Bạn đọc Dân trí nhắn gửi các vị lãnh đạo Hà Nội
“Khi dư luận nóng lên thế này thì chẳng nhẽ Thành ủy Hà Nội lại không có ý kiến gì sao?”- Nguyễn Xuân Mậu nxuanmau@gmail.com
Đã 4 tháng trôi qua kể từ ngày bị truy tố, bị can Trịnh Ngọc Chung vẫn đang được tại ngoại, Tòa án Hà Nội vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử khiến dư luận một lần nữa không khỏi hoài nghi về những “bất thường” của vụ án này.
Vụ án Trịnh Ngọc Chung là chấp hành viên, Trưởng Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng có hàng loạt những vi phạm mang tính cố tình, kể cả giả chữ ký để cưỡng chế bằng được số 194 Phố Huế, gây thiệt hại cho người phải thi hành án, hiện có một số diễn biến bất thường khiến nhiều bạn đọc báo Dân trí bức xúc.
Bất thường thứ nhất là Ngày 28/10/2011, Cục Điều tra VKSNDTC ra quyết định khởi tố vụ án nhưng phải mất 1 năm, cơ quan điều tra mới đưa ra được kết luận cuối cùng đối với hành vi phạm tội của bị can Trịnh Ngọc Chung. Điều này cho thấy, để kết luận Trịnh Ngọc Chung có hành vi phạm tội là việc không hề dễ dàng của cơ quan điều tra. Và cho đến nay, vụ án này vẫn chưa thể kết thúc vì việc xét xử Trịnh Ngọc Chung hình như quá khó khăn với TAND TP. Hà Nội. Vì vậy bạn đọc ngạc nhiên về sự kéo dài của vụ án của Hà Nội
“Cả nước hướng về Thủ đô Hà Nội mà để xảy ra những vụ án kéo dài như vậy thì làm sao xứng đáng là Thủ đô được.”- nguyễn hải thanhcontrai_8237@yahoo.com.vn
“Ngoài việc xét xử công minh, đúng người, đúng tội thì cũng cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan tố tụng khi cố tình kéo dài thời hạn điều tra, xét xử. Số tiền người phải thi hành án là ông Hoàng Ngọc Minh bị thiệt hại là 6,69 tỷ đồng, theo lãi suất ngân hàng và thời gian bị trì hoãn là khá lớn. Ai chịu? Nếu vụ án nào cũng kéo dài như vậy thì xã hội sẽ đi đến đâu?”- DJ Nguyendy2006@yahoo.com
Bất thường thứ hai là bạn đọc cũng ngạc nhiên về sự lặng im đáng sợ trước công luận của các cấp chính quyền:
“Liên quan tới Vụ án 194 phố Huế, chỉ riêng Báo Dân trí đã có tới bài thứ 36, những bài viết gần đây đều có đề nghị khẩn thiết tới Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẩn trương chỉ đạo, giám sát việc TAND TP Hà Nội xét xử công tâm, đúng pháp luật vụ án trên, nhưng đến nay vẫn lặng im”- Thảo Dân thanhdan1960@gmail.com
“Giữa lòng Thủ Đô mà có một chuyện động trời như vây. Không biết các cấp lãnh đạo Hà Nội đi đâu? Làm gì? Khi người dân đang “thoi thóp” chờ đợi sự công bằng của pháp luật…?” Nguyễn Văn Kiêndanden@gmail.com
“Chẳng nhẽ có một ngọai lệ của pháp luật Việt Nam. Mong hãy làm rõ chuyện này?”
Phạm Hồng phamhong2184@gmail.com
“Phép vua thua lệ làng.”- Tiến hongtien72_1972@yahoo.com.vn
“Phải chăng phép vua thua luật Thủ đô.”- Lâm Minh Hảilamminhhai@y7mail.com
Chình sự kéo dài và sự lặng im trước công luận đã dẫn đến bạn đọc không khỏi không có những suy luận:
Video đang HOT
“Ngay tại trung tâm Thủ đô, gần các cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng và Chính phủ mà tại sao vẫn để báo chí nói nhiều như thế mà không xử lý cho dứt điểm, đề nghị Quý báo điều tra và cho bạn đọc biết xem Trịnh Ngọc Chung có quan hệ gì với các “ông to” và các “ông to” ấy là ai? Tại sao cứ phải dấu diếm sự thật nhỉ? Án rõ như vậy mà vẫn đắp chiếu thì chắc chắn có chỉ đạo ngầm rồi???”- Ngô Huy Tuấnngohuytuan.prd@vnleakless.com.vn
“Kẻ phạm tội rõ ràng đến thế mà vẫn bình thản ngoài vòng pháp luật, pháp luật vẫn còn phải sợ ,phải né tránh những kẻ phạm tội là sao?…”- Dan Van Tri hanoi2000@gmail.com
“Chắc chắn phải có một “Quả núi” chống lưng cho Trịnh Ngọc Chung thì mới được như vậy, trong khi sự thật đã quá rõ ràng rồi. ….”- To Manh Hung Thaibinhduong04@gmail.com
“Một số vụ án khác khi đã được báo trí phanh phui thì đa phần đều được chỉ đạo từ cấp trên là phải làm và báo cáo lên. Nhưng vụ này không thấy có cấp nào chỉ đạo ra lệnh, Phải chăng những người đó cũng liên quan đến vụ án này.”- Nguyễn Hoan nhantinnhanh222@yahoo.com
“Để rồi xem vụ án có giải quyết được không ? Lợi ích dây chuyền đưa ra xét xử để tố nhau chết cả dây à ?” - hung ttrinh.hung94@yahoo.com
“Chả lẽ điều luật chỉ để áp dụng cho dân chứ không phải cho quan chức. Pháp luật Việt Nam cần bổ sung nhiều điều luật để đảm bảo công bằng cho người dân!”- Nghiêm Hoàng qth298@yahoo.com
“Ở các nước văn minh dân chủ, PHÁP LUẬT là duy nhất dành cho tất cả mọi người (Mọi người đều bình đẳng trước PHÁP LUẬT)”- Ho Minh Trikho54@mail.ru
Trước diễn biến nhiều cái khác thường như đã nêu trên của vụ án này, bạn đoc liên hệ vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang và vụ 194 Phố Huế gần đây, lo lắng đặt ra nhiều câu hỏi để cảnh báo Hà Nội:
“Thực sự thì càng ngày càng thấy bất thường, một ông Chấn nhỏ nhoi thì 10 năm mới được minh oan trong khi Trịnh Ngọc Chung thì tội đã rành rành mà không làm gì được, không biết các vị lãnh đạo liên quan có trách nhiệm đến vụ án này có thấy cần thiết giữ kỷ cương phép nước khi đọc những bài báo như thế này?”- Hai Mai haimaind@gmail.com
“Luật pháp nước mình thế này chăng? Dân nghèo bị đổi trắng thành đen; Con liệt sĩ nhận án chung thân – vì bức cung. Luật pháp nước mình thế này chăng? Biến đen thành trắng – Kẻ giàu sang quyền cao chức trọng không thành án; Nhởn nhơ ngạo mạn chốn quan trường; Luật pháp nước mình thế này chăng? Trái ngang nhân ái thành đồng sàng; Nén bạc đâm toạc nguyên tập giấy; Thử hỏi dân lành nhờ cậy ai?”- Trần Địnhdinhtx121147@gmail.com
“Biến không thành có, biến có thành không, kéo dài thời gian v.v….quả là đã đạt trình độ”- Hoang Phi Long hoanghngphi@gmail.com
“Tại sao dân coi thường pháp luật? Những người thực thi pháp luật làm cho luật thiếu công bằng nên người dân mất lòng tin và tôn trọng chứ không phải tại luật thiếu chế tài. Việc này các bác lãnh đạo sao lại không nhìn thấy và có phương án giải quyết mà cứ để tồn tại mãi thế này sao?” Văn Thànhthanhgia176@gmail.com
“Pháp luật thì lúc nào cũng nghiêm minh công bằng, còn một số người đại diện luật pháp lại cố tình không biết điều đó…Nếu luật pháp Việt Nam mình vẫn để những người không biết tôn trọng pháp luật đó nắm giữ chức vụ đại diện cho luật pháp thì thật đáng buồn.”-
Nguyễn Tuấn tuannguyen@gmail.com
“Mọi chuyện đã rành rành ra như vậy rồi mà các cơ quan có thẩm quyền cao hơn vẫn làm ngơ. Niềm tin của nhân dân vào hệ thống pháp luật qua vụ án này chắc đã giảm đi rất nhiều. Những điều đó đã cản bước chúng ta đi lên trong quá trình xây dựng dân giàu nước mạnh.”- Hoàng Anh Tuấnhoangtuan.xl@gmail.com
“Nếu đem so sánh, bị cáo Trịnh Ngọc Chung chỉ cỡ con chồn hôi, cầy cáo vậy mà không sờ nổi hắn? Nếu là hổ báo sao dám động chạm đến. Pháp luật chỉ để dành cho người dân chăng? Với vụ việc này, báo Dân Trí đã đăng 36 bài, nhân dân đọc hiểu cả, vậy mà quan tòa vẫn ngậm tăm?”- Hai Cù Lèo sonngahuy@yahoo.com
“Kẻ phạm tội rõ ràng như vậy mà vẫn bình thản ngoài vòng pháp luật, pháp luật là đại diện cho nhân dân, vậy mà pháp luật của nước ta vẫn còn phải sợ, phải né tránh những kẻ phạm tội là sao? …như vậy thì đặt ra luật pháp làm gì nữa”- Dan Van Tri hanoi2000@gmail.com
“Liệu còn có ai tin vào cái được gọi là nhân danh pháp luật Việt Nam khi bị những kẻ xấu điều hành pháp luật theo ý họ.”- Huuquyenhuuquyen2311@yahoo.com
Vì vậy, trước những bất thường trên của diễn biến vụ án, bạn đọc nhắn gửi Lãnh đạo Hà Nội:
“Một cán bộ cấp Quận mà mãi không xử nổi thì hỏi một cán bộ cấp Tỉnh, Trung ương thì làm sao đây?”- Long Vũ Thiên longvuthien@gmail.com
“Đọc gần 40 bài về vụ này rồi, nửa năm trôi qua mà TAND TP Hà Nội tiếp tục phớt lờ, phải chăng đó là cách làm việc của người có quyền ???”- Namlehoainam2666@gmail.com
“Khi dư luận nóng lên thế này thì chẳng nhẽ Thành ủy Hà Nội lại không có ý kiến gì sao?”- Nguyễn Xuân Mậu nxuanmau@gmail.com
“Các cấp thẩm quyền cần sớm làm vụ này, khách quan, đúng pháp luật để thắp lại niềm tin cho nhân dân. Nên xem có phải vướng vào ” thế lực ngầm” mà có sự “ưu ái”? hay vì “tham nhũng”? sao lại có thể để các cơ quan thực thi cưỡi trên lưng pháp luật làm mất lòng tin nhân dân? Chúng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4!” pham luong phamxuanluongnx@gmail.com
“Đừng để niềm tin vào pháp luật của người dân dần bằng “0″..”- therocktherock.1284@yahoo.com
“Đừng để công lý là diễn viên hài.”- tr laquantrung@yahoo.com
Dư luận đang mong chờ vụ án 194 Phố Huế sớm được Hà Nội đưa ra xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trừng trị thích đáng những kẻ lợi dụng quyền lực công để mưu cầu lợi ích riêng, thanh lọc cán bộ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Nguyễn Đoàn (tổng hợp)
Theo Dantri
Việt Nam không có báo "lá cải"
Sáng 21-11, ngày thứ ba của phiên chất vấn tiếp tục với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Trả lời câu hỏi của ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP Hồ Chí Minh) về báo "lá cải", Bộ trưởng nói: "Báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu của đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Như vậy có thể khẳng định rằng, trong xã hội ta không có báo lá cải".
Dù vậy, Bộ trưởng cũng nhìn nhận, thực tế, một số cơ quan báo chí, một số tờ báo có lúc, có nơi, có thời kỳ không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, không thực hiện đúng chỉ đạo, định hướng trong phương pháp tuyên truyền nên dẫn đến hiện tượng vi phạm như ĐBQH đã phản ánh. Bộ trưởng nhấn mạnh: "Có thể nói đây là một biểu hiện của xu hướng báo lá cải, chứ không phải có báo lá cải. Hiện tượng này cần phải chấm dứt, phải ngăn chặn ra khỏi đời sống xã hội, đời sống báo chí chúng ta".
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng nêu giải pháp trong thời gian tới, Bộ TT-TT tiếp tục phối hợp các cơ quan chủ quản, kiểm tra, xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các sai phạm này. Cùng với đó, cần tuyền truyền, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để làm sao phóng viên báo chí là những người lính xung kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng. Mặt khác, cần nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quản cũng như vai trò trách nhiệm của người lãnh đạo cơ quan báo chí. "Chúng ta cần duy trì phương thức, quy trình làm báo. Nếu chúng ta duy trì tốt quy trình làm báo thì chắc chắn sẽ hạn chế, không còn sai phạm nêu trên" - Bộ trưởng nói.
ĐB Bùi Thị An (Hà Nội): Kỳ chất vấn này thiếu lửa!
Trong các phiên trả lời chất vấn của kỳ họp này, các vị Bộ trưởng và các Trưởng ngành đều đã chuẩn bị rất kỹ tài liệu để trả lời. Trong quá trình trả lời chất vấn, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã nêu được những vấn đề các ĐBQH yêu cầu, tuy nhiên, cần ngắn gọn, rõ ràng hơn về những nội dung, tiến độ, kế hoạch thực hiện cụ thể. Yêu cầu của các ĐBQH và cử tri chỉ có vậy. Thực tế, khi trả lời chất vấn, các Bộ trưởng thiên về diễn giải nhiều hơn là đi thẳng vào các vấn đề. Theo tôi, có vấn đề cần phải giải thích, nhưng có vấn đề Bộ trưởng trả lời luôn thì đỡ mất thời gian.
Trong kỳ chất vấn này, về "độ nóng" so với các kỳ họp trước không bằng và có thể đánh giá là thiếu lửa. Có thể do một số vấn đề nêu ra từ các kỳ họp trước đã được giải quyết, nên sức hấp dẫn của phiên chất vấn này bị giảm nhiều.
ĐB Lê Thanh Vân (Hải Phòng): Nhiều đại biểu diễn đạt dài dòng
Tôi cho rằng, việc trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao là rất thỏa đáng, đáp ứng được mong đợi của cử tri.
Tuy nhiên, cách trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cũng cần đổi mới. Đồng chí Trương Hòa Bình trả lời theo cách giải đáp từng câu và như vậy mất thời gian. Không chỉ đồng chí Chánh án mà các vị Bộ trưởng khác cũng cần trả lời chất vấn theo cách gom các vấn đề lại để trả lời. Như vậy sẽ tránh mất thời gian, lan man, làm mất tập trung vào những yêu cầu chính. Theo tôi, cách đặt câu hỏi của một số ĐBQH cũng không tập trung, sa vào diễn đạt dài dòng. Khi ĐBQH yêu cầu các vị đăng đàn trả lời chất vấn trả lời thẳng vào vấn đề, thì chính họ cũng hay dẫn dắt vấn đề. Theo tôi, việc trả lời chất vấn tại Quốc hội cần đổi mới theo cách hỏi trọng tâm một vấn đề và giải đáp luôn vấn đề cần hỏi.
ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội): Phải có câu hỏi hay, mới trả lời hay được
Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao trả lời rất cầu thị và bản thân đồng chí luôn có tinh thần cầu thị trong mọi phương diện, để hoàn thiện ngành Tòa án. Về cơ bản, phần trả lời của đồng chí Trương Hòa Bình đối với những câu hỏi ĐBQH nêu ra đều rõ ràng. Tuy nhiên, muốn có câu trả lời hay, phải có câu hỏi hay mà ở đây là câu chất vấn phải hay. Muốn chất vấn hay thì còn phụ thuộc vào năng lực của người đặt câu hỏi và khả năng bao quát, thu thập thông tin của người hỏi và ở đây là các ĐBQH.
Trong phiên trả lời chất vấn của đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, tôi nhận thấy có một số câu hỏi các ĐBQH đưa ra khá sắc sảo và cách trả lời của đồng chí Trương Hòa Bình đã thỏa mãn được yêu cầu các ĐBQH nêu.
Ngọc Khánh - Hồng Tuấn
Theo ANTD
"Thủ tướng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn" Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã khẳng định như vậy bên hành lang Quốc hội, hôm qua (14-11). - Vì sao một số vị "tư lệnh" của những ngành đang "nóng", lần này không đăng đàn? - Nguyên tắc khi chọn các vị Bộ trưởng trả lời chất vấn phải có ý kiến của các ĐBQH. Trên cơ...