Bạn đọc đóng góp ủng hộ cán bộ, chiến sĩ bảo vệ biển Đông
Đoàn Lục Nghị (lớp 11 chuyên toán, Trường chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM): 500.000 đồng; Nguyễn Đình Toàn (P.Tân Định, Q.1, TP.HCM): 1.000.000 đồng; Trần Văn Chinh (Q.1, TP.HCM): 1.000.000 đồng; tập thể CNV Công ty TNHH TM Cao Hoa (261 Lê Minh Nhật, xã Tân Thông Hội, H.Củ Chi, TP.HCM): 33.212.000 đồng; Hội Đắk Lắk ở TP.HCM: 10.000.000 đồng; Tăng ni phật tử tỉnh Bình Phước (chùa Thanh Long, TT.Tân Phú, H.Đồng Phú, Bình Phước): 20.500.000 đồng;
Thầy Bùi Gia Hiếu và các em học sinh Trường THPT Nhân Việt (TP.HCM) trao tiền ủng hộ
lực lượng bảo vệ biển Đông cho đại diện Báo Thanh Niên – Ảnh: H.N
Võ Ngọc Lệ (Q.4, TP.HCM): 1.000.000 đồng; Công ty TNHH đầu tư và phát triển DV truyền thông Bin (56 Trần Trọng Cung, P.Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM): 14.602.000 đồng; Nguyễn Lư Liên (Q.Tân Bình, TP.HCM): 1.500.000 đồng; VPP Xương Kiểu (400 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5, TP.HCM): 500.000 đồng; Quách Thị Đoan Trang (Canada): 1.000.000 đồng; ông bà Trần Hữu Thông (40B Lê Văn Sỹ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 4.000.000 đồng; Trần Văn Răng (80 tuổi, lầu 2, 267 Võ Văn Tần, P.5, Q.3, TP.HCM): 1.000.000 đồng; Chung, Linh, Minh, Như, Oanh, Tâm, Ninh, Đ.Hương, Tuấn, Bình, Loan, Hà, Hương – Võ (Q.1, TP.HCM): 1.650.000 đồng; gia đình cô Châu (Q.Gò Vấp, TP.HCM): 1.000.000 đồng.
Video đang HOT
Bạn đọc chuyển khoản: Nguyen Thi Thanh Tu: 500.000 đồng; Nguyen Thi Thanh Thuy: 10.000.000 đồng; Dang Van Tuyen: 200.000 đồng; Công ty TNHH Cat Phu Vung Tau: 28.340.000 đồng; Cao Trung Hieu: 200.000 đồng; Phan Thanh Sang: 5.000.000 đồng; Ta Ngoc Lan: 1.000.000 đồng; Le Thi Minh Tam: 300.000 đồng; Ngan hang TMCP Sai Gon SCB: 500.000.000 đồng; Nguyen Thi Huyen Nga: 2.000.000 đồng; Truong tieu hoc Ha Long TP Vung Tau: 30.324.000 đồng; La Thi Phuc Tu: 200.000 đồng; Vu Thi Tuyet Ngan: 500.000 đồng; Nguyen Nam Anh: 1.000.000 đồng; Nguyen Ngoc Thuy: 300.000 đồng; Vu Truong Chinh: 500.000 đồng; Tran Thi Viet Thuy: 3.600.000 đồng; Cong ty CP VNG: 100.000.000 đồng; Pham Bao Yen: 350.000 đồng; Cong ty TNHH hop tac TM quoc te VINCA: 5.000.000 đồng; Tran Minh Chanh: 500.000 đồng; Bui Thi Bich Nga: 300.000 đồng; Phan Thi Thuy Ut: 1.000.000 đồng; Nhu Hong Quynh: 161.000 đồng; Pham Thi Thao: 1.000.000 đồng; Vu Thi Bao Ngoc: 200.000 đồng; Duong Hoang Ngoc: 500.000 đồng; Dinh Van Hong: 1.000.000 đồng; Doan Tinh Liên: 1.500.000 đồng; Luong Hue Man: 350.000 đồng; Phan Thanh Minh: 1.000.000 đồng; Ha Dang Kim: 200.000 đồng; Le Thi Mai Huong: 5.000.000 đồng; Nguyen Thi Nga: 300.000 đồng; công ty không rõ tên (CN.Hậu Giang): 15.000.000 đồng; Cong ty CP sua Viet Nam: 1.000.000.000 đồng; TTKT tieu chuan do luong chat luong 3: 120.000.000 đồng; Phan Ngoc Hai: 1.000.000 đồng; Bui Thi Thu Hoai: 300.000 đồng; Thai Hong Lan: 500.000 đồng; Cong ty TNHH Phong Ky: 1.000.000 đồng; Pham Thi Van Giang: 500.000 đồng; Phan Thi Thanh Thuy: 1.500.000 đồng; Huynh Thi Thanh Thuy: 1.000.000 đồng; Hoang Hanh Dung: 1.650.000 đồng; Phan Thi Thu Dung: 4.000.000 đồng; Luu Thi Dinh: 500.000 đồng; Da Loi Air Company Limited: 3.000.000 đồng… (còn tiếp)
Theo TNO
Triển khai gói 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp
Để giúp ngư dân vươn khơi, bám biển vừa khai thác sản xuất vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc hỗ trợ nguồn vốn giúp hoán cải tàu cũ, đóng tàu mới công suất lớn đang được hệ thống ngân hàng tích cực tham gia.
Vươn khơi bám biển đã trở thành yêu cầu bức thiết
Cần một đội tàu mới
Tại buổi họp báo thường kỳ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tháng 5 diễn ra chiều 28-5, ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế của NHNN cho biết: "Hoạt động đánh bắt gần bờ trong suốt một thời gian dài khiến tài nguyên cạn kiệt, các tàu đánh bắt nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả. Như vậy, chúng ta phải có kế hoạch đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, với những con tàu của bà con ngư dân hiện nay thì không thể nào ra khơi đánh bắt xa bờ được. Cần một đội tàu mới để ngư dân vươn khơi, bám biển".
"Gần đây, phản ánh của truyền thông cho rằng việc tiếp cận vốn của ngư dân rất khó khăn. Để đóng được một con tàu có thể ra khơi xa cần nguồn vốn lớn, thí điểm đóng tàu vỏ thép tại Quảng Ngãi cho thấy số tiền phải bỏ ra là 23 tỷ đồng. Như vậy tài sản của ngư dân không thể đủ để thế chấp. Ngay bản thân người ngư dân cũng không dám vay số tiền lớn như vậy để đóng tàu, bởi ra khơi hiện nay phải đối mặt với nhiều rủi ro như thiên tai cũng như tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Thậm chí việc sử dụng chính con tàu đó làm tài sản thế chấp cũng không có gì đảm bảo là không có rủi ro", ông Nguyễn Viết Mạnh phân tích.
Những khó khăn này cũng được nêu ra tại Hội nghị về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản tổ chức tại TP. Đà Nẵng trong tháng 4 vừa qua. Để khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, Thống đốc NHNN - Nguyễn Văn Bình cho biết, NHNN dự kiến đưa gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân cải hoán tàu cũ, đóng tàu mới công suất lớn vươn khơi xa.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết thêm, ngành ngân hàng có chính sách tín dụng khuyến khích các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp thực hiện liên kết trong quá trình khai thác nhằm tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm khai thác khép kín: Đóng tàu-khai thác-hậu cần thủy sản-tiêu thụ sản phẩm. Nếu các mô hình liên kết khép kín này được thực hiện, ngân hàng có thể cung cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi thêm về thời hạn, lãi suất và có thể miễn tài sản thế chấp.
Về việc triển khai các chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thống đốc NHNN, ông Nguyễn Viết Mạnh cho biết: "Ngành ngân hàng đang phối hợp với Bộ NN&PTNT, nghiên cứu một cơ chế chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đóng thuyền lớn ra khơi, vừa đảm bảo kinh tế, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng nhưng phải hướng vào có liên kết trong sản xuất. Ngành ngân hàng đang chủ động tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho bà con ngư dân tiếp cận vốn tín dụng".
Đề xuất ủng hộ tiền hỗ trợ ngư dân
Cùng với việc triển khai hỗ trợ tín dụng của NHNN, ngân hàng thương mại cũng đã vào cuộc nhằm ủng hộ ngư dân vươn khơi bám biển. Mở đầu cho hoạt động này, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) vừa phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ phát động "Chung tay góp sức vì biển Đông, ủng hộ ngư dân vươn khơi bám biển tại các vùng biển của Tổ quốc".
Đại diện BIDV cho biết: "Ngân hàng sẽ dành 26,7 tỷ đồng hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và bà con ngư dân xây dựng các công trình, tài sản, phục vụ vươn khơi, bám biển, thực hiện sản xuất. Bên cạnh đó, BIDV cũng sẽ dành nguồn vốn 3.000 tỷ đồng để cho vay chương trình đóng mới tàu sắt, công suất lớn, xây dựng hệ thống phục vụ khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc".
Ngoài những hỗ trợ cụ thể như trên, BIDV cũng đề xuất: "Các tổ chức chính trị, xã hội, kêu gọi toàn thể các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, các tổ chức tiến bộ, chính nghĩa trên thế giới chung tay đóng góp vật chất. Mỗi người trong độ tuổi lao động dành 100.000 đồng/năm để ủng hộ kinh phí cùng Nhà nước, bà con ngư dân thực hiện nâng cao năng lực hệ thống đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản trên vùng biển của Tổ quốc. Xây dựng hệ thống các cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại tất cả các đảo trên thềm lục địa, lãnh hải của Tổ quốc. Hỗ trợ vốn triển khai thực hiện mô hình cảng dịch vụ nghề cá trên biển, cho vay đóng mới hệ thống tàu trọng tải lớn cung cấp dịch vụ trên biển cho các tàu cá đánh bắt xa bờ như cung cấp xăng dầu, lương thực, y tế...".
Theo ANTD
Ngư dân trên tàu cá bị Trung Quốc đâm chìm về đến Lý Sơn Chiều 29/5, mười ngư dân tàu ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm đã được đưa về huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) an toàn. Ngư dân bị tàu bị Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa của Việt Nam về đảo Lý Sơn - Ảnh: Trần Mai Hàng trăm ngư dân đã có mặt tại cảng để đón những ngư dân trên...