Bản du lịch cộng đồng người Thái hấp dẫn khách quốc tế
Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, nét sinh hoạt của cộng đồng người dân tộc Thái gần như chưa bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và nhịp sống đô thị hóa.
Đó là những điều du khách tìm thấy khi đến với bản Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu). Bản nằm tựa lưng vào núi, phía trước là dòng suối Sia quanh năm nước chảy hiền hòa.
Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, nét sinh hoạt của cộng đồng người dân tộc Thái gần như chưa bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và nhịp sống đô thị hóa.
Đó là những điều du khách tìm thấy khi đến với bản Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu). Bản nằm tựa lưng vào núi, phía trước là dòng suối Sia quanh năm nước chảy hiền hòa.
Video đang HOT
Khách nước ngoài khám phá du lịch cộng đồng bản Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu).
Thew Baillieu – một thanh niên đến từ nước Pháp chia sẻ: Đây là lần thứ 4 và cũng là lần tôi có dịp ở lại bản Hịch 2 lâu nhất. Trong hơn 3 tháng đó, tại một homestay quen thuộc, tôi có nhiều trải nghiệm về văn hóa, cảm nhận được không khí ấm áp gia đình. Tôi đã học được khá khá tiếng Việt để có thể giao tiếp với mọi người. Thời gian này, tôi còn có điều kiện phụ chủ nhà một số công việc thú vị giúp ích cho nghiệp vụ của tôi sau này, như: tiếp đón khách, hướng dẫn, giới thiệu điểm đến.
Cũng như hơn 10 thành viên khác trong đoàn du khách, chị Helen – quốc tịch Austraylia lần đầu khám phá bản Hịch 2. Chị chia sẻ bản của đồng bào Thái để lại nhiều ấn tượng ngay từ lúc mới bước xuống xe. Lối vào bản sạch sẽ, cầu treo, nước suối trong xanh, nếp nhà sàn cao thoáng… mang đến cảm giác yên bình. Các hộ làm homestay đón tiếp nhiệt tình và phục vụ khách chu đáo từ nơi ăn nghỉ, sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm du lịch. Đặc biệt, người dân ở đây lưu giữ và phát huy được nhiều nét văn hóa độc đáo trong tiếng nói, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt hàng ngày.
Một ngày ở bản Hịch 2 của du khách thường bắt đầu bằng hành trình đạp xe hoặc đi bộ dã ngoại sau khi dùng bữa sáng, thưởng thức tách cà phê hoặc nhâm nhi chén trà nóng cùng chủ nhà. Anh Hà Công Minh, chủ homestay Minh Thơ chia sẻ: Mỗi đoàn khách quốc tế đến đây có ít nhất 6 – 8 người, thông thường đều có hướng dẫn viên kiêm phiên dịch. Tuy nhiên, để làm tốt vai trò của chủ nhà là đón tiếp chu đáo, thân thiện, các hộ làm homestay đã tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyên môn và tiếng Anh do tỉnh, huyện tổ chức nên cơ bản giao tiếp được với khách nước ngoài. Tại bản Hịch, khách được nghỉ ngơi, thư giãn trong những ngôi nhà sàn mái cọ, nằm đệm bông lau, bông gạo tự nhiên; đi bè mảng trên dòng suối Sia; trecking qua những cánh rừng già in dấu chân người khám phá; thưởng thức ẩm thực đặc trưng của người Thái với món xôi nếp nương, lợn bản, gà đồi ướp mắc khén; giao lưu văn nghệ… Cuộc sống yên ả, môi trường trong lành cũng tạo sức hút cho điểm đến này.
Bản Hịch 2 được biết đến là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Thái với tỷ lệ chiếm 98% dân số. Đây cũng là 1 trong 4 bản có hoạt động du lịch trên địa bàn xã. Những người làm du lịch cộng đồng ở bản Hịch 2 cho biết, điểm đến hình thành từ năm 2013, đến nay có 12 hộ kinh doanh nhà nghỉ cộng đồng. Ngoài sức hấp dẫn từ cảnh quan, văn hóa, bản còn có vị trí địa lý, điều kiện hạ tầng giao thông thuận lợi thu hút khách du lịch. Bên cạnh nghề mới, hầu hết bà con vẫn sản xuất nông nghiệp với cấy lúa, trồng rừng, chăn nuôi mang tính tự túc, tự cấp.
Theo ông Hà Công Nhất, Trưởng bản Hịch 2, nhờ phát triển du lịch cộng đồng dựa trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Thái, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, bản Hịch 2 đã trở thành điểm đến được đông đảo du khách, nhất là du khách quốc tế yêu thích. Từ đầu năm đến nay, bản đón khoảng 5.000 lượt du khách, trong đó khách quốc tế chiếm trên 80%. Khách đến chủ yếu từ các nước Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Austraylia… Du lịch cộng đồng đem lại nguồn sinh kế không nhỏ của nhiều hộ dân trong bản, được cấp ủy, chính quyền địa phương khuyến khích phát triển theo hướng kinh tế xanh, bền vững. Bản cũng được một số doanh nghiệp lữ hành lựa chọn là điểm đến trong chuỗi liên kết các tuyến, điểm trên hành trình khám phá du lịch vùng Tây Bắc.
Du khách mườn nượp đến thác Bản Giốc, du lịch Cao Bằng đang hồi phục nhanh chóng
Trong tháng 10 và đầu tháng 11, lượng khách đến du lịch Cao Bằng đã tăng trở lại; dự đoán tiếp tục tăng cao khi vào mùa cao điểm khách quốc tế.
Thác Bản Giốc đón lượng lớn du khách đến tham quan.
Tháng 9, thời điểm Cao Bằng vào mùa đẹp nhất, khi du lịch đang trên đà phát triển, nhiều hoạt động, sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn được ngành du lịch triển khai, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội được xây dựng công phu để thu hút du khách vào những tháng cuối năm 2024.
Tuy nhiên, sự tàn phá của hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng mọi mặt, giao thông bị chia cắt, các cơ sở lưu trú và các hoạt động du lịch phải tạm ngưng. Các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hầu hết bị ảnh hưởng, nhiều homestay bị thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất; các công trình di tích lịch sử bị sụt lún có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Du lịch Cao Bằng đã chịu tổn thất nặng nề.
Khắc phục những khó khăn bộn bề từ thiên tai tác động đến du lịch của tỉnh, ngay sau bão, các địa phương, đơn vị quản lý các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhanh chóng kiểm tra tổng thể cơ sở vật chất, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, sẵn sàng mọi điều kiện tổ chức, đưa sản phẩm du lịch phục vụ du khách nhằm phục hồi hoạt động du lịch trở lại bình thường.
Ban Quản lý các di tích quốc gia đặc biệt tỉnh khẩn trương phối hợp kiểm tra lại hệ thống đường, cây xanh, tập trung khắc phục sạt lở tại các điểm di tích; đảm bảo an toàn cho du khách tiếp tục tham quan, trải nghiệm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo,...
Tỉnh cũng triển khai hiệu quả việc đón khách vào tham quan khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc). Tích cực truyền thông, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, kết nối du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt đẩy mạnh quảng bá thông qua các website, nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook...) về hình ảnh du lịch tỉnh an toàn, sẵn sàng cơ sở vật chất, dịch vụ, sản phẩm tốt nhất đón tiếp du khách và hình ảnh Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Với những nỗ lực, quyết tâm cao trong xúc tiến, kết nối quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của tỉnh, trong tháng 10 và đầu tháng 11, lượng khách đã tăng trở lại; dự đoán tiếp tục tăng cao khi vào mùa cao điểm khách quốc tế. Đây là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ du lịch của tỉnh; tiếp đà để giữ sức hút du khách đến với miền Non nước Cao Bằng - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.
Đà Lạt gây ấn tượng đặc biệt với du khách quốc tế Với sức hấp dẫn không thể phủ nhận, Đà Lạt tiếp tục trở thành điểm đến được nhiều người yêu thích. Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc vùng phía Nam Tây Nguyên, nằm ở khu vực miền Trung của Việt Nam. Với vị trí địa lý độc đáo, Lâm Đồng được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu ôn hòa...