Bạn gái đòi vượt giới hạn nhưng tôi không dám vì chưa có gì trong tay
Tôi sợ sẽ không gánh vác trách nhiệm được, với lại chắc gì có được cô ấy rồi tôi còn yêu và sẽ cưới?
Hình ảnh minh họa
Tôi 17 tuổi, bạn gái bằng tuổi. Chúng tôi yêu nhau được 4 tháng thì cô ấy đòi đi quá giới hạn, có dùng biện pháp an toàn. Tôi khá bất ngờ, hỏi cô ấy đã suy nghĩ kỹ chưa mà trao cái ngàn vàng cho tôi, như thế sau này em sẽ hối hận lắm đó. Cô ấy nói đã nghĩ kỹ rồi, dù như thế nào cũng không hối hận. Tôi biết một phần cô ấy yêu tôi nhiều, còn phần nữa là do cô ấy suy nghĩ bồng bột.
Tôi không muốn điều này xảy ra khi hai đứa mới chỉ 17 tuổi, không có gì trong tay. Sau khi đi quá giới hạn xong tôi sợ sẽ không gánh vác trách nhiệm được, với lại chắc gì có được cô ấy rồi tôi còn yêu và sẽ cưới? Lỡ sau này chia tay, chồng tương lai có chấp nhận cô ấy không, có thể cô ấy sẽ mất cả tương lai. Giờ gia đình cấm cô ấy yêu đương vì còn đang đi học. Hãy cho tôi lời khuyên. Chân thành cảm ơn.
Video đang HOT
Phong
Theo vnexpress.net
Đàn bà mạnh mẽ tới đâu là vừa?
Đàn bà mạnh mẽ, kiêu hãnh là quyền của đàn bà; nhưng trong niềm kiêu hãnh đó, nên giữ lại chút mềm mượt, bởi một sợi tóc cũng có thể cột được người thương; hãy còn chút trẻ con mà nũng nịu, để được chở che...
Hơn 22g, chồng Hà vẫn chưa về nhà. Hà bảo: "Thây kệ ổng, Hà bây giờ đâu cần gì ở ổng nữa. Công việc vững vàng, con cái ngoan hiền, nhà xe tiện nghi. Chồng tốt thì Hà giữ, chồng... xìu xìu ểnh ểnh, không bỏ nhau được thì cũng chẳng việc gì phải lo nghĩ nhiều cho mệt xác". Nói rồi, Hà đòi chở tôi đi ăn khuya. Hà bảo hôm nay phá lệ, vì có khách quý, chứ đàn bà con gái, ăn khuya bụng to, xấu xí lắm. Nhưng tới nơi, Hà chỉ kêu tô nhỏ, mà ăn có nửa tô.
Tôi biết, Hà ăn là để tôi... có bạn, chứ cô có đói đâu, cũng chẳng muốn ăn. Dù mười năm mới gặp lại, tôi không trách sao Hà không cùng tôi ăn hết tô phở. Tôi hiểu, công cuộc giữ dáng của phụ nữ cần rất nhiều sự mạnh mẽ và quyết liệt mới hiệu quả, giống như cách Hà đã từng mạnh mẽ thay đổi cuộc sống vốn phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, từ tài chính tới cảm xúc.
"Đàn bà có tiền, muốn gì cũng được, chỉ trừ một điều: không cản nổi tính tự ái của đàn ông" - Hà nói. Đến đây thì tôi đã lờ mờ hiểu rằng, chồng Hà tự ái vì kiếm tiền thua vợ; hoặc cũng có thể vì làm ra nhiều tiền, Hà trở tính, khiến chồng cô tự ái. "Lẫy sẩy cùi" - Hà thản nhiên. Có vợ làm ra tiền, lẽ ra phải mừng, phải sẵn lòng nhào vô phụ giúp vợ một tay; vì kiếm tiền là cơ hội, phải biết chắt chiu, chứ sao lại còn kiếm chuyện. Tại sao chồng không tự hào về vợ, mà lại tự ái, sĩ diện?
Kiếm tiền, cũng phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt", có phải hất cằm là tiền chạy về túi đâu. Mà Hà chẳng phải ba đầu sáu tay, để vừa lo kinh tế, vừa quần quật con cái, việc nhà. Có điều kiện, Hà thuê người giúp việc, để mình được thảnh thơi. Hà cũng chẳng bỏ bê con cái hay gia đình. Nói chồng tự ái là tự ái thế nào. Có vẻ như tôi đã... gãi trúng chỗ ngứa của Hà nên bạn nói không phanh.
Không thể dùng "chiêu" nào để xử tính tự ái của chồng được sao Hà? Đàn ông, đôi khi chỉ một lời ngọt nhạt của vợ, họ cũng biết nghĩ lại. Đàn bà mạnh mẽ, kiêu hãnh là quyền của đàn bà; nhưng trong niềm kiêu hãnh đó, nên giữ lại chút mềm mượt, bởi một sợi tóc cũng có thể cột được người thương; hãy còn chút trẻ con mà nũng nịu, để được chở che... Hà phì cười, bảo tôi sến súa. Tôi thì nghĩ, có khi đàn ông lại thích sự sến súa đó. Hà hãy thử một lần sến súa xem sao. Đàn bà, vừa đủ đầy mà vừa điều khiển được chồng, chẳng phải sướng hơn sao. Vợ chồng mà "sống chết mặc bay" thì chán nào cho bằng.
Không giống như Hà. Trong 20 năm kết hôn, có 15 năm vợ chồng Thảo "sống khỏe", nhờ thu nhập khá và ổn định. Năm năm sau này, vì hùn hạp thua lỗ, bao nhiêu vốn liếng ra đi. Thất bại ở tuổi 35, với đàn ông, đâu phải hết cơ hội. Vậy mà chồng lao vào đỏ đen, đổ thừa số phận. Thảo biết, đàn ông quan trọng sự nghiệp, nên Thảo cũng nhiều lần động viên, an ủi chồng. Những ngày chưa quen chồng cờ bạc, Thảo hay gọi chồng về nhà, vì Thảo sợ thua tiền, liền bị chồng đổ thừa với bộ mặt hung tợn: "Đang hên lại bị gọi, hèn chi thua hết".
Xác định "trụ gãy", nhưng lương có chừng, Thảo nhận thêm việc làm ngoài giờ, thu nhập cũng bèo bọt. Một mình gồng gánh nên vén khéo là cách duy nhất để Thảo duy trì cuộc sống bốn miệng ăn. Chồng Thảo, có những hôm thắng bài, về đưa tiền phụ vợ; nhưng Thảo bảo, đồng tiền kiếm được không chính đáng, Thảo mà lấy, chẳng phải gián tiếp khuyến khích chồng cờ bạc sao.
Thảo không tin chồng có máu cờ bạc, chỉ là anh ấy cùng đường, chưa có lối ra. Thảo chờ chồng nghĩ lại. Cô tỏ ra là người vợ bất cần, kiểu như không có anh, mẹ con tôi vẫn ổn. Tôi hỏi, nếu ổng xác định bài bạc là nghề thì lẽ nào Thảo chờ đến suốt đời. Thảo đáp gọn lỏn: "Nhất định ổng sẽ về. Bài bạc chỉ là nhất thời, chữa cháy giai đoạn chán đời thôi". Trong lời nói ngắn gọn ấy, tôi phát hiện sự cam chịu, bất lực của Thảo. Có thể Thảo là người trong cuộc, nên còn có ánh nhìn hy vọng. Hy vọng để mạnh mẽ vượt qua bước ngoặt cuộc đời, mạnh tới khi nào... hết mạnh được nữa thì thôi.
Thảo mạnh mẽ, nhưng lại chịu "sến súa" với chồng. Tôi thích vậy. Thảo không lấy tiền cờ bạc từ chồng, nhưng vẫn để phần cơm nước, ngọt ngào những lúc cần thiết và đặc biệt là luôn tỏ ra cho chồng biết, Thảo vẫn kiên nhẫn mong chồng nghĩ lại. Thảo có chồng, chớ đâu phải bà mẹ đơn thân mà một mình gánh vác trách nhiệm. Sợ rằng, một lúc nào đó Thảo ngã quỵ vì sự mạnh mẽ, kiêu hãnh, vì sĩ diện của mình. Đàn ông thấy thế đành lòng được sao?
Theo phunutoday.vn
Tâm sự của cô gái trót trao 'đời con gái' cho bạn trai và cái kết đau lòng Trong thời gian yêu nhau, cô gái cứ nghĩ mình là người may mắn khi cô và bạn trai những ngày đầu yêu rất trong sáng. Cho đến một hôm cô mới biết bạn trai mình là người đàn ông như thế nào. Bài viết trên trang NEU Confessions được chính nhân vật nữ trong câu chuyện chia sẻ, khi cô gái khi...