Bàn giao đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho Hà Nội trước 10-11 để khai thác
Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thành các công đoạn còn lại, bàn giao tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho UBND TP Hà Nội trước ngày 10-11-2021 để đưa vào khai thác.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc làm việc với Bộ Giao thông vận tải – Ảnh: VGP
Tại cuộc làm việc với Bộ Giao thông vận tải ngày 27-10 về tình hình thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của bộ này, Phó thủ tướng cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ Hà Nội, TP.HCM đẩy nhanh tiến độ, triển khai mới thêm các tuyến đường sắt đô thị, phấn đấu từ nay đến năm 2025 có thể khánh thành, đưa vào sử dụng thêm một số tuyến.
Qua làm việc, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao khí thế làm việc của Bộ Giao thông vận tải.
Đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải đã “đi trước” các bộ, ngành trong việc lập các quy hoạch ngành quốc gia theo quy định của Luật quy hoạch mới. Đây là nhiệm vụ khó khăn, nhưng đến nay Hội đồng thẩm định nhà nước đã thông qua cả 5 quy hoạch ngành quốc gia (quy hoạch đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng biển, đường thủy). Hiện Thủ tướng đã phê duyệt các quy hoạch mạng lưới đường sắt, đường bộ, cảng biển.
“Chính phủ đánh giá rất cao Bộ Giao thông vận tải đã tập trung công sức để xây dựng được 5 quy hoạch này” – Phó thủ tướng cho biết.
Video đang HOT
Phó thủ tướng cũng đánh giá Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo sát sao việc thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia. Ví dụ như dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, hiện tiến độ thi công rất tốt, gần như đã hoàn thành giải phóng mặt bằng hơn 650km của dự án.
“Hồi tháng 4-2021, khi tôi mới nhận nhiệm vụ, các đồng chí báo cáo tôi là dự án thiếu khoảng 65 triệu m 3 đất đắp nền, tới nay cơ bản đã giải quyết xong”, Phó thủ tướng dẫn chứng.
Phó thủ tướng lưu ý Bộ Giao thông vận tải đặc biệt quan tâm đến dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 với chiều dài hơn 700km; cần rút kinh nghiệm trong triển khai các dự án giai đoạn 2017 – 2020 để thực hiện tốt việc đầu tư giai đoạn tới với mục tiêu là phải khởi công toàn tuyến trước 31-12-2022, hoàn thành trước tháng 6-2025.
Với việc triển khai thu phí không dừng tại các trạm thu phí BOT trên cả nước, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần quyết liệt hơn nữa để sớm hoàn thành, phấn đấu đến tháng 3-2022, toàn bộ các trạm thu phí đường cao tốc trên cả nước phải thu phí tự động; ngay trong quý 1 năm 2022 phấn đấu tất cả các tuyến cao tốc chỉ giữ lại 1 làn thu phí một dừng. Đồng thời, đổi mới công tác dán thẻ, mở tài khoản, tuyên tuyền về thu phí tự động, phấn đấu tháng 6-2022 đạt 90% xe dán thẻ thu phí tự động.
Với nhiệm vụ trước mắt, Phó thủ tướng nhấn mạnh, cần bảo đảm lưu thông hàng hóa, mở lại các tuyến giao thông như đường sắt, hàng không, đường bộ, vừa bảo đảm phòng chống dịch, vừa tạo điều kiện phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Bộ Giao thông vận tải cần theo dõi hằng ngày, đánh giá hằng tuần để có giải pháp phù hợp với tình hình, không để dịch bệnh bùng phát phức tạp.
Đường sắt Cát Linh dự kiến vận hành thương mại cuối tháng 4
Bộ GTVT đang nỗ lực để bàn giao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho TP Hà Nội, với mục tiêu cuối tháng 4 có thể đưa vào khai thác thương mại.
Tàu điện tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: PLO.
Tại hội nghị sơ kết bảo đảm an toàn giao thông quý 1 sáng 9.4, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho hay, Bộ đang phối hợp với UBND Hà Nội khẩn trương xử lý các hạng mục trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông theo khuyến cáo của đơn vị tư vấn độc lập về an toàn hệ thống.
"Chúng tôi đã thống nhất với Hà Nội là bàn giao dự án nhanh nhất trong tháng 4 này, để cuối tháng 4 có thể khai thác thương mại", ông Thể nói và đề nghị UBND Hà Nội tập trung cùng Bộ tiếp nhận bàn giao.
Trước đó, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Ban quản lý dự án đường sắt phối hợp với Công ty Metro Hà Nội xử lý dứt điểm các tồn tại còn lại theo khuyến cáo của tư vấn, để việc đánh giá an toàn hệ thống hoàn thành đúng kế hoạch.
Ông Dương Đức Tuấn cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cấp chứng chỉ lái tàu cho các nhân viên lái tàu của Metro Hà Nội.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã lưu ý các đơn vị liên quan "không để đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị ách tắc kéo dài và đảm bảo công tác vận hành an toàn sau khi bàn giao".
Từ 31.3, Bộ GTVT giao cho Ban Quản lý đường sắt, Công ty Metro Hà Nội và Tổng thầu thực hiện công tác kiểm đếm hồ sơ, tài sản để bàn giao cho Hà Nội. Thời gian thực hiện công việc này dự kiến 3-4 tuần.
Trước đó, tư vấn ACT của Pháp đã kiểm tra, đánh giá tất cả các hạng mục dự án. Trong đó, phần hệ thống thiết bị, tư vấn đưa ra 16 khuyến nghị, thuộc ba nhóm, gồm hồ sơ tài liệu; thiết kế cần khắc phục hiện trường và có thể tiếp tục cải tiến, nâng cao mức độ an toàn trong tương lai và sẵn sàng vận hành về nhân sự.
Tiếp nhận các khuyến nghị này, Bộ đã hoàn thiện các nội dung về cấp chứng nhận của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, đánh giá an toàn bước hai về hệ thống tín hiệu, bổ sung các biển chỉ dẫn cho người khuyết tật, diễn tập ngoài hiện trường...
Với các khuyến nghị còn lại, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án khẩn trương khắc phục, hoàn tất các thủ tục, đồng thời phối hợp với phía Hà Nội đáp ứng các khuyến nghị thuộc trách nhiệm của đơn vị vận hành, khai thác.
Riêng đối với các nội dung đầu tư xây dựng, hạng mục nhằm nâng cao an toàn trong quá trình khai thác, Bộ đã đề nghị Hà Nội thống nhất thực hiện đầu tư để tổng hợp gửi tư vấn ATC, phục vụ công tác đánh giá cuối cùng.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài hơn 13 km, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở tối đa 1.326 người, vận tốc thiết kế 80 km/h, vận tốc khai thác thương mại trung bình 35 km/h.
Nhân sự vận hành toàn hệ dự kiến gần 700 người, trong đó 200 người được đào tạo ở Trung Quốc.
Công trình được đầu tư bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, giá trị hơn 669 triệu USD và vốn đối ứng Việt Nam, hơn 198 triệu USD. Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC trọn gói, với tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc. Thời hạn bảo hành dự án là 2 năm.
Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đi qua, để lại sống trâu, ổ gà Nhà thầu hoàn thành việc thi công từ lâu song chậm hoàn trả mặt đường nên người dân đi lại rất khó khăn do mặt đường xuống cấp, hư hỏng. Chi chít các vị trí hư hỏng, trồi sụt trên trục đường Cầu Giấy - Xuân Thủy Việc chậm hoàn trả mặt đường sau khi hoàn thành tuyến đường sắt đô thị Nhổn...