Bán hàng giả trên mạng bị phạt đến 100 triệu đồng
Ai lừa đảo khách hàng giao dịch trên mạng sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng; mức áp dụng tổ chức, doanh nghiệp là 100 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử. Cụ thể, phạt tiền từ 5 đến 20 triệu đồng đối với hành vi lập website thương mại mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước; phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi lập website khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định; gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website; giả mạo thông tin đăng ký…
Mua bán trên mạng ngày càng phố biến tại các thành phố lớn.
Đặc biệt, nghị định quy định phạt tiền 40-50 triệu đồng với hành vi lừa đảo khách hàng giao dịch trên mạng, kinh doanh hàng giả, hàng hóa dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mức phạt hành vi này áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức là 100 triệu đồng.
Cùng với việc phạt tiền, các website vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6 đến 12 tháng, bị tịch thu tang vật và phương tiện, thu hồi tên miền, buộc chủ website phải khắc phục hậu quả.
Theo VNE
Video đang HOT
Bị lừa trên mạng, hậu quả của sự dễ dãi
Đã có rất nhiều vụ lừa gạt trước đó nhưng các nạn nhân vẫn thiếu sự đề phòng.
Không như cách đây 10 năm, internet đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam, nhất là với các bạn trẻ. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích to lớn mà nó mang lại như mang mọi người đến gần nhau hơn và giúp việc phổ biến các tri thức dễ dàng hơn, nó cũng mang lại rất nhiều tai ương. Lợi dụng thế giới ảo trên mạng internet cùng với sự nhẹ dạ cả tin của các thiếu nữ cấp 3, nhiều thanh niên trẻ xấu tính và vô cùng rồi nghề đã lừa đảo, dụ dỗ gây ra các vụ án cướp của, hiếp dâm vô cùng nghiêm trọng.
Vụ án của em N.T.T, 15 tuổi vừa được công an quận Thủ Đức phá là một ví dụ tiêu biểu. Vào giữa tháng 10 này, em N.T.T đã theo một nhóm thanh niên, trong đó có Phương sinh 1984, người mới quen trên mạng internet qua FB và YM đi uống cà phê.
Sau khi đến quán cà phê, tên Hiếu sinh 1998, đồng bọn của Phương đã giả vờ mượn điện thoại của em T để gọi gia đình có việc, rồi biến mất tiêu. Sau đó, chúng còn bắt T trả tiền chầu cà phê, dọa nạt để chở tới dưới gầm cầu Bình Lợi mới đánh đập, lấy mất đôi bông tai bằng vàng, 200 ngàn, trói chặt tay chân và thay nhau hãm hiếp.
Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng internet để "bẫy" các con mồi tuổi teen (ảnh minh họa).
Tuy nhiên, đây chẳng phải là lần gây án đầu tiên của tên Phương. Băng nhóm của Phương gồm những kẻ không có nghề nghiệp ổn định, nên nghĩ ra chuyện kiếm tiền bằng cách lên mạng internet dụ dỗ các em gái nhỏ, chủ yếu là học cấp 3, gặp gỡ cướp đoạt tài sản, hiếp dâm tập thể. Theo lời khai của Phương, em T đã là nạn nhân thứ 4.
Giữa tháng 9, em H.T,U ở Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng cũng bị bạn chat tên Hiếu lừa vào nhà nghỉ để thực hiện hành vi giao cấu trong 3 ngày. 4-2012, chị Lê Như Quỳnh, sinh 1989, cũng bị một bạn chat tên Nguyễn Hữu Công dụ dỗ chị lên Hà Nội rồi sẽ xin việc giùm. Sau khi chị Quỳnh lên Hà Nội, thay vì dẫn chị tới chỗ làm đã xin, Công đưa chị vào nhà nghỉ, đe dọa rồi hãm hiếp nhiều lần.
Cách đây chưa lâu, em M, một nữ sinh cấp 3 ở Long Biên, Hà Nội cũng bị hãm hiếp tập thể bởi bạn trai tên Phong và đồng bọn tại nghĩa trang thôn Thượng, xã Cổ Loa. M quen Phong qua nhiều lần chat chit trên mạng. Trước khi thực hiện hành vi đồi bại, Phong đã gặp gỡ nhiều lần riêng với M, thậm chí còn khiến M thích mình.
Những kẻ đã hãm hiếp em M.
Có thể nói, mạng internet là một công cụ để mở rộng các mối quan hệ cũng như tìm kiếm người yêu. Không ít các mối tình đẹp bắt nguồn từ thế giới ảo này. Cũng như không hiếm đám cưới có "ông tơ, bà nguyệt" là nhờ những câu chuyện làm quen trên Facebook hoặc Yahoo. Nhưng, thế giới ảo cũng như thế giới thật, cũng có người tốt kẻ xấu.
Tuy nhiên, theo sự phát triển ngày càng vũ bão của internet, kẻ xấu trên mạng ngày càng nhiều. Bởi, chúng nhìn ra đây là một công cụ lừa đảo tuyệt vời. Chỉ cần vài ngàn để vào mạng internet, cộng chút kiên nhẫn và một chút miệng lưỡi, thế nào con mồi cũng sa bẫy.
Nhất là các em tuổi teen ngây thơ, không có chút cảnh giác, vẫn tin có một hoàng tử luôn chờ mình trên mạng internet. Đã thế, rất nhiều em, vì sợ hãi, vì xấu hổ đã không dám tố cáo kẻ xấu với ba mẹ, công an. Phải tới vụ thứ tư, Phương và các đồng bọn mới sa lưới pháp luật đủ để nói lên điều đó.
Không nên tiếp xúc bạn chat vừa mới quen ngoài đời thực (ảnh minh họa).
Không ai cấm các em giao lưu, làm bạn trên internet, nhưng rõ ràng khi tiếp xúc ở đời thực, nhất là những người bạn mới quen luôn cần sự đề phòng nhất định. Có những người chúng ta sống với họ 5 năm, 10 năm mà nhiều khi chẳng hiểu hết họ như thế nào, nên những người chúng ta mới quen vài bữa, nhất là trên thế giới ảo, nơi người ta thích tô vẽ mình thế nào cũng được, thật sự không nên tin tưởng tuyệt đối.
Còn nếu nhất định gặp thì ít nhất cũng phải qua thời gian "thử thách", ít nhất cũng khoảng 6 tháng trở lên, sau rất nhiều lần nói chuyện, kiểm chứng,... Chưa hết, lúc đi gặp người lạ, tốt nhất là nên rủ thêm bạn đi cùng và chỉ cần đối tượng có biểu hiện gì lạ, các bạn phải ngay lập tức tìm cách chạy trốn hoặc báo tin cho người lớn hoặc các cơ quan chức năng.
Đồi với phu huynh, hãy để ý các mối quan hệ trên mạng của con cái. Đừng cấm cản khiến các em dấu nhẹm, mà nên thường xuyên tâm sự nhẹ nhàng để các em có thể thổ lộ mọi điều, chúng ta mới có cơ sở để bảo vệ các con của mình. Đồng thời nên đưa những mẩu tin như thế này cho các em đọc để các em biết cách phòng tránh.
Theo Đất Việt
Một bà mẹ mất tích bí ẩn sau khi gặp bạn trên mạng xã hội Chị Phạm Thị Ngọc Bích, (23 tuổi, khu phố 4A, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) đã mất tích kỳ lạ sau khi gặp một nhóm thanh niên không phải người địa phương quen biết trên mạng xã hội Zalo vào tối ngày 23/10/2013. Chị Bích cùng chồng là anh Nguyễn Văn Tiến và 2 con nhỏ sống chung...