Bạn gái coi thường vì bố mẹ tôi làm nghề mổ thịt lợn
Em ghét bẩn, ghét những đồ vật nhơ nhuốc. Ngay cả chiếc áo mẹ mua, em cũng bắt tôi vứt đi cho bằng được vì em bảo trông nó màu cháo lòng.
Trước đây đọc về những câu chuyện chê người tỉnh lẻ, tôi thầm nhủ bản thân phải tránh xa những cô gái “ lá ngọc cành vàng”, suốt ngày chỉ biết lấy tiền bố mẹ để ăn diện, phấn son đủ kiểu. Vậy nhưng hình như ghét của nào trời trao của ấy, tôi phải lòng em – một cô gái thành phố từ nhỏ đã sống trong nhung lụa.
Sau một thời gian ra sức tán tỉnh, cuối cùng em cũng gật đầu đồng ý làm bạn gái tôi. Dù còn nhiều lo toan nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc ngập tràn. Em xinh xắn, trắng trẻo, có nụ cười khiến nhiều cô gái phải ao ước, và những chàng trai thì phải mải mê ngắm nhìn em. Tính em có chút đỏng đảnh, kiêu kì, thiết nghĩ vì con gái thành phố đều vậy, nên tôi lúc nào cũng nhường nhịn em.
Em ghét bẩn, ghét những đồ vật nhơ nhuốc. Ngay cả chiếc áo mẹ mua mấy năm tôi vẫn mặc, em bắt tôi vứt đi cho bằng được vì em bảo trông nó màu cháo lòng. Yêu nhau, chúng tôi cũng trải qua những giận hờn, vãi vã nhưng vẫn bên nhau và tình cảm ngày càng bền chặt. Tôi luôn nghĩ sẽ cưới em làm vợ nên quyết định đưa em về nhà ra mắt bố mẹ.
Em là cô gái thành thị, luôn ăn vận đẹp đẽ (Ảnh minh họa, nguồn: Tumblr)
Gia đình tôi ở quê, bố mẹ làm nghề mổ thịt lợn, quần áo lúc nào cũng dính ít máu me, hôi hám của một nghề lăn lộn vất vả. Vì biết bố mẹ ngày nào cũng phải dậy từ sáng sớm làm thịt lợn nên chắc hẳn cả ngày đều ở ngoài chợ, tôi không về nhà ngay mà phóng ra chợ để bố mẹ được gặp “nàng dâu tương lai” luôn. Vừa ra đến nơi, em trợn mắt lên và lấy tay bịt mũi khi đứng gần mẹ tôi. Thấy thế, tôi đành chữa ngượng là do em chưa quen với không khí vùng quê nghèo. Mẹ tôi tính tình chất phác, thấy bạn bè tôi về là tay bắt mặt mừng nên nắm lấy tay em như người thân quen, em vừa chạm đã nhanh chóng bỏ tay ra.
Về nhà tôi, em chạy ào ra bể nước rửa đi rửa lại bàn tay của mình. Em tìm xà phòng thơm và nước rửa tay không có, đành nhăn mặt dùng tạm nước rửa bát. Rửa xong lại đưa lên ngửi như thể vừa bắt phải vật gì kinh khủng lắm, rồi nhăn nhó với tôi “Rửa đi rửa lại vẫn ám mùi. Hôi hôi kiểu gì ấy. Cần gì phải bắt tay bắt chân làm gì cho khổ ra”. Tôi ngơ ngác, bảo với em đừng nói thế và giải thích cho em phải hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi làm công việc ấy.
Nhưng khi bố mẹ ngoài chợ về, thấy áo bố bị rách, cũ kỹ lại lấm lem vết bẩn, mặt em lại nhăn nhó: “ Sao anh lại để bố mặc cái áo chẳng bằng áo của một lão xe ôm, có khi còn kinh hơn”. Em phụng phịu, ra vẻ không hài lòng với chuyến đi về quê. Tôi giận em vô cùng nhưng không muốn cãi nhau sợ bố mẹ lại nghĩ ngợi.
Ngồi ăn cơm, em cứ lấy giấy ăn trong túi lau đi lau lại đôi đũa. Em làu bàu: “Đũa tỉ năm không rửa. Lau mãi không sạch, rợn hết cả người”.
Ăn cơm xong, mẹ tôi mệt, mồ hôi nhễ nhại nhưng vẫn bê mâm ra rửa bát, còn em ngồi chễm chệ lau… tay. Bố mẹ tôi không ưng ý thái độ của em, nhưng lại nghĩ gái phố nó thế, tôi “chữa cháy” thêm vào, nên ông bà cũng thôi không ì xèo.
Video đang HOT
Trên đường về thành phố, em luôn miệng nhắc tôi bảo bố mẹ nào là “thay quần áo, mua quần áo mới, bỏ nghề mổ thịt lợn gớm ghiếc ấy đi, chân tay thì nên cắt sạch, trông đen xì mất vệ sinh…”. Em bảo tưởng ở quê thanh cảnh, được đi chơi làng quê thơ mộng đã đành, về toàn ngửi mùi phân từ chuồng nhốt lợn, chẳng được đi đâu. Em nói suốt dọc đường khiến tôi phát bực. Nói thực tôi thấy nóng mặt khủng khiếp. Đến lúc không chịu được nữa, tôi to tiếng quát thì em khóc nức nở, còn cố cãi: “Bố mẹ anh vừa bẩn thỉu, vừa làm cái nghề vừa bẩn vừa sát sinh nhất. Ăn uống thì đến cái đũa gắp thức ăn cũng bẩn cả tay. Anh có tức thì cũng không thay đổi được sự thật ấy”.
Sau chuyến ra mắt, cả hai giận nhau. Tôi giận 1, thì em giận 2, xem chừng khó chịu. Đã vậy, em còn viết trên Facebook: “Đã nghèo còn bẩn, đã đói còn rách. Đã thế còn cố chống chế làm như gia đình mình thơm tho lắm”,… Tôi không chịu nổi nữa. Từ trước đến nay, lần nào giận dỗi, cãi nhau, dù có lỗi hay không, tôi cũng làm lành, xuống nước với em được. Nhưng lần này, đụng đến bố mẹ tôi… Càng nghĩ càng khó chịu. Nhiều lúc toan thông cảm cho em, nhưng tự bản thân mình không cho phép mình nhượng bộ.
Dù yêu em đến mấy, nhưng có lẽ, đến giờ trong lòng tôi chỉ còn hình ảnh cô gái yêu kiều bĩu môi khi nhìn thấy bố mẹ tôi lam lũ. Bố mẹ tôi không đáng bị em nói ra những lời như vậy. Có lẽ tôi đã sai lầm khi chọn người con gái như em. Có lẽ tôi không nên yêu một cô gái thành phố, xa cách và không có sự đồng cảm. Tôi có nên chia tay hay tiếp tục tình yêu này để thay đổi suy nghĩ và cả cách ăn nói của em? Tôi không biết làm thế nào nữa. Vẫn còn yêu, nhưng lại thấy buồn, thấy bực bội trong người…
Theo Ngoisao
Xin lỗi, anh không phải là cái mỏ
Anh được quyền mua đồ, bao ăn, trả các loại phí. Còn chuyện đó, giờ chưa phải lúc!
Yêu một cô nàng đào mỏ
Tôi quen cô ấy trong một lần đi ăn với nhóm. Cô ấy thua tôi 2 tuổi thông minh, lanh lợi và ăn nói cực kì có duyên, có lẽ do cô ấy làm ở vị trí chăm sóc khách hàng nên tính tình bạo dạn. Sau lần đó tôi có nhắn tin đẩy đưa vài lần, cô ấy cũng khá nhiệt tình trả lời.
Rồi cũng có hẹn đi cà phê và tán dóc. Tình cảm có vẻ thân hơn nhưng vì chưa hiểu rõ con người của cô ấy nên tôi vẫn cứ tìm hiểu chứ chưa định ngỏ lời chính thức.
Đột nhiên một lần, cô ấy nhắn tin cho tôi "Anh ơi, anh nạp cho em 100.000 Viettel với, em hết tiền rồi mà không mua thẻ được!". Tôi cũng vui vẻ nạp ngay vì một phần đang trong giai đoạn cưa cẩm, một phần vì bạn bè nếu hoạn nạn thì giúp đỡ thôi. Sau lần đó, cứ cần là cô ấy lại nhắn tin nói tôi nạp tiền điện thoại cho. Nghĩ cũng là người mình yêu nên tôi cũng vui vẻ làm theo.
Sau đó, chúng tôi cũng bắt đầu qua lại và hẹn hò nhiều hơn. Cô ấy bắt đầu nũng nịu đòi tặng quà và lúc nào đi ăn cũng "Em muốn thử ăn ở nhà hàng đó, nghe nói ngon lắm!". 14/2, 8/3, sinh nhật thì không có gì lăn tăn, nhưng cả Trung thu, 1/6 mà cô ấy cũng đòi được tặng quà cho bằng được.
Mà tặng quà thì phải theo đúng ý cô ấy thích, không thôi sẽ giận. Càng ngày tôi càng không chịu nổi thói quen xa xỉ và có vẻ coi trọng vật chất của cô ấy.
Có vài lần tôi bóng gió về những tình yêu nghèo mà yêu thương nhau tha thiết. Cô ấy có vẻ không vui và nói "Yêu nhau mà không lo cho người yêu được đầy đủ, sung sướng thì tự ở nhà FA suốt đời đi. Thời này làm gì còn chuyện một túp lều tranh, hai trái tim vàng nữa hả anh?".
Tôi không phải không có đủ tiền lo cho cô ấy đầy đủ, nhưng việc đòi hỏi vật chất nhiều như vậy khiến tôi có cảm giác nếu một ngày mình làm ăn thất bại và trắng tay thì nhất định cô ấy sẽ bỏ mình và đi thôi. Liệu tôi có nên chia tay hay tiếp tục?
Liệu đây có phải đích thị là một cô nàng chuyên đào mỏ bạn trai? Đó là băn khoăn của chàng trai vừa kể lại câu chuyện trên.
Tình còn đẹp khi thiếu cái ví tiền?
Có rất nhiều anh chàng vì tư tưởng đang cưa cẩm nên có xu hướng lấy lòng gái bằng mọi giá và cho rằng việc rút hầu bao là chuyện buộc phải làm trong tình yêu để chinh phục trái tim người đẹp. Họ sẵn sàng đưa người yêu đến chỗ sang trọng, tặng những món quà đắt tiền và tìm mọi cơ hội để được tặng quà cho gái để chứng tỏ độ ga lăng và tình yêu của mình.
Có điều, khi con gái đã yêu thật sự thì họ thường không đòi hỏi những thứ như thế. Và đặc biệt, họ cũng rất xót của cho người yêu của mình.
Nếu không có cái ví, tình yêu liệu có suôn sẻ
"Mình có quen cô bạn, cứ đến dịp 8/3, 14/2, sinh nhật thì đều dắt nhau về nhà rồi nấu ăn cho đỡ tốn kém, bình dân mà vẫn nhiều tình cảm. Cô ấy còn không cho người yêu của mình mua quà quá xa xỉ, cô ấy nói "Nếu nghiêm túc đến với nhau thì phải biết tiết kiệm cho nhau chứ!", một bạn gái kể.
Nhiều chàng gà cho rằng, chi càng nhiều, cho càng bạo thì xác suất chinh phục được người đẹp càng cao. Họ thà một phút huy hoàng rồi ăn mì gói cả tháng để đổi lấy một nụ cười hài lòng của gái. Và dù chỉ cần gái đòi hỏi là họ sẽ đáp ứng cho dù phải đi vay mượn bạn bè. Những anh chàng như vậy được các cao thủ tình trường kết luận là dại gái.
Minh Anh cho biết " Không hiểu sao có nhiều anh chàng khi yêu mà cứ như để người yêu lên bàn thờ ấy. Cung phụng chiều chuộng đủ điều, mà những anh chàng như vậy mà bị đào mỏ cũng chẳng có gì là lạ. Có khi con gái không đào thì họ cũng tự cống nạp ấy chứ!".
Khi gặp những trường hợp mà nghi ngờ mình đang bị đào mỏ, các anh chàng phải chú ý:
Bước 1: Xác định gái có phải chuyên gia đào mỏ không
Bằng các dấu hiệu sau:
1. Hay vòi vĩnh quà cáp: Gái chủ động đòi được tặng quà mỗi khi có bất kì dịp gì và các món quà thường phải theo ý gái và có phần xa xỉ phẩm. Nếu không được đáp ứng sẽ có dấu hiệu giận dỗi ra mặt.
2. Luôn để chàng trai rút ví: Khi đi ăn, đi chơi, họ luôn mặc định chàng trai phải là người chi trả và họ không bao giờ có ý định chia sẻ phần hóa đơn đó. Đặc biệt, không hề quan tâm tới việc chàng trai trả như vậy có ảnh hưởng gì tới cuộc sống thường ngày hay không, nên sẵn sàng nay đi chỗ này, mai chỗ khác xịn hơn.
3. Tiêu xài theo kiểu tiêu cho bõ ghét: Mua sắm vô tội vạ, đi ăn những nơi rất sang trọng và đòi quà xa xỉ... vượt quá tầm của người yêu. Cô ấy sẽ không quan tâm hiện tại người yêu có khó khăn tài chính không mà chỉ lo sao để luôn được hài lòng về các thói quen tốn kém của mình.
Bước hai: Thử lòng
Hãy thử lòng cô ấy bằng các ngừng cung cấp tài chính như tặng quà rẻ tiền, khi đi chơi thì viện lí do anh quên ví khi tính tiền, khi cô ấy đòi mua đồ thì nói tháng này anh lỡ cho bạn bè mượn tiền hết rồi...
Đối với một cô nàng đào mỏ, cô ấy sẽ không quan tâm đến lí do mà chỉ cảm thấy không hài lòng về việc không được thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.
Cô ấy sẽ tỏ ra khó chịu chì chiết "Sao anh ngớ ngẩn để quên ví vậy?", "Cái gì, cho bạn bè mượn hết tiền ư, anh điên à?", "Em làm sao xài được thứ rẻ tiền này chứ?"... Và đến lúc này, có lẽ các chàng trai đã có quyết định rõ ràng về mối quan hệ này trong lòng.
Theo Thebox.vn
Thân đàn bà như hạt mưa sa, em đen đủi sa vào dòng nước cống! Em yêu chồng em 7 năm trời mới cưới mà vẫn không nhận ra bản chất đê tiện của hắn. Đến khi lấy nhau rồi, em mới nhận ra mình cưới phải một thằng đểu. Em ngu ngốc bị nhà hắn lừa cả tình cả tiền để trắng tay. Em xin gửi những lời chia sẻ này đến chị Phạm Liên, tác giả...