Bàn giao 4 đối tượng truy nã quốc tế người Ấn Độ
Ngày 19/3, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã bàn giao cho Cảnh sát Ấn Độ qua kênh hợp tác Interpol 4 đối tượng bị truy nã quốc tế người Ấn Độ là: Bablu Sharma, 35 tuổi; Manvendra Pratap Singh, 31 tuổi; Mahendra Kumar Nirwan, 35 tuổi và đối tượng nữ tên là Neetu Nirwan, 33 tuổi.
Theo cơ quan chức năng, trung tuần tháng 1/2012, sau khi Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm nhận được điện của Cảnh sát Ấn Độ đề nghị Cảnh sát Việt Nam phối hợp truy bắt 4 đối tượng quốc tịch Ấn Độ, Tổng cục đã chỉ đạo Cảnh sát Interpol phối hợp với Cục Cảnh sát truy nã tội phạm và các lực lượng liên quan tổ chức truy bắt. Quá trình truy bắt, các đơn vị nghiệp vụ của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm đã phối hợp chặt chẽ với nhiều đơn vị thuộc Tổng cục An ninh I và Tổng cục An ninh II.
Quá trình truy bắt, các lực lượng Công an Việt Nam đã có trong tay những thông tin ban đầu do cơ quan chức năng Ấn Độ cung cấp về 4 đối tượng bị truy nã quốc tế về các tội danh lừa đảo, làm giả giấy tờ và tham ô tài sản. 3 đối tượng nam là: Bablu Sharma, 35 tuổi; Manvendra Pratap Singh, 31 tuổi; Mahendra Kumar Nirwan, 35 tuổi và đối tượng nữ tên là Neetu Nirwan, 33 tuổi.
Cũng theo Cảnh sát Ấn Độ cho biết, từ ngày 1/11/2004 đến tháng 11/2011, Bablu Sharma là Giám đốc Công ty bán hàng đa cấp M/s Gold Sukh Trade India Limited, có trụ sở chính tại Jaipur đã đưa cho khách hàng các bản bảo hiểm giả nhằm thuyết phục họ gửi tiền vào công ty.
Ngoài ra, đối tượng Bablu Sharma đã làm giả giấy tờ để tham ô tài sản. Đối tượng Bablu Sharma đã bị Tòa án phúc thẩm tại bang Jaipur, Ấn Độ ra lệnh truy nã. Các đối tượng gồm: Manvendra Pratap Singh, Mahendra Kumar Nirwan, Neetu Nirwan là đồng phạm trong vụ án nêu trên và cũng bị cơ quan chức năng Ấn Độ ra lệnh truy nã quốc tế.
Video đang HOT
Các đối tượng người Ấn Độ có lệnh truy nã quốc tế bị lực lượng Công an Việt Nam bắt giữ.
Trong quá trình phối hợp công tác, Interpol Ấn Độ đã cung cấp lệnh bắt, ảnh các đối tượng và các thông tin liên quan đến vụ án. Cũng theo phía Ấn Độ cung cấp, đối tượng Bablu Sharma bị Cảnh sát Ấn Độ truy nã về tội lừa đảo mua bán vàng lên tới số tiền trị giá 5 tỷ rupee (tiền Ấn Độ). Tổng cộng số tiền các đối tượng thu lợi bất chính khoảng 600 triệu USD.
Quá trình xác minh, các đơn vị nghiệp vụ Công an Việt Nam đã xác định cả 4 đối tượng truy nã quốc tịch Ấn Độ nêu trên đã nhập cảnh vào Việt Nam. Với sự nỗ lực của các lực lượng: Cục Cảnh sát truy nã tội phạm, Văn phòng Interpol Việt Nam, Công an TP HCM, Cục Quản lý xuất nhập cảnh và một số đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, ngày 8/2, cả 4 đối tượng nêu trên đã sa lưới tại địa bàn TP HCM.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng thừa nhận chính là người có trong lệnh truy nã quốc tế do Ấn Độ cung cấp. Bước đầu, các đối tượng khai, trong thời gian lẩn trốn ở Việt Nam không vi phạm pháp luật Việt Nam.
Theo cơ quan chức năng, hiện nay, Việt Nam và Ấn Độ chưa ký Hiệp định về dẫn độ nhưng đã ký kết Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự. Thời gian gần đây, mối quan hệ giữa Cảnh sát Việt Nam và Cảnh sát Ấn Độ đã đạt hiệu quả cao trong công tác phối hợp phòng, chống tội phạm liên quan đến hai nước.
Ngày 19/3, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã bàn giao 4 đối tượng nêu trên cho Cảnh sát Ấn Độ qua kênh hợp tác Interpol
Theo CAND
Kỷ lục Việt Nam: Cặp bình gốm Chăm lớn nhất
Bình đực cao 1,84m, nặng 180kg còn bình cái cao 1,96m, nặng 190kg.
Hai chiếc bình này là phiên bản cổ của chiếc bình nhỏ từ thế kỷ 9-18 có cách điệu hoa văn và đắp nổi phù điêu trên thân bình. Bình đực cao 1,84m, nặng 180kg, ngang 50cm. Thân bình được đắp nổi phù điêu vũ điệu Apsara (một vũ điệu đặc sắc và độc đáo của người Ấn Độ được người Chăm xưa vận dụng múa trong vương triều). Bình cái cao 1,96m, nặng 190kg, ngang 50cm, được đắp nổi điệu múa Biyền (múa Chàm Rông hay múa quạt).
Cặp bình gốm Chăm do họa sĩ Nhất Chi Lan thiết kế, kết hợp với các nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) chế tác từ 14.4.2005 đến 10.6.2005 hoàn thành, gồm bình đực và bình cái.
Để làm hai chiếc bình này, các nghệ nhân đã sử dụng hơn 200kg đất sét pha cát. Đất sét được đập nhỏ, phơi khô, sau đó ngâm nước tạo độ dẻo cần thiết. Cát được sàng kỹ sau đó pha với đất sét theo một tỉ lệ nhất định. Điều đặc biệt là hai chiếc bình này được làm hoàn toàn bằng tay, từ lúc nhào đất cho đến lúc xoay bình để tạo dáng, quan trọng là phải đều tay để giữ được sự cân đối cho bình không bị vỡ. Họa sĩ Nhất Chi Lan đã nung thử nghiệm 5 lần với 10 chiếc bình bị vỡ mới thành công cặp bình gốm Chăm độc đáo này.
Ngày 14.10.2009, Công ty TNHH Gốm Chăm Pa đã phá kỷ lục này khi thực hiện cặp bình gốm Chăm có kích thước: bình đực cao 1,95m, đường kính nơi to nhất 54 cm, nặng 180kg. Bình cái cao 1,97m, đường kính nơi to nhất 57cm, nặng 200kg. Trên thân bình có 4 phù điêu mô tả các hoạt động sử dụng nhạc cụ và múa truyền thống của người Chăm, cùng một số hoa văn Chăm trang trí. Nguyên vật liệu để làm nên cặp bình là 420kg đất sét và cát.
Theo BĐVN
Hành hạ giúp việc, nhà ngoại giao có thể phải bồi thường 1,5 triệu USD Một thẩm phán tại New York, Mỹ đã khuyến nghị rằng một nữ giúp việc trẻ tuổi người Ấn Độ có thể nhận đươc gần 1,5 triệu USD từ vợ chồng một nhà ngoại giao người Ấn Độ vì đã "đối xử dã man" với cô. Ảnh minh họa. Khoản tiền bồi thường đươc kiến nghị gồm có 500.000 USD cho những "căng...