‘Bạn đồng hành’ tin cậy
Hơn một năm sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thế giới vẫn chưa thể trở lại cuộc sống bình thường hoàn toàn.
Biển nhắc nhở người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Brussels, Bỉ, ngày 19/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dù tại nhiều nơi, các nhà hàng đã mở cửa trở lại, một số trung tâm thương mại đã trở nên sầm uất, nhưng vẫn còn đó một lời nhắc nhở rõ ràng về sự hiện diện của virus: đó chính là việc đeo khẩu trang.
Có thể nói, thói quen sử dụng khẩu trang đã được phổ biến rộng rãi trong đại dịch COVID-19. Khẩu trang trở thành một công cụ phòng ngừa dịch bệnh nhỏ bé mà hiệu quả. Các quy định về đeo khẩu trang đã được nhiều nước đưa ra từ khá sớm khi đại dịch xuất hiện. Chẳng hạn như tại thành phố Jena, bang Thuringia, Đức, người dân được yêu cầu đeo khẩu trang tại nơi công cộng từ ngày 6/4/2020. Sau khi quy định đeo khẩu trang được áp dụng, các nhà nghiên cứu ước tính rằng, số ca mắc COVID-19 mới trong thành phố hơn 100.000 dân này đã giảm khoảng 75% trong 20 ngày.
Một nghiên cứu ở Mỹ được công bố tháng 1/2021 cũng cho thấy, vào thời điểm cuối tháng 4/2020, các quốc gia quy định bắt buộc đeo khẩu trang ngay từ đầu đại dịch có thể giúp giảm tốc độ gia tăng các ca nhiễm và tử vong theo tuần hơn 10%. Một nghiên cứu khác được công bố hồi tháng 10/2020 cũng cho thấy các quy định đeo khẩu trang giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm theo tuần tại Canada từ 20-22%.
Những nghiên cứu dựa trên hàng trăm bằng chứng từ phòng thí nghiệm hay thực tế đều cho thấy hiệu quả và tác dụng của khẩu trang trong việc ngăn ngừa virus đối với cả người đeo lẫn những người xung quanh. Khẩu trang có thể chắn các phần tử virus bám trên các giọt nhỏ, trong khi độ ẩm tích tụ bên trong khẩu trang giúp tăng cường khả năng phòng vệ của phổi chống lại các mầm bệnh.
Người dân đeo khẩu trang và mặt nạ phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 29/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tới thời điểm này, trong bối cảnh tỷ lệ mắc COVID-19 tại nhiều nước và khu vực trên thế giới đang giảm xuống và tỷ lệ tiêm chủng đang gia tăng, danh sách những quốc gia/vùng lãnh thổ dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang cũng ngày một dài hơn. Israel, quốc gia có hơn một nửa dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, không bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời. Tại Mỹ, ngày càng có nhiều bang dỡ bỏ quy định này, thậm chí ngay cả trước khi Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ có hướng dẫn mới giữa tháng 5 vừa qua.
Theo hướng dẫn của CDC Mỹ, những người đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và sau hai tuần của mũi tiêm bắt buộc thứ hai sẽ không cần phải đeo khẩu trang ở trong nhà hoặc bên ngoài, cũng như không cần phải thực hiện giữ khoảng cách vật lý. Dù vậy, CDC vẫn khuyến nghị các trường học ở nước này tiếp tục thực hiện quy định bắt buộc đeo khẩu trang cho năm học 2020-2021 do không phải tất cả học sinh đều được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự thiếu nhất quán và không rõ ràng trong các hướng dẫn trước đó vẫn dẫn tới sự hoang mang và nhầm lẫn tại nhiều bang. Bên cạnh đó, có khá nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề có cần tiếp tục sử dụng khẩu trang ở Mỹ hay không.
Tiến sĩ Bryan Strader từ Trung tâm y tế TriHealth, bang Ohio cho rằng, đã đến lúc để những người được tiêm phòng tiến về phía trước. Chuyên gia này nêu rõ: “Tôi không muốn các con tôi phải sống trong tâm trạng lo lắng trong những năm tới và luôn phải nghĩ về việc đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang là việc cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng giờ là lúc hòa nhập lại với xã hội, và ở thời điểm hiện tại khẩu trang không còn cần thiết nữa.” Một số công ty, như hãng bán lẻ hàng đầu Mỹ Walmart, tuyên bố sẽ dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang với những nhân viên và khách hàng đã tiêm phòng đầy đủ.
Cảnh sát giơ cao tấm biển “Không đeo khẩu trang không được vào thành phố” tại Dhaka, Bangladesh. Ảnh: THX/TTXVN
Một số ý kiến thì cho rằng việc nới lỏng quy định đeo khẩu trang với những người đã tiêm phòng đầy đủ có thể sẽ khuyến khích mọi người đi tiêm chủng, dù những thay đổi này cần phải được tiến hành một cách cẩn thận.
Tuy nhiên, hướng dẫn mới của CDC cũng đặt nhiều người vào tình huống khó xử, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ, bởi họ không thể hỏi từng khách hàng đã tiêm chủng đầy đủ hay chưa. Chưa kể điều này còn tùy thuộc vào sự trung thực của từng cá nhân, bởi Mỹ vẫn chưa có một hệ thống hộ chiếu vaccine. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại vẫn có nguy cơ mắc bệnh ngay cả sau khi tiêm chủng, nhất là khi ngày càng xuất hiện nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2.
Nghiệp đoàn công nhân ngành thực phẩm và thương mại Mỹ, đại diện cho khoảng 1,3 triệu lao động, phản đối việc dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang, cho rằng vẫn còn nguy cơ từ những người chưa tiêm phòng và không tuân thủ những quy định an toàn phòng dịch. Cô Nicole McGrew, chủ một cửa hiệu thời trang tại thành phố Alexandria, bang Virginia chia sẻ “Tôi lo ngại nhiều người chưa được tiêm vaccine nhưng lại nói rằng họ đã được tiêm và sẽ không đeo khẩu trang khi vào cửa hàng”. Theo Nicole, cô và 2 nhân viên đã được tiêm vaccine đầy đủ, song cậu con trai 11 tuổi của cô chưa đủ tuổi để tiêm và vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. “Không thể chắc chắn ai đã được tiêm phòng, và tôi vẫn sẽ yêu cầu mọi người đeo khẩu trang trong cửa hàng thêm một thời gian nữa, dù điều này có thể khiến một số khách hàng không thoải mái” – cô khẳng định.
Hầu hết các chuyên gia cũng cho rằng chưa nên dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, ít nhất là trong ngắn hạn.
Tiến sĩ Kirsten Bibbins-Domingo, Trường Y San Francisco nhấn manh: “việc dỡ bỏ quy định về đeo khẩu trang không đồng nghĩa rằng virus đã biến mất. Tại Michigan, số lượng các ca mắc và các ca nhập viện tăng vọt trong những tuần gần đây, phần lớn do sự lây lan của biến thể B.1.1.7 được phát hiện tại Anh. Do đó, kể cả khi đã tiêm chủng, người dân vẫn cần đeo khẩu trang. Khi đó, trong trường hợp virus có thể vượt qua khỏi khẩu trang, nó sẽ không thể tìm thấy vật chủ nhạy cảm.”
Tiến sĩ Anne Hoen tại Đại học Darthmouth thì cho rằng, quyết định nới lỏng việc bắt buộc đeo khẩu trang mà các bang và chính quyền liên bang đưa ra có lẽ còn quá sớm. Đặc biệt khi các chuyên gia y tế cho rằng thế giới còn cả một chặng đường dài mới có khả năng miễn dịch cộng đồng. Cơ chế bảo vệ chống lại virus xảy ra khi một nhóm rất lớn dân số, từ 70-90%, đạt khả năng miễn dịch thông qua lây nhiễm hoặc tiêm chủng. Tại thời điểm này, khi trẻ em chưa được phép tiêm chủng và nhiều người trưởng thành chưa tiêm, mục tiêu này vẫn còn xa vời.
Một vấn đề nữa là khái niệm miễn dịch cộng đồng có thể còn khó khăn hơn nếu virus tiếp tục biến đổi. Theo Giáo sư Andrew Noymer, chuyên gia về y tế công cộng tại trường Đại học California, “giống như bệnh cúm, một trong những lý do mà mùa cúm bùng phát vào mỗi mùa Xuân là bởi sự miễn dịch cộng đồng chỉ được duy trì cho đến khi xuất hiện chủng cúm mới vào mùa Thu.”
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hiroshima, Nhật Bản ngày 14/5/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Hơn nữa, một khi quy định đeo khẩu trang được nới lỏng và dỡ bỏ, sẽ rất khó để thuyết phục người dân tìm đến khẩu trang khi dịch bệnh bùng phát trở lại. Cùng khoảng thời gian mà bang New Hampshire của Mỹ hủy bỏ các quy định về đeo khẩu trang, tức vào giữa tháng 4 vừa qua, số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ đã tăng mạnh. Các quy định nghiêm ngặt về đeo khẩu trang từng được áp đặt trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên của quốc gia Nam Á này vào tháng 9 năm ngoái. Nhưng khi làn sóng COVID-19 đầu tiên được kiểm soát, số người đeo khẩu trang lại giảm đi, các buổi tụ tập đông người diễn ra nhiều hơn, Ấn Độ đã phải đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ. Lúc này, người dân Ấn Độ lại hối hả đeo khẩu trang và đi tiêm chủng. Cuối tháng trước, giới chức y tế Ấn Độ thậm chí khuyến nghị đeo hai khẩu trang để ngăn virus. Khuyến nghị trên được đưa ra dựa trên các nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Lancet và Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghiệp Ấn Độ (CSIR), trong đó cho rằng COVID-19 là bệnh lây truyền qua đường không khí hơn là qua các giọt bắn.
Dù chiến dịch tiêm chủng được đẩy nhanh và đem lại những thành tựu nhất định khi số ca nhiễm giảm dần ở nhiều nước, không ai biết liệu có thêm biến thể mới xuất hiện vào mùa Thu tới hay không. Vẫn còn quá nhiều nguy cơ trong đại dịch này. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn khẳng định, các nước cần thận trọng khi dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang đối với người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 và cần phải xem xét dựa trên tình hình dịch tễ ở trong nước. Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO – Tiến sĩ Michael Ryan nhấn mạnh, việc dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang chỉ nên được thực hiện dựa trên các yếu tố gồm mức độ lây lan dịch bệnh trong khu vực và quy mô tiêm chủng vaccine.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 17/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Có thể nói, người dân trên thế giới rất có thể sẽ phải tiếp tục sử dụng khẩu trang để ứng phó với các đợt bùng phát dịch trong tương lai. Khẩu trang cũng sẽ giúp bảo vệ con người trước các đột biến mới, trong bệnh viện hay những nơi đông đúc. Nhưng khi các biện pháp bảo vệ khác chống lại virus SARS-CoV-2 ngày càng vững chắc, việc sử dụng khẩu trang có thể đi theo hướng khác. Dù không nhất thiết phải ban hành thành quy định, khẩu trang nên trở thành một thói quen, một hành vi xã hội thay vì một quy định y tế. Khi các nước dần mở cửa biên giới và ngành du lịch được khôi phục trở lại, bên cạnh vaccine, khẩu trang sẽ là vũ khí hữu hiệu bảo vệ con người, bởi trên một chuyến bay, chúng ta sẽ phải tiếp xúc gần với nhiều người từ nhiều khu vực khác nhau.
Giống như khẳng định của Tiến sĩ Anne Hoen, “vẫn còn quá sớm để nói khi nào chúng ta có thể ngừng đeo khẩu trang. Đây sẽ là điều cuối cùng chúng ta tính đến trong đại dịch COVID-19 này”. Nói cách khác, khẩu trang đã, đang và sẽ tiếp tục là “bạn đồng hành” tin cậy của mỗi người một khi virus SARS-CoV2 vẫn còn tồn tại trên thế giới.
Thổ Nhĩ Kỳ trả chuyên gia S-400 Nga về nước
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ trả chuyên gia Nga về nước, nhằm xoa dịu lo ngại của Washington xoay quanh thương vụ Ankara mua tên lửa S-400.
"Hệ thống S-400 sẽ hoàn toàn do chúng tôi kiểm soát. Chúng tôi đã cử nhiều đoàn kỹ thuật viên đi huấn luyện. Chuyên gia quân sự Nga sẽ không ở lại Thổ Nhĩ Kỳ", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói trên truyền hình hôm 31/5, nhưng nhấn mạnh Ankara sẽ không chấp nhận yêu cầu rộng hơn của Washington như từ bỏ hoàn toàn hệ thống phòng không S-400 để được dỡ cấm vận.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chuẩn bị gặp người đồng cấp Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị thượng đỉnh của NATO vào tháng 6.
Thành phần hệ thống S-400 chuyển cho Ankara hồi tháng 8/2019. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ .
Sự hiện diện của các chuyên gia quân đội Nga được triển khai để lắp đặt hệ thống S-400 và huấn luyện nhân lực Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lo ngại lớn của Mỹ, khi Washington cho rằng lực lượng của Moskva có thể tiếp cận và thu nhiều dữ liệu tình báo về các công nghệ bí mật của NATO.
Việc gửi chuyên gia Nga về nước được cho là động thái xoa dịu Mỹ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Cavusoglu bác bỏ yêu cầu không kích hoạt hệ thống S-400 do Mỹ đưa ra. "Không thể chấp nhận lời kêu gọi đừng sử dụng chúng từ một quốc gia khác", ông cho hay.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1/2020. Ankara tiến hành đợt bắn thử đầu tiên vào tháng 10/2020 và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm S-400 mà "không cần xin phép Washington".
Mỹ nhiều lần phản đối hợp đồng, cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ NATO và đe dọa tiêm kích tàng hình F-35. Để trừng phạt hợp đồng S-400, Washington đã gạt Ankara khỏi chương trình F-35, từ chối bàn giao 105 máy bay F-35A nước này đặt mua và loại các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35.
Chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cuối năm ngoái áp lệnh cấm vận nhằm vào Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (SSB) thuộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA). Những biện pháp trừng phạt gồm cấm mọi giấy phép xuất khẩu của Mỹ cho SSB, đóng băng tài sản và hạn chế đi lại với chủ tịch SSB Ismail Demir cùng nhiều quan chức khác.
WHO ghi nhận biến thể B.1.617 của SARS-CoV-2 xuất hiện tại ít nhất 53 vùng lãnh thổ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 26/5 công bố báo cáo cho biết biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ (biến thể B.1.617) đã được chính thức ghi nhận xuất hiện tại 53 vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo báo cáo cập nhật hằng tuần của WHO, ngoài các vùng lãnh thổ trên, cơ quan...