Bán hàng đa cấp: Người tham gia khó được đảm bảo quyền lợi
Theo Bộ Công Thương, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đã chủ động nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp. Do đó, Bộ Công Thương đã tiến hành quy trình chấm dứt hoạt động để công ty giải quyết quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp
Hàng loạt sai phạm
Sáng 25.4, đại diện Bộ Công Thương cho biết, quan điểm của Bộ Công Thương là xử lý nghiêm minh các vi phạm của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy. Tuy nhiên, vừa qua, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đã chủ động nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp. Như vậy, bản chất của sự việc không phải Bộ Công Thương rút giấy phép như một số thông tin trên báo chí.
Trụ sở Thiên Ngọc Minh Uy tại Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: T.X
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Nghị định 42/2014, sau khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
Theo Bộ Công Thương, căn cứ Kết luận kiểm tra số 343/KL-BCT ngày 12.1.2017 của Bộ Công Thương về việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy (trụ sở chính tại A6/D11-A7/D11 đường Đồng Bông, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội), Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai quy trình điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra theo quy định của Luật Cạnh tranh và ban hành quyết định xử lý đối với Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, trong đó phạt tiền 140.000.000 đồng đối với 3 hành vi vi phạm: Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 24, Nghị định 42/2014. Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định pháp luật vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20, Nghị định 42/2014. Duy trì nhiều hơn một mã số kinh doanh đa cấp đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp, vi phạm quy định tại điểm (p) khoản 1 Điều 5, Nghị định 42/2014.
Cục Quản lý thị trường đã tiến hành xử phạt Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy tổng cộng 75.000.000 đồng đối với 2 hành vi: Không thông báo với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp sau khi sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo báo cáo của các Sở Công Thương, trong năm 2016, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy cùng các đại lý và người tham gia bán hàng đa cấp của mình đã thực hiện 80 lượt vi phạm đối với 13 hành vi quy định tại Nghị định 42/2014 và pháp luật có liên quan tại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bị xử phạt tổng cộng hơn 1,5 tỷ đồng.
Buông lỏng quản lý
Xung quanh vụ việc Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy tự xin dừng hoạt động và nhiều công ty đa cấp bị rút giấy phép thời gian gần đây, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, PGS-TS Phạm Tất Thắng – nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại cho rằng, đáng lẽ các cơ quan chức năng phải xử lý mạnh tay sớm hơn để giảm hậu quả cho người tham gia.
PGS Thắng đánh giá, bán hàng đa cấp là hình thức kinh doanh trên thế giới được thực hiện từ lâu nhưng khi vào Việt Nam lại biến tướng, trở thành công cụ lừa bịp. Nhiều trường hợp chính quyền địa phương phát hiện ra dấu hiệu bất thường nhưng khi thanh tra lại thấy có đầy đủ các giấy phép của cơ quan chức năng nên các địa phương không làm gì được. Qua đó mới thấy các cơ quan chức năng cũng chưa làm đến nơi đến chốn.
Mặt khác, địa phương nhiều nơi cũng buông lỏng quản lý hoạt động đa cấp, nhất là nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chính quyền không vào cuộc kịp thời. Hậu quả là khi hàng trăm, hàng nghìn người bị lừa, phải gánh chịu hậu quả, chính quyền địa phương mới vào cuộc thì đã quá muộn.
Về giải quyết quyền lợi của những người tham gia bán hàng đa cấp, luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh – Thiên Thanh cho biết: Theo quy định của pháp luật về kinh doanh đa cấp, các công ty kinh doanh đa cấp phải giải quyết quyền lợi cho toàn bộ các cá nhân tổ chức đã tham gia vào hệ thống của mình khi tuyên bố tạm dừng kinh doanh hoặc bị rút giấy phép kinh doanh đa cấp. Nhưng trên thực tế, việc để bảo đảm quyền lợi cho những cá nhân của các công ty này là rất khó khi đã ngừng hoạt động. Do vậy, các cá nhân tham gia cứ trông đợi vào những khoản lợi nhuận lãi do được hứa hẹn là rất cao sẽ là những người bị thiệt thòi lớn nhất.
“Về phía nhà nước, tôi cho rằng cần tiếp tục quản lý chặt chẽ hơn đồng thời có những biện pháp khắc phục hậu quả tạm thời, ví như việc cho vay vốn lãi suất thấp để “khởi nghiệp lại” hay là tạo công ăn việc làm cũng như các trợ cấp xã hội khác” – luật sư Truyền nói.
Theo Danviet
Công ty đa cấp hứa "bỏ 14,5 triệu đồng trả 35 triệu đồng" bị thu hồi giấy phép
Sau khi bị xử phạt 350 triệu đồng do những vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, Cục Quản lý Cạnh tranh đã chính thức có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Absonutrix Việt Nam.
(Ảnh minh hoạ).
Cục Quản lý cạnh tranh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Absonutrix Việt Nam. Trước đó, công ty đa cấp này cũng bị xử phạt 350 triệu đồng do hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ và yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, việc thu hồi Giấy chứng nhận của doanh nghiệp bán hàng đa cấp này không giải phóng doanh nghiệp này khỏi các nghĩa vụ của mình trước pháp luật, trong đó có nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi chính đáng của các nhà phân phối và người tham gia bán hàng đa cấp trong mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
Theo những thông tin phản ánh trước đó, nhiều người tham gia hệ thống đã tố cáo Công ty Absonutrix có dấu hiệu lừa đảo, chiếm dụng tiền trả thưởng của các nhà phân phối. Cụ thể, muốn tham gia vào Absonutrix, khách hàng phải mua gói tài chính trị giá gần 14,5 triệu đồng và trở thành nhà phân phối. Công ty thoả thuận sẽ trả tiền thưởng, hoa hồng, tiền vốn cho nhà phân phối tương ứng là 1.800.000 đồng/tháng cho một mã tài chính. Số tiền sẽ chi trả làm 2 lần đến khi nhận đủ 35 triệu đồng/gói.
Tin vào giao kèo của công ty, nhiều người dân đã bỏ hàng tỷ đồng để mua trăm gói tài chính này. Tuy nhiên, kể từ khi ký hợp đồng, công ty chỉ trả thưởng 1-2 tháng đầu, sau đó không thấy đâu.
Nhiều nhà phân phối tố cáo không nhận được tiền trả thưởng của công ty. Trụ sở của Absonutrix cũng được chuyển nhưng không thông báo, gọi điện không có người nhấc máy. Theo tố cáo của các nhà phân phối, tính đến nay tiền mua các gói tài chính vẫn bị Absonutrix giữ.
Ngoài Absonutrix, Cục Quản lý Cạnh tranh cũng thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của các công ty kinh doanh đa cấp, bao gồm: Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long. Trước đó, cũng trong tháng 10, cơ quan này cũng thu hồi giấy phép của Công ty TNHH Triwonder International, Công ty TNHH Isagenix Việt Nam và Công ty CP Đầu tư Sản xuất Thương mại Bông Sen Vàng.
Hoạt động bán hàng đa cấp là loại hình kinh doanh vốn được đánh giá cao ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bán hàng đa cấp du nhập vào Việt Nam năm 1998, được pháp luật Việt Nam thừa nhận từ năm 2004. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam có nhiều biểu hiện biến tướng, gây bức xúc trong dư luận, gây thiệt hại về tài sản và tinh thần cho nhiều người dân.
Theo báo cáo mới đây từ Bộ Công Thương, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp tính đến tháng 9/2016 đã giảm từ 67 xuống còn 50 doanh nghiệp đang hoạt động. Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp hiện có 500.000 người, giảm 57% so với gần 1,2 triệu người của cùng kỳ năm 2015.
Trong 6 tháng đầu năm, các công ty bán hàng đa cấp đạt tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng, đóng thuế cho Nhà nước 452 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1.800 tỷ đồng (chiếm 45% thị phần), doanh thu của khối doanh nghiệp trong nước khoảng 2.200 tỷ đồng (chiếm 55% thị phần).
Ngày 9/3/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BCT về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp. Tính tới tháng 9, Cục Quản lý Cạnh tranh đã điều tra, xử phạt 36 doanh nghiệp với số tiền xử phạt gần 6,5 tỷ đồng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với 9 doanh nghiệp. Cục cũng tiếp nhận và xử lý 123 khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, bán hàng đa cấp hiện đang biến tướng khó lường, khó quản lý song không phải vì thế mà loại bỏ, bởi đây là một loại hình kinh doanh hiện đại, không thể phủ nhận trong tổng thể hoạt động thương mại của một quốc gia đang phát triển, hội nhập sâu rộng như nước ta.
Bộ trưởng chỉ đạo Cục Quản lý Cạnh tranh không nên tập trung tổng kết những con số mà cần có những đánh giá toàn diện về tình hình thực tiễn của bán hàng đa cấp, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến địa phương, đến đời sống của người dân. Theo Bộ trưởng, Cục Quản lý Cạnh tranh cần tính toán phương án hạn chế cấp phép mới cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong bối cảnh đang sửa đổi, hoàn thiện Nghị định số 42/2014/NĐ-CP cũng như khung khổ pháp lý quản lý bán hàng đa cấp.
Phương Dung
Theo Dantri
Đại lý Thiên Ngọc Minh Uy dọn đồ giữa đêm Nhân viên của đại lý Thiên Ngọc Minh khai răng dư đinh chuyên chi nhánh ra Hà Nội nhưng không trả lời đươc lý do don đồ giữa đêm khuya. Bí mật dọn đồ giữa đêm Sự việc xảy ra vào khoảng 3h sáng ngày 30/8. Vào thời điểm trên, một số người dân hốt hoảng khi phát hiện cơ sở Ngọc Thái...