Bàn giao bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia
22 cơ quan được bàn giao và tập huấn sử dụng bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia, văn kiện thể hiện kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền hai nước.
Lễ bàn giao và tập huấn sử dụng bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia tỷ lệ 1/25.000 cho các bộ, ngành và cơ quan trung ương diễn ra hôm nay tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia Lê Hoài Trung và bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu tại lễ bàn giao bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia tại Hà Nội hôm nay. Ảnh: Thế giới và Việt Nam .
Tại buổi bàn giao, đại diện 22 cơ quan đã tiếp nhận bộ bản đồ và tham gia chương trình tập huấn, hướng dẫn cài đặt và sử dụng bản đồ số để sử dụng trong công tác biên giới sau khi hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc (khoảng 84%) biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia có hiệu lực.
Bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia tỷ lệ 1/25.000 là văn kiện pháp lý – kỹ thuật thể hiện kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền hai nước đạt được cho đến nay và là một bộ phận cấu thành Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia ký ngày 5/10/2019.
Bản đồ được xây dựng, in và đóng quyển theo các tiêu chí kỹ thuật cao nhất về bản đồ trên thế giới hiện nay, bảo đảm tính chính xác, khách quan, do hai nước Việt Nam và Campuchia thống nhất mời thầu quốc tế và ký Hợp đồng sản xuất với công ty Blom Infor của Đan Mạch (sau đổi tên thành Công ty NIRAS Mapping A/S).
Bộ bản đồ địa hình cùng với hai văn kiện pháp lý ký năm 2019 và hệ thống mốc giới trên thực địa là kết quả hai nước đạt được sau hơn 36 năm đàm phán.
Chương trình bàn giao và tập huấn sử dụng bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia sẽ tiếp tục được triển khai tại các tỉnh biên giới tiếp giáp với Campuchia, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện hai văn kiện pháp lý trong thời gian tới.
Bản đồ còn phục vụ công tác tuyên truyền về công tác biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, cũng như quản lý, bảo vệ đường biên và cột mốc biên giới, giữ gìn an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.
Singapore ủng hộ quỹ cứu trợ và khắc phục thảm họa của Việt Nam, Campuchia, Lào và Philippines
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Chính phủ nước này sẽ đóng góp 200.000 USD hỗ trợ các hoạt động cứu trợ và khắc phục thảm họa ở các khu vực bị ảnh hưởng bão lũ của Việt Nam, Campuchia, Lào và Philippines.
Hàng trăm hộ dân tại xã Đăk Pek, huyện Đăk Glei, Kon Tum phải di dời do mực nước dâng cao, ngày 28/10/2020. Ảnh: TTXVN phát
Thông báo của Bộ Ngoại giao Singapore nêu rõ quyết định trên nhằm ủng hộ lời kêu gọi của Hội chữ thập đỏ Singapore (SRC). Khoản đóng góp của Chính phủ Singapore sẽ bổ sung cho các khoản ủng hộ trước đó của SRC là 50.000 đôla Singapore cho Hội Chữ thập đỏ Philippines và 75.000 USD cho các tổ chức Chữ thập đỏ ở Việt Nam, Campuchia và Lào (mỗi nước 25.000 USD).
Trong bối cảnh Việt Nam, Campuchia, Lào và Philippines bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão và lũ lụt gây thiệt hại lớn về người và tài sản, gây khó khăn cho nhiều gia đình và cộng đồng trong thời gian qua, Chính phủ Singapore khẳng định là người bạn thân thiết và cùng là thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Singapore luôn sát cánh cùng Việt Nam, Campuchia, Lào và Philippines trong những thời điểm khó khăn.
Trung Quốc chia sẻ dữ liệu nước với vùng Mekong từ 1/11 Trung Quốc cấp dữ liệu thủy văn cả năm của sông Lan Thương cho Ủy hội sông Mekong (MRC) và 5 nước hạ nguồn, trong đó có Việt Nam, từ đầu tháng sau. Theo đó, Trung Quốc sẽ cung cấp thông tin về mực nước và lượng mưa tại hai trạm thủy văn Doãn Cảnh Hồng và Mãn An, mỗi ngày hai lần...