Bản đồ Việt Nam kết bằng hoa tươi rực rỡ ở làng hoa Xuân Quan
Rất nhiều tác phẩm được người dân trồng hoa làng Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) đưa đến lễ hội hoa thu hút sự chú ý của du khách, độc đáo nhất chính là bức tranh ‘ Bản đồ Việt Nam’ rực rỡ với nền đỏ và ngôi sao vàng.
Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 20km, làng hoa Xuân Quan có hơn 500 hộ làm nghề trồng hoa và chăm sóc cây cảnh với tổng diện tích trên 100ha. Dù mới phát triển khoảng chục năm gần đây nhưng những hộ trồng hoa tại Xuân Quan đã có những bước phát triển, đầu tư vượt bậc, xuất hoa đi khắp mọi miền Tổ quốc.
Tại lễ hội hoa Xuân Quan năm 2020, hàng trăm loại hoa đua nhau khoe sắc. Lễ hội được xem là hoạt động quảng bá, giới thiệu làng hoa đến du khách, đồng thời thúc đẩy tiềm năng du lịch và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Tại Lễ hội hoa Xuân Quan năm 2020, khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng nhiều loại hoa và các mô hình được trang trí bằng hoa của người dân nơi đây.
Đặc biệt, tại đây có mô hình bản đồ Việt Nam được làm hoàn toàn bằng sản phẩm của các hộ trồng hoa ở thôn 4, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
“Đến với lễ hội hoa, thôn 4 chúng tôi đã mang đến tác phẩm “Bản đồ Việt Nam”, có các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Đảo, Phú Quốc… Để làm lên tác phẩm này, chúng tôi đã mang đến 3.000 cây hoa xác pháo màu đỏ, tượng trưng cho lá cờ Việt Nam, 70 cây cúc vàng để làm hình ngôi sao. Mỗi ngày chúng tôi huy động 18 – 20 người, làm trong 3 ngày để hoàn thành tác phẩm này”, ông Đàm Văn Hưng, đại diện thôn 4, xã Xuân Quan cho biết.
Ông Đàm Văn Hưng thường xuyên tưới nước để hoa tươi, bản đồ rực rỡ
Tác phẩm bản đồ Việt Nam của thôn 4 xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) thu hút du khách
Hoa xác pháo làm nền màu đỏ rực rỡ cho “bức tranh” bản đồ Việt Nam ở lễ hội hoa Xuân Quan.
Video đang HOT
Hoa cúc kết thành hình ngôi sao vàng.
Hình ảnh các quần đảo tượng trưng được kết khéo léo, hài hòa màu sắc bằng cây và hoa.
Du khách rất hào hứng với hàng trăm loại hoa độc đáo và các tác phẩm ấn tượng của người dân làng hoa Xuân Quan.
Từ Côn Đảo ra thăm người thân tại Hưng Yên, anh Nguyễn Hải Đăng được người nhà đưa tới lễ hội hoa để tham quan và chụp hình. Lễ hội hoa đã gây ấn tượng mạnh với anh bởi vẻ đẹp đặc trưng miền Bắc, gợi không khí Tết đoàn viên đầm ấm.
“Tôi xa quê từ bé nên cũng không biết ở quê mình có một vùng hoa lớn như thế này. Tại đây tôi có cảm giác rất khác lạ so với các hội chợ hoa Sa Đéc trong miền Tây nơi tôi sinh sống”.
Chị Nguyễn Thị Hà, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Tôi đến đây cùng bạn để ngắm hoa và chụp ảnh. Điều tôi cảm thấy thích thú nhất ở đây là con người rất nhiệt huyết và thân thiện. Họ đã mất rất nhiều công sức để tạo nên một khung cảnh đẹp như thế này nhưng du khách tới tham quan và chụp ảnh không mất một loại phí dịch vụ nào”.
Toàn cảnh hội chợ hoa xã Xuân Quan nhìn từ trên cao.
Ông Lê Quý Đôn (Chủ tịch UBND xã Xuân Quan) cho biết: “Đây là dịp để Xuân Quan tri ân các khách hàng đã tin cậy tìm đến với làng hoa; đồng thời là dịp để địa phương quảng bá thương hiệu sản phẩm hoa do chính người dân nơi đây làm ra”.
Nhiều tác phẩm trưng bày tại lễ hội hoa rất độc đáo, bắt mắt, thu hút du khách chụp hình lưu niệm.
Tác phẩm hoa chào mừng Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Hoa được phun tưới thường xuyên để đảm bảo luôn tươi xanh, rực rỡ.
Lễ hội hoa nhằm quảng bá sản phẩm hoa Xuân Quan tới mọi miền và mời gọi các nhà đầu tư chắp cánh cho thương hiệu “hoa Xuân Quan”.
Nhiều người lớn tuổi cũng đến lễ hội hoa để chụp hình kỷ niệm. Ở đây có nhiều mô hình rất gần gũi với thôn quê, ít xuất hiện ở các địa điểm trưng bày hoa khác.
Huyện Văn Giang hiện có hơn 1.000ha chuyên trồng hoa cây cảnh, tập trung thành 3 vùng chuyên canh và hình thành 8 làng nghề chuyên sản xuất hoa cây cảnh thu hút trên 5.000 hộ tham gia, tạo việc làm cho trên 13.000 lao động. Tổng thu nhập từ trồng hoa cây cảnh mỗi năm của huyện đạt gần 800 tỷ đồng.
Lễ hội hoa Xuân Quan là dịp để khách tham quan được thưởng thức, mua sắm các loại hoa cây cảnh đẹp, độc và lạ; được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm từ các nghệ nhân của các làng nghề về bí quyết chăm sóc hoa cây cảnh và thú chơi tao nhã của người Việt khi Tết đến Xuân về.
Chế tác những cây bút bi qua sử dụng thành Chùa Một Cột
Những cây bút bi đã qua sử dụng được chế tác thành mô hình bản đồ Việt Nam, Chùa Một Cột và đèn chùm rất sáng tạo.
Những cây bút bi đã qua sử dụng được chế tác thành mô hình Chùa Một Cột - CHÍ THUẬN
Ngày 5 và 6.11, Hội đồng Đội Trung ương và Tập đoàn Thiên Long tổ chức lễ tổng kết chương trình "Vì mái trường xanh" tại 10 điểm trường tiểu học và THCS ở Hà Nội, đồng thời trao tặng 3 mô hình đặc biệt được chế tác từ hơn 4.000 cây bút bi qua sử dụng đã thu gom được từ 10 điểm trường.
Ban tổ chức phối hợp với Ban giám hiệu của từng trường, trao các suất học bổng "Vì mái trường xanh" cho học sinh hiếu học, vượt khó, thông qua hoạt động phân loại rác thải và các sản phẩm Thiên Long đã qua sử dụng. Tổng giá trị học bổng là 75 triệu đồng.
Những cây bút bi đã qua sử dụng được chế tác thành mô hình bản đồ Việt Nam - CHÍ THUẬN
Thông qua chương trình này, học sinh hiểu được một chiếc bút hay bất kỳ vật dụng nào đã qua sử dụng, nếu biết thu gom và tái chế đúng cách thì sẽ là một hành động thiết yếu để bảo vệ môi trường sống hàng ngày. Mặt khác, chương trình cũng giúp học sinh phát huy tinh thần tương thân, tương ái, luyện tập các bài học về tình đoàn kết, cùng giúp đỡ nhau đến trường.
Đèn chùm được làm từ những cây bút bi đã qua sử dụng - CHÍ THUẬN
Tại lễ tổng kết, Ban tổ chức đã trao tặng 3 mô hình đặc biệt cho 3 trường THCS: Phú Lương, Kim Hoa và Tiến Thắng, đó là: mô phỏng bản đồ Việt Nam, Chùa Một Cột và đèn chùm. Đây là những mô hình được chế tác từ hơn 4.000 chiếc bút bi qua sử dụng đã thu gom được từ 10 điểm trường.
Việc trao tặng mô hình là hành động thiết thực và ý nghĩa, giúp các em học sinh thấy được thành quả thực tế từ hoạt động phân loại rác tại chính ngôi trường của mình. Đồng thời, các mô hình cũng là lời nhắc nhở các em những kiến thức về bảo vệ môi trường mà các em được học ở chương trình.
Ban tổ chức tặng học bổng cho đại diện trường THCS Trưng Vương - CHÍ THUẬN
Ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc marketing Tập đoàn Thiên Long chia sẻ: "Từ những sản phẩm nhỏ nhất (như cây bút bi qua sử dụng), chúng tôi luôn cố gắng gửi gắm những thông điệp và giải pháp để bảo vệ môi trường thiết thực nhất. Mỗi dụng cụ học tập tuy nhỏ, nhưng từ những đóng góp nhỏ như vậy, tất cả chúng ta sẽ trở thành những nhân tố tích cực góp mặt trong cuộc chiến lớn của toàn nhân loại, chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu".
Nhà gỗ trăm tuổi giữa sân vườn xanh mát đẹp hiếm có ở ngoại thành Hà Nội Ngôi nhà 5 gian được làm từ những chất liệu như tre, gỗ, gạch, ngói ở Hà Nội đã trải qua 3 thế hệ, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống Việt. Tọa lạc ở xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, ngôi nhà của gia đình ông Doãn Văn Dần nổi bật bởi kiến trúc Việt xưa....