Bàn giao báu vật vô giá của “vua Voi” Ama Kông cho Hà Nội
Chiều ngày 14/3, gia đình con trai cả của vua voi Ama Kông – ông Khăm Phết Lào đã trao tặng 20 bộ vật dụng bắt voi của vua voi cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bộ vật dụng này đã bắt được 298 con voi trong suốt thời gian qua.
Đây là bộ hiện vật được chính các chủ nhân của chúng tập hợp, bảo quản và hiến tặng cho bảo tàng. Bộ sưu tập gồm hơn 20 đơn vị hiện vật, vốn là các vật dụng được chế tác để bắt, thuần dưỡng và sử dụng voi. Bao gồm trong đó có cả những hiện vật sử dụng trong những thực hành tín ngưỡng và phụ vụ cho đời sống sinh hoạt của nhóm người bắt voi trong các chuyến đi săn.
Con trai cả của vua voi Ama Kông – ông Khăm Phết Lào trao tặng 20 bộ vật dụng bắt voi của vua voi cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Chúng được chế tác chủ yếu từ các nguyên liệu tự nhiên như tre, mây, sáp ong, sừng đặc biệt là da trầu. Sau khi làm thịt những con trâu lớn, người địa phương căng da của chúng ra trên một mặt phẳng, rồi từ tâm điểm của tấm da, người ta xén theo những đường vòng tròn đồng tâm, theo đó từ mỗi tấm da trâu sẽ có được một sợi dây liền mạch. Nhiều sợi dây như thế (từ các bộ phận da của nhiều con trâu) được vuốt từ bằng chính mỡ trâu cho mềm ra, rồi người ta xoắn lại và bện thành những cuộn dây dài để sử dụng khi bắt voi.
Về mặt niên đại bộ dụng cụ này có tuổi đời rải rác từ đầu thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX gắn liền với cuộc đời của Khun Ju Nốp (1828 – 1938) và đặc biệt là cuộc đời của Ama Kông (1910 – 20012) chủ nhân trước đây của hiện vật này gắn liền với tên tuổi của hai nhân vật trên.
Vào cuối thế XIX, Khu Ju Nốp , người Pơ Nong (dân tộc Mnông) đã tổ chức chế tác công cụ để thuần dưỡng voi cũng như bộ công cụ được con cháu kế thừa, trong đó nổi bật là Ama Kông đã bắt và thuần dưỡng tới 298 con voi (trong đó có 3 con voi trắng – bạch tượng ) và đa phần các dụng cụ bắt voi thuộc bộ sưu tập này được chế tác, sử dụng dưới thời của ông.
Video đang HOT
Các dụng cụ dùng để chế tạo dụng cụ và vật dụng để bắt voi và thuần dưỡng
Sau khi Nhà nước thực hiện chính sách bảo vệ động vật hoang dã, việc săn bắt voi bị cấm. Từ đây các vật dụng bắt voi này hầu như không còn sử dụng và chỉ được bài trí cho khách du lịch tham quan trong ngôi nhà cổ của gia đình tại bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đăklăk). Đây cũng là nơi ở hiện tại của con gái cả của ông Ama Kông.
Cho đến nay gia đình ông Khăm Phết Lào đã quyết định tặng Bảo tàng DTHVN bộ hiện vật. Được biết, sau khi tiếp nhận, Bảo tàng DTHVN sẽ tiếp tục tổ chức bảo quản và nghiên cứu, bổ sung các tư liệu liên quan. Khi đủ các điều kiện, Bảo tàng sẽ tổ chức trưng bày giới thiệu rộng rãi tới du khách.
Dưới đây là một số hình ảnh vật dụng vô giá của vua voi Ama Kông:
Những sợi dây được bện bằng da trâu dùng để thuần dưỡng và bắt voi.
Dây bảo hiểm của thợ bắt voi
Roi mây
Các ống tre đưng vật cúng, nến sáp ong, đồ câu cá
Tù và của Gru và sừng Min câu nước
Búa điều khiển voi
Con trai cả vua voi Ama Kông tại buổi bàn giao
Bài, ảnh : Minh Phan
Theo Dantri
Hiến tặng bộ đồ nghề săn bắt voi rừng của dũng sĩ Ama Kông
Ngày 15/2, người con thứ 11 của huyền thoại săn voi Ama Kông là Khăm Phết Lào (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã tổ chức trao tặng bộ đồ nghề săn bắt voi rừng của cha mình cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dụng cụ săn voi của huyền thoại Ama Kông.
Bộ đồ nghề này có tuổi đời trên 100 năm tuổi, do dòng họ nhà Khun Ju Nốp nổi tiếng với nghề săn voi ở Buôn Đôn để lại. Bồ đồ nghề gồm 20 hiện vật gồm roi củ mây do nài voi cầm để điều khiển voi nhà; tấm đệm lưng voi để đặt bành voi làm bằng vỏ cây lộc vừng đập dập; tấm phản làm bằng da trâu khô để Gru trải ngủ trong chuyến đi bắt voi; dây ràng quanh toàn thân voi, chắp nối bằng nhiều loại vật liệu khác nhau; dây da trâu dùng để bắt voi rừng...
Ngoài bộ đồ nghề săn voi được trao tặng cho Bảo tàng Dân tộc Việt Nam, gia đình ông Khăm Phết Lào còn đang lưu giữ 2 bộ đồ nghề săn voi khác do tổ tiên để lại, dự kiến sẽ bán đấu giá để làm từ thiện.
Ama Kông nghĩa là "bố thằng Kông", tên gọi thông thường sau khi ông sinh con trai đầu lòng đặt tên là Y Kông - theo phong tục của người M'nông gốc Lào. Ama Kông nổi tiếng khắp Tây Nguyên vì đã săn bắt được 298 con voi rừng. Ông cũng được biết đến là một tay chơi "khét tiếng" và "tân thời" nhất Bản Đôn thời bấy giờ. Ngoài ra, trong lúc vào rừng, Ama Kông đã tìm ra một loại thuốc quý có khả năng "tráng dương bổ thận" mà sau này đã mang tên ông.
Rạng sáng ngày 3/11/2012, huyền thoại săn voi Ama Kông đã lìa trần ở tuổi 104 sau một thời gian lâm trọng bệnh (thủng dạ dày gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng) tại ngôi nhà sàn cổ ở Bản Đôn, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk.
Viết Hảo
Theo Dantri
Tặng đồ nghề "Vua săn voi" Ama Kông cho bảo tàng Ngày 15/2, ông Khăm Phết Lào - con trai của "Vua săn voi" Ama Kông - đã trao tặng bộ đồ nghề săn bắt voi của gia tộc cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Theo ông Khăm Phết Lào, đây là bộ đồ nghề săn voi quý nhất của gia tộc với 20 đồ vật tồn tại cả trăm năm nay....