rỉ tai nhau về “chiêu” cướp khách của các chủ hàng khác như thấy khách nào like, comment thì add nick người đó rồi vào chèo kéo khách, đưa ra giá thấp hoặc nói xấu shop…
Để tránh tình trạng này, chủ một shop bán hàng khác thì khuyến cáo: “Từ bây giờ trên mỗi sản phẩm, shop chỉ quảng bá sản phẩm thôi chứ không ghi số tiền nữa. Các chị em chịu khó inbox cho em nhé, tránh trường hợp dân lừa đảo thấy thông tin các chị đặt để đi lừa đảo”.
Để tránh tình trạng bị cướp khách, tráo hàng, nhiều chủ cửa hàng online khuyến cáo người mua không nên comment số điện thoại và địa chỉ mà nhắn tin trực tiếp để đặt hàng
Cách gì để hạn chế “cướp”?
Thành Bobber, một chiến lược gia phát triển Fanpage Facebook và website doanh nghiệp cho rằng: “Trên thương trường, đến một thời điểm mà đông người bán thì việc xảy ra tình trạng đấu đá là điều tất yếu không tránh khỏi. Mọi người vẫn nói là cách làm marketing 0 đồng, không mất chi phí mà mang lại lợi ích nhiều. Thậm chí nhiều người vẫn làm bình thường nhưng vẫn có một bộ phận riêng vừa theo dõi, vừa cướp khách hàng của đối thủ”.
Theo Thành Bobber, để hạn chế đối thủ “cướp” khách hàng, các chủ shop bán hàng online có thể chạy những bài quảng cáo dạng link ẩn và loại trừ toàn bộ đối thủ của mình ra để họ không nhìn thấy quảng cáo của mình. Đồng thời, sử dụng chuỗi chặn những ký tự liên quan tới số điện thoại, địa chỉ email để đối thủ không nhìn thấy phần thông tin đặt hàng của khách.
“Tuy nhiên, vẫn phải dựa vào khả năng xử lý của mình là chính. Các shop nên trực thường xuyên, chốt khách nhanh nhất có thể. Bạn đã có công xây dựng một khu vườn, trồng một cái cây rồi thì bạn phải thu hoạch nó thôi. Còn nếu bạn không làm được điều đó thì đối thủ sẽ làm điều đó thay bạn”, Thành Bobber nói thêm.
Anh Nguyễn Thành Long, Giám đốc Học viện Marketing Online Cốc Cốc thì cho rằng: “Những trường hợp lừa đảo như vậy xảy ra thường xuyên. Chủ shop bán hàng nên thường xuyên khuyến cáo khách hàng về việc bảo vệ các thông tin cá nhân của mình, không nên đưa ra ở nơi công cộng để người khác nhìn thấy. Đồng thời, lưu ý tới những trường hợp lừa đảo có thể xảy ra”.
Phương Dung – Trọng Trinh
Theo Dantri
Một sinh viên trường y bị côn đồ kéo vào phòng trọ đánh tử vong
Chiều 6.7, đại tá Nguyễn Văn Quy, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết CSĐT Công an tỉnh đã tiến hành khám nghiệm tử thi anh Y Hiếu Êban, sinh viên một trường y ở Đắk Lắk và bước đầu đã bắt khẩn cấp một số đối tượng liên quan để điều tra, làm rõ vụ xô xát dẫn đến cái chết của nạn nhân Êban.
Dãy phòng trọ nơi anh Y Hiếu hai lần bị đánh dã man
Trước đó, tối 1.7, anh Y Hiếu (ngụ xã Cư Né, huyện Krông Búk, Đắk Lắk) cùng một số bạn bè trong dãy nhà trọ ở đường Nguyễn Khuyến, TP Buôn Ma Thuột, đi dự sinh nhật của một người bạn. Trên đường về, Y Hiếu bị hai thanh niên chặn lại gây gổ, dẫn đến xô xát.
Sau đó, trong khoảng thời gian từ 3 - 4 giờ sáng ngày 2.7, hai thanh niên này dẫn thêm nhiều người khác, hai lần kéo đến phòng trọ đánh Y Hiếu bị thương nặng, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk.
Do chấn thương quá nặng, anh Y Hiếu được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), đến 4 giờ sáng hôm nay (6.7) thì tử vong.
Ngọc Anh
Theo Thanhnien
Hà Nội nóng "đổ lửa", giới kinh doanh "kẻ khóc - người cười" Những ngày Hà Nội nóng như đổ lửa này, trong khi những quán cà phê máy lạnh luôn kín chỗ, trà chanh, mía đá tha hồ chặt chém thì những quán cà phê vỉa hè, cửa hàng hoa quả, quần áo... lại lâm cảnh "ế ẩm" cả ngày. "Nắng nóng mà kéo dài lâu quá chắc tôi chuyển nghề. Từ sáng đến chiều...