Bạn gái nôn ọe khi hôn, phải làm sao?
Yêu nhau được 4 tháng nhưng chúng tôi vẫn chưa một lần hôn nhau. Mỗi khi tôi định ghé vào gần môi là cô ấy buồn nôn. Tôi mà ép thì cô ấy rất khó chịu trong người và nôn ọe.
Tôi 27 tuổi. Cách đây 4 tháng có quen một bạn gái 23 tuổi chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Chúng tôi yêu nhau nhanh chóng nhờ sự giúp đỡ và vun đắp của người thân. Chú và thím của cô ấy là sếp của tôi đã tiếp xúc và hiểu rõ về tôi nên nhờ thế cô ấy cũng tin tưởng và nhanh chóng nhận lời yêu khi tôi ngỏ lời.
Nhưng tôi vẫn băn khoăn một vấn đề, khi ở gần cô ấy, tôi thấy vui nhưng khi xa nhau lại chẳng thấy nhớ, còn khi đi chơi với bạn bè thì gần như sự tồn tại của cô ấy trong tôi không còn nữa.
Đặc biệt điều tôi lo lắng nhất là yêu nhau được 4 tháng, tôi cũng về gia đình chơi nhiều và gia đình cô ấy xem tôi như con trong gia đình, nhưng chúng tôi vẫn chưa một lần hôn nhau. Mỗi khi tôi định ghé vào gần môi là cô ấy buồn nôn, tôi mà ép thì cô ấy rất khó chịu trong người và nôn ọe.
Ảnh minh họa: Alarm.
Cô ấy cũng chẳng biết gì về giới tính cả. Khi tôi nói nếu chúng ta không hợp nhau trong chuyện chăn gối sau này, rất khó hạnh phúc. Nhiều lần tôi rủ cô ấy đi khám xem có vấn đề gì không thì cô ấy nhất định không chịu và nói mình hoàn toàn bình thường. Còn khi tôi đề cập bóng gió chuyện chia tay nếu không hợp thì cô ấy nói sẽ chết nếu tôi rời xa cô ấy.
Đôi khi tôi cũng nghĩ tới chuyện chia tay vì không cảm thấy bằng lòng với những gì đang có trong tình yêu. Giờ tôi rất băn khoăn không biết làm sao. Mong chuyên gia tâm lý tư vấn giúp. ( Hiếu).
Trả lời:
Chào bạn Hiếu,
Qua thư bạn chia sẻ, tôi nhận thấy, tình cảm của bạn và “người yêu” hiện nay hoàn toàn chưa phải là tình yêu. Có thể cả bạn và cô ấy đều đang trong tình trạng “thấy cũng được, thôi thì tặc lưỡi ừ cho xong”.
Vì sao tôi lại nói như thế? Trước hết theo Nhà tâm lý học người Mỹ Robert Sternberg thì một tình cảm giữa 2 người khác giới thực sự là tình yêu khi và chỉ khi nó đảm bảo được 3 yếu tố: Sự hấp dẫn giới tính, nhu cầu gần gũi và thân thiết, sự cam kết gắn bó và chung thủy với nhau (như hình vẽ minh họa dưới). Cả 3 yếu tố đó, tạo thành một cái kiềng ba chân đảm bảo cho sự bền vững của tình yêu.
Video đang HOT
Trong khi đó, ngay trong thư của kể, yếu tố sự hấp dẫn giới tính không thấy thể hiện. Bạn và cô ấy đến với nhau nhanh chóng không phải vì nhu cầu tự thân mỗi người muốn, mà chỉ do mai mối và vun đắp của người lớn. Cả hai chấp nhận nhau chỉ vì thấy đối tượng của mình “trông cũng được”. Nói cách khác, tình cảm của đôi bạn hiện nay đang ở mức độ lý trí mà thiếu sự hiện diện của trái tim. Chính vì thế mà bạn mới có cảm giác “khi ở gần thì thấy vui nhưng khi xa nhau thì chẳng thấy nhớ và khi đi chơi với bạn bè là gần như sự tồn tại của cô ấy không còn nữa”.
Từ việc không có sự hấp dẫn giới tính dẫn đến không tạo ra nhu cầu gần gũi và thân thiết giữa 2 người. Do đó, không lạ gì khi bạn muốn hôn cô ấy thì cô ấy buồn nôn hoặc có cảm giác nôn ọe khi bị ép. Đơn giản là vì cô ấy chưa cảm thấy nhu cầu có những hành vi biểu lộ tình cảm thân thiết với bạn. Theo tôi, cô bạn ấy hoàn toàn bình thường về vấn đề giới tính, không cần phải khám hoặc chữa gì cả. Vấn đề là nằm ở trái tim, cô ấy chưa cảm được bạn nên có những biểu hiện “trơ” với bạn thế thôi.
Trong tình cảnh của bạn hiện nay, có lẽ lời khuyên phù hợp nhất đó là “hãy để từ từ cháo mới nhừ”. Trước hết, cả bạn và cô ấy cần có thêm thời gian tìm hiểu và cảm nhận bằng trái tim xem nửa kia có thực là người mà mình muốn song hành suốt đời không. Điều này rất quan trọng, chuyện cả cuộc đời phải tự bản thân mình cảm nhận và quyết định. Mọi ý kiến, vun đắp của người lớn chỉ mang tính tham khảo và hỗ trợ, không thể thay thế được cảm nhận của chính người trong cuộc bạn nhé!
Sau một thời gian đủ dài, cả 2 cần có sự trao đổi thẳng thắn với nhau về tình cảm tự đáy lòng mình. Có thể tiến tới tình yêu và hôn nhân hay chỉ là tình cảm của những người bạn. Cả 2 phải xác định thật rõ điều này, đừng “cố yêu” chỉ vì đó là ý kiến của người lớn.
Bạn nên nhớ một câu châm ngôn khá hay “Hy vọng có tình yêu sau khi cưới cũng giống như đi chợ mà hy vọng sẽ nhặt được tiền trên đường”. Cuối cùng tôi có một lời khuyên cho bạn, nếu thực sự có tình yêu thì hãy tiến tới, còn không thì nên chia tay nhau một cách lịch sự. Và nếu điều đó xảy ra, bạn cần nói để cô ấy hiểu rõ trong tình yêu và cuộc sống hôn nhân gia đình không thể có sự gượng ép.
Dù sao, tôi cũng hy vọng bạn và cô ấy có thể cảm nhận và rung động thực sự từ trái tim mỗi người khi cả 2 đang có “thiên thời , địa lợi” chỉ còn thiếu “nhân hòa” nữa thôi. Đừng quên trên con đường đến trái tim không thể đi vội vã được bạn nhé. Mọi chuyện đều cần đúng lúc và đúng chỗ.
Chúc bạn nhanh tìm được tình yêu đích thực của mình!
Theo VNE
Lụy tình, thiếu nữ thành 'osin' cho người yêu
3 lần bị 'đá', Yến (24 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn không thể chia tay bạn trai. Cô thú nhận, cả đời này không thể yêu ai khác ngoài Tùng, dù có phải chạy theo anh nhiều hơn nữa.
Yến ấn tượng với người đối diện ngay lần gặp đầu tiên bởi làn da trắng bóc, tóc để dài. Cô ít nói, hiền lành theo kiểu dễ khiến người ta nghĩ là giả tạo, nhưng tiếp xúc rồi mới biết cô thật thà và cực nữ tính. Có lẽ vì thế mà Yến khổ - 3 lần bị bỏ rồi 3 lần được đề nghị quay lại - cùng một người đàn ông.
Mối tính duy nhất trong 5 năm qua của Yến là với Tùng - cậu bạn cùng lớp đại học - nhưng ngần ấy thời gian chàng trai lại có thêm nhiều người con gái khác. Yến kể, vào đại học hai người nhanh chóng cảm mến nhau. Yêu được hơn năm thì Tùng chia tay cô đến với một cô bạn cùng lớp sành điệu, nhà giàu.
"Thời điểm đó mình tưởng như không thể sống được khi ngày ngày phải chứng kiến cảnh thân mật của họ trên giảng đường, lại còn phải chịu những lời xỉa xói của bạn bè và cả cô gái kia. Mình cố quên anh ấy nhưng không ngờ khi anh ấy đề nghị quay lại thì lập tức mủi lòng", Yến chia sẻ.
Yêu Tùng lần thứ hai, Yến càng sợ mất bạn trai hơn. Cô cố gắng hoàn thiện mình, và luôn muốn thể hiện cho Tùng thấy cô yêu cậu nhiều cỡ nào. Hai người trọ xa nhau, thấy Tùng vất vả qua chỗ cô ăn cơm, rồi lại bắt xe buýt về nên Yến đã xin gia đình mua xe máy để tiện đưa đón. Cô cũng hay mua đồ đẹp, rủ đi chơi, chép bài trên lớp, thậm chí làm tiểu luận hộ người yêu.
"Quả thật, anh ấy ở bên nhưng mình vẫn lo một ngày nào đó anh lại rời bỏ, vì vậy mình càng cố chăm sóc anh hơn. Thế mà, anh lại rời bỏ mình lần 2, rồi lần 3 khi ra trường mình xin việc ở quê", Yến nói.
Không thể rời bỏ được Tùng nên Yến bỏ mối xin việc gia đình đã chạy vạy từ trước. Cô nộp hồ sơ và thi đậu vào một cơ quan Nhà nước hồi cuối năm ngoái. Sau đó không lâu, Yến và Tùng hàn gắn.
"Mình biết anh ấy là người trọng vật chất, nhưng cũng vì bố mẹ kỳ vọng nên anh mới thế. Giờ anh thay đổi rồi, chiều chuộng, chăm sóc mà ngay cả đến trong mơ mình cũng chưa từng nghĩ tới", cô gái trắng trẻo nói chắc nịch.
Trong tình yêu không ít cặp đôi trẻ có một người "chạy", một người luôn luôn "đuổi". Ảnh minh họa:Phan Dương.
Ở cách nhau hơn chục km mà lần nào muốn đi chơi với người yêu, Nhím (tên thường gọi của Vân, 20 tuổi, quê miền Trung) cũng phải đi xe buýt lên đón bạn trai. Tình yêu không khác gì "osin - ông chủ" khiến người quen biết cô phải thất vọng.
Bích - chị họ, đang sống cùng phòng với Nhím - kể, em cô vốn lạc quan, luôn chủ động nhưng riêng trong chuyện tình cảm cô lộ rõ là một người bị động, lụy tình. Từ năm lớp 12, Nhím đã yêu Kỳ ở cùng xã, học đại học Mỏ địa chất. Gia đình cô đã rất khốn khổ khuyên răn Nhím chuyên tâm học hành.
"May sao con bé đủ điểm đỗ đại học. Ra Hà Nội, em tôi như một người khác hẳn, nó chỉ biết có bạn trai, cung phụng, chiều chuộng không khác nào 'osin' cho thằng bé kia", Bích bức xúc.
Cô gái này kể, phòng trọ có 3 chị em, vốn đã chật chội nhưng ngày nào cũng phải tiếp thêm một "vị khách không mời" là bạn trai của Nhím. Từ sáng sớm ngủ dậy, Nhím đã lo đánh thức, rồi đi đón bạn trai, xong lại vất vả đi chợ cơm nước.
"Giả như không có Kỳ thì ba chị em ăn tạm cũng xong nhưng vì có nó nên Nhím thường vất vả nấu nướng. Thế mà cậu kia rất lười, toàn ỷ chuyện giặt đồ sang cho Nhím. Tuần nào, con bé cũng xách một túi đồ mà đa số là quần bò về giặt giũ, phơi phóng. Tuần nào Kỳ cũng đến ăn cơm vài lần nhưng tôi chưa bao giờ thấy nó mang đến dù là cân hoa quả", Bích nói thêm.
Nhiều lần góp ý với Nhím, dọa mách bố mẹ chỉ khiến cô em họ giận dỗi, không nói chuyện với ai, thành thử Bích đành phải nín nhịn. "Đáng giận nhất là hễ hai đứa muốn gặp nhau thì Nhím toàn phải lên Đại học Mỏ đón. Hôm mượn được xe máy thì nhanh, nhiều hôm phải đi xe buýt rồi tối muộn lại phải chở cậu kia về quãng đường xa và nguy hiểm. Nhiều lần như thế mà tôi chưa bao giờ thấy cậu kia chủ động gọi điện hỏi con bé về chưa", Bích thở dài bất lực.
Vì yêu đương mà lực học của Nhím kém hẳn. Năm thứ nhất cô đã phải học lại 2 môn. Vào học kỳ này học nhiều hơn nhưng cô cũng không lo đèn sách, mỗi lần giận nhau với người yêu, Nhím đều không thể làm được việc gì.
Biết mình "yêu nhầm", song cô gái Thúy An (19 tuổi, học một trường Cao đẳng ở Hà Nội) vẫn không thể dứt được anh chàng hơn cô 5 tuổi.
Thúy An cho biết cô và bạn trai yêu nhau hơn 1 năm nay, cả hai đều đang đi học nhưng gần như tháng nào cô cũng phải chu cấp cho bạn trai vài lần. "Nhìn cảnh anh ấy không dám ra ngoài vì không có tiền, nằm nhà nhịn đói em lại không cầm lòng được. Giả như có vài trăm trong ví là em rút đưa cho anh một nửa. Mỗi lần vậy, anh ấy rất ngọt ngào, nói có lỗi với em", An nói.
Không chỉ cho bạn trai tiền ăn, uống nước, mới đây Thúy An còn phải chạy vạy vay hơn một triệu đồng tiền để cậu đóng tiền học lại. "Lúc đó, anh ấy bảo tiền dạy thêm (hai đứa cùng đi dạy) anh chỉ lấy một nửa còn cho em tất cả nhưng đến tháng lấy tiền anh cầm sạch. Em hỏi thì anh quát: 'Chồng đang nợ nần đầy mà còn đòi. Thật không hiểu cô yêu tôi kiểu gì'", Thúy An dẫn lại.
Theo Thúy An, lúc vừa yêu ai cũng bảo cô may mắn vì kiếm được người yêu đẹp trai, học đại học, biết chiều chuộng. Bản thân cô khi đó cũng tự hào vì một cô gái béo, lùn, chậm chạp lại có được người yêu mình thật lòng.
"Chính vì thế em luôn nghĩ mình phải yêu và nghe lời anh hơn để xứng với tình cảm của anh ấy. Nhưng dạo này bao nhiêu chuyện xảy ra, yêu nhau mà em không gọi thì đến cả tuần anh cũng không gọi cho em, khiến em nhận ra có lẽ anh đã bớt yêu em rồi. Giờ em cũng không cần cung phụng anh nhiều thế nữa", cô gái trẻ giọng buồn.
Theo chuyên gia tâm lý Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn Tình yêu, hôn nhân và gia đình, không có kiến thức về tình yêu dẫn đến một số người phải chịu thiệt thòi.
"Một số bạn đã nhầm lẫn giữa sự hy sinh cao cả trong tình yêu với sự phục tùng như nô lệ. Cái gì cũng vậy, 'cho đi' cần phải được 'nhận lại' tương xứng, như thế mới công bằng, tình yêu mới lâu bền được", chuyên gia tâm lý cho biết.
Chuyên gia phân tích, bạn chăm sóc, hy sinh cho đối phương quá đáng dẫn đến hình ảnh bản thân trở nên "bị động, thảm hại". Không những cho đi không được đáp lại mà còn khiến đối phương ỷ lại, xem việc được nhận sự chăm sóc là lẽ đương nhiên. Có thể trước đó người ta có tình yêu thật lòng nhưng vì chính bạn "tôn" họ lên nên họ sẽ không mảy may nghĩ là cần phải làm vui lòng bạn nữa. Đến khi bạn có nhận ra, thắc mắc về chuyện này sẽ làm anh ta chán ghét, khó chịu.
"Tôi không tán thành tình yêu mà các bạn nam chiều chuộng, chăm sóc bạn gái, đi ăn luôn đóng vai trả tiền; nhưng lại càng không thể chấp nhận tình yêu mà bạn nữ là người hy sinh, có trách nhiệm giữ tình yêu. Trong bất cứ mối quan hệ nào, người đàn ông phải là người làm các việc như đưa đón bạn gái, còn phụ nữ chỉ làm việc chăm sóc nhẹ nhàng. Chuyện thường xuyên đưa đón người yêu đi hàng chục km trời khuya như vậy quả thật không nên chút nào", chuyên gia nói.
Theo nhà tâm lý, trong tình yêu các bạn gái phải chủ động. Tình yêu cần sự hy sinh nhưng không phải hy sinh quá đáng và đối phương xem như không biết, không hay. Thậm chí, cần phải có đi, có lại thì tình yêu mới bền lâu được.
Theo VNE
Một chuyến giận vợ "trốn nhà" Anh giận chị từ trước Tết, sau chuyện thằng con trai cưới vợ, anh không đồng tình nhưng chị ngấm ngầm ủng hộ nó. Nỗi giận ấy cứ âm ỉ nhưng anh cố chịu đựng để đón Tết yên nhà, yên cửa. Song, cho đến khi chị lẳng lặng du xuân cùng vợ chồng thằng con trai mới cưới mà chỉ nói qua...