Bạn đóng vai trò nào trong tập thể?
Bạn là người lãnh đạo, quân sư hay đóng vai trò giải hòa trong tập thể?
Câu hỏi: Trong những loài hoa dưới đây, bạn thích hoa nào nhất?
A. Hoa hồng
B. Hoa hướng dương
C. Hoa oải hương
D. Loài hoa khác
Đáp án:
A. Bạn đóng vai trò người hòa giải trong tập thể
Bạn vốn không thích sự tranh giành nên thường đóng vai trò là người hòa giải các mối quan hệ trong một tập thể hay một nhóm bạn.
Khi xảy ra mâu thuẫn trong nhóm, mọi người bất đồng quan điểm, bạn sẽ giữ lập trường khách quan của mình để đánh giá sự việc và đưa ra phương án giải quyết tối ưu. Nhờ có bạn mà mâu thuẫn của mọi người nhanh chóng được hóa giải.
B. Bạn đóng vai trò là người lãnh đạo tài ba
Video đang HOT
Xét trong một tập thể, bạn sẽ đóng vai trò là người lãnh đạo. Bởi bạn có khả năng phân tích, tổng hợp ý kiến của mọi người, duy trì trật tự của một tập thể, mạnh dạn phát biểu ý kiến và luôn chứng tỏ khả năng thuyết phục cũng như năng lực tổ chức của mình.
Ngoài ra, tính cách lạc quan, vui vẻ, tự tin và rất hiểu suy nghĩ của mọi người giúp bạn luôn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp cũng như cấp trên. Có được nhà lãnh đạo tài tình và hiểu biết như bạn, mọi người đều có thể phát huy hết sở trường của mình.
C. Bạn đóng vai trò là một quân sư tài giỏi
Bạn là người khá tỉ mỉ, thích quan sát và phát hiện sự vật mới lạ. Trong một tập thể, bạn sẽ đóng vai trò là một nhà quân sự tài ba, bởi khả năng tư duy tốt, trí sáng tạo tuyệt vời và sự hiểu biết sâu rộng.
Giỏi giang là vậy, nhưng bạn khá khiêm tốn, sống biết chừng mực và luôn có ý thức chấp hành mọi việc theo quy định của tập thể đã đề ra. Bạn cần hết sức cẩn thận kẻo bị người xấu lợi dụng, đùn đẩy mọi việc cho bạn, trong khi họ lại thong dong ngồi chơi xơi nước.
D. Bạn đóng vai trò là một thành viên gương mẫu
Bạn rất sợ bị cuốn vào những điều rắc rối, thích công việc có tính chất nhẹ nhàng và đơn giản. Việc tuân thủ và chấp hành mọi quy định của một tập thể được bạn thực hiện đầy đủ và nhiệt tình. Do vậy, trong một tập thể, bạn sẽ là một thành viên gương mẫu.
Dù có đôi chút lười biếng, nhưng khi đã được chỉ đích danh làm việc gì dưới sự dẫn dắt của cấp trên, bạn sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo IOne
Khủng hoảng Ukraina có thể thay đổi thế giới
Trong bối cảnh Moscow và các nước phương Tây đang lún sâu vào tình trạng đối đầu kéo dài do việc sáp nhập Crưm, và có nguy cơ lan rộng sang các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ và xa hơn nữa.
Theo Reuters, cuộc khủng hoảng ở Ukraina có thể làm thay đổi quan điểm và chính sách trên thế giới theo 10 cách dưới đây:
1. Vai trò của Nga bị thu hẹp
Vai trò của Nga trong các vấn đề quan hệ quốc tế bị thu hẹp, ít nhất là tạm thời. Trên thực tế, Moscow đã bị loại khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển G-8. Những nỗ lực của Nga nhằm gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) bị cản trở. Hội nghị thượng đỉnh với phương Tây diễn ra tại Moscow cũng bị huỷ cho tới khi có thông báo mới.
Việc Tổng thống Putin muốn dùng các nước trong nhóm BRICS để giảm thiểu sự cô lập từ các nước phương Tây thì không hiệu quả, bởi Trung Quốc và Ấn Độ lo ngại việc Crưm ly khai khỏi Ukraina có thể trở thành tiền lệ cho Tây Tạng và Kashmir. Một tuyên bố chung của BRICS lên án các biện pháp trừng phạt Nga nhưng không đề cập tới Crưm và Ukraina
2. NATO hồi sinh
Khi NATO tưởng như đang mất đi vai trò xác đáng của mình khi sứ mệnh của tổ chức này tại Afghanistan chuẩn bị kết thúc, thì liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu đã nổi bật trở lại. Trong chương trình nghị sự, NATO tăng cường tuần tra trên không và tập trận tại Ba Lan và các nước Baltic. Bên cạnh đó, Warsaw cũng muốn hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ được triển khai nhanh hơn tại miền trung Châu Âu.
Dưới sức ép của Mỹ, một số nước Châu Âu có thể xem xét lại việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Các nước trung lập Thuỵ Điển và Phần Lan xem Nga như một mối đe doạ tiềm tàng, có thể tăng cường an ninh và hợp tác với NATO.
3. Đa dạng hoá nguồn năng lượng
Các bản đồ năng lượng của Châu Âu được vẽ lại để giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga. Các nước EU dự tính xây dựng thêm cơ sở khí hoá lỏng, nâng cấp hệ thống ống dẫn và đường truyền, mở rộng nguồn cung cấp khí đốt phía Nam, qua Grudia và Thổ Nhĩ Kỳ tới phía nam và trung Châu Âu
EU nhập 1/3 lượng dầu và khí đốt từ Nga, và 40% trong số này được dẫn qua Ukraina. Hiện tại, Châu Âu có thể hướng tới vịêc khai thác trữ lượng khí, của mình và sử dụng điện hạt nhân bất chấp những lo ngại về môi trường.
4. Nhân tố Trung Quốc
Liên minh ngoại giao giữa Nga và Trung Quốc, thường được thể hiện qua việc bỏ phiếu như nhau tại Hội đồng Bảo An LHQ, có thể thay đổi theo 1 trong 2 hướng hoặc được tái thiết lập thông qua quan hệ đối tác năng lượng mạnh mẽ hơn, với những đường ống dẫn mới đang được xây dựng để đưa dầu khí từ Nga sang Bắc Kinh - hoặc trở nên lạnh nhạt nếu Trung Quốc tự tạo khoảng cách và nhận thấy lợi ích suy giảm trong quan hệ với Moscow.
Hiện tại, Chủ tịch Tập Cận Bình từ chối đứng về bất kỳ bên nào.
5. Sự lãnh đạo của Mỹ
Vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ bị suy yếu do sự trỗi dậy của các nước đang nổi và do giảm bớt chi tiêu dưới thời Tổng thống Obama, đã được phục hồi phần nào.
Bất chấp sự rút lui của Mỹ tại các cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, cũng như chuyển hướng chiến lược sang Châu Á, các diễn biến gần đây đã đưa ông Obama trở lại vai trò "Nhà lãnh đạo của Thế giới tự do" trong cuộc khủng hoảng Đông-Tây ở Châu Âu.
Cuộc khủng hoảng Ukraina đã gạt sang một bên sự tức giận của Châu Âu về việc nghe lén toàn cầu của Mỹ và đặt vấn đề hợp tác lên một tầm cao mới. Tại Brussels tuần trước, châu Âu đã kêu gọi Obama bán khí và cả hai bên đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán về hiệp định đầu tư và thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, các chiến lược gia của Mỹ lại cho rằng, những lợi ích kinh tế của Mỹ và những thách thức an ninh trong việc kiểm soát một Trung Quốc đang lên đồng nghĩa có nghĩa là Châu Á sẽ vẫn là ưu tiên và Châu Âu sẽ phải tự thân vận động nhiều hơn.
6. Sự lãnh đạo của Đức
Các vấn đề Ukraina đã củng cố vai trò lãnh đạo của Berlin ở Châu Âu. Đức là một cường quốc kinh tế, giữ vai trò chỉ đạo vượt qua cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Euro, và Thủ tướng Angela Merkel đã trở thành người đối thoại chính với Tổng thống Putin.
Châu Âu phản ứng với cuộc khủng hoảng ngày càng cứng rắn hơn. Việc Đức sẵn sàng giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga sẽ là thước đo cho thấy phần còn lại của Châu Âu có thể tiến xa tới đâu. Bà Merkel cũng đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ với bà Yulia Tymoshenko - người mới tuyên bố tranh cử tổng thống, có thể làm gia tăng căng thẳng tại Ukraina.
7. Sự đoàn kết của EU
Liên minh Châu Âu đã đoàn kết lại, ít nhất là tại thời điểm này bởi sự trở lại của một mối đe doạ chung từ bên ngoài. Điều này có thể giúp các nhà lãnh đạo EU vượt qua một số tranh chấp kéo dài.
8. Cuộc đua cho Trung Á
Cả ông Putin và phương Tây đều đang tìm cách lôi kéo các nước giàu năng lượng ở Trung Á như Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan. Nếu Nga suy yếu về kinh tế, các nước này có thể sẽ nghiêng về phía phương Tây.
9. Hợp tác Mỹ - Nga
Việc hợp tác trong một số vấn đề an ninh toàn cầu sẽ tiếp tục vì Moscow muốn duy trì điều này để tránh bị cô lập nhiều hơn. Tuy nhiên, căng thẳng có thể xảy ra với vấn đề Syria, Iran, Afghanistan hay Triều Tiên, và Moscow có những đòn bẩy có thể kích hoạt như hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không S300 cho Damscus hay Tehran.
10. Tương lai của ông Putin
Nhà lãnh đạo của Nga đang trên đỉnh của sự nổi tiếng, ông đã tạo một làn sóng tự hào dân tộc về Crưm. Tuy nhiên, sự bất ổn có thể gia tăng nếu ông chịu sức ép từ những nhà tài phiệt Nga vốn đang tức giận vì thua lỗ trong kinh doanh, thua thiệt trong đầu tư nước ngoài tại Nga và phải đối mặt với việc hạn chế đi lại và phong toả tài sản của phương Tây.
Quỳnh
Theo vietbao.vn
Hiếp dâm tập thể rồi cho bé gái uống thuốc ngừa thai Rủ đi uống nước, 4 thanh niên hiếp dâm tập thể rồi cho em gái này uống thuốc ngừa thai vì sợ em mang bầu, không ai nuôi! Theo cáo trạng của VKS, lúc 20 giờ, ngày 28-8-2013, Trần Chí Công, Phạm Thanh Cường, Trần Văn Sang, Hồ Chí Thanh, cùng ngụ xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành (tỉnh Long An) rủ cháu...