Bản đồ Việt Nam đầy màu sắc bên hồ Hoàn Kiếm
850 bạn trẻ nắm tay nhau chạy rồi tung màu xếp hình bản đồ Việt Nam độc đáo trong sự kiện “ Happy colour run 2016″.
Sáng 27/3, chương trình “Sắc màu tuổi trẻ – Tôi yêu Tổ quốc” (Happy colour run 2016) diễn ra tại tượng đài Lý Thái Tổ (bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội).
850 bạn trẻ khởi động bằng màn nhảy flashmob.
Sau màn nhảy, từng cặp nắm tay nhau xuất phát trên “đường chạy sắc màu” vòng quanh hồ Hoàn Kiếm.
Cặp đôi về đích được tung màu vào đầy người.
Video đang HOT
Có 6 cổng đích, mỗi cổng mang màu sắc riêng, tượng trưng cho tình yêu, sức sống tuổi trẻ và tinh thần quyết tâm của thanh niên.
Khi đường chạy sắc màu kết thúc, các bạn nhanh chóng xếp thành hình bản đồ Việt Nam và hát vang bài hát Tôi yêu Việt Nam.
Sau tiếng hô vang, mọi người đồng loạt tung màu lên cao, tạo thành hình bản đồ Việt Nam đầy màu sắc.
Chương trình do Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức, góp phần động viên và ủng hộ các cặp đôi thanh niên xung phong ra đảo sinh sống và lập nghiệp; xây dựng các công trình dân sinh tại 6 đảo thanh niên: Đảo Trần – Quảng Ninh, Bạch Long Vĩ – Hải Phòng, Cồn Cỏ – Quảng Trị, Cù Lao Xanh – Bình Định, Hòn Chuối – Cà Mau, Thổ Chu – Kiên Giang.
Các bạn trẻ vui tươi trong ngày hội sắc màu.
Tự tin và vui nhộn tạo dáng.
Đường chạy “Sắc màu tuổi trẻ – Tôi yêu Tổ quốc tôi” diễn ra vào dịp Ngày thể thao Việt Nam 27/3.
Các bạn trẻ hào hứng khi được tham gia một sự kiện đầy ý nghĩa, phù hợp với trào lưu của giới trẻ.
Giang Huy
Theo VNE
Xây ga tàu điện ngầm ở Bờ Hồ, HN lấy ý kiến người dân
Văn phòng UBND TP vừa có văn bản nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng về việc bố trí nhà ga và các lối ra vào ga ngầm C9 thuộc Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Hà Nôi sẽ lấy ý kiến người dân để xây dựng ga tàu điện sát Bờ Hồ.
Theo đó, vị trí các lối lên xuống ga ngầm C9 hiện tại nằm trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Đây là khu vực trọng yếu, gắn với truyền thuyết, lịch sử và văn hiến của Thủ đô Hà Nội, đồng thời, đây cũng là không gian có giá trị thẩm mỹ và cảnh quan, phục vụ nhu cầu sinh hoạt công cộng của nhân dân, nên việc bố trí hai lối lên xuống và biện pháp thi công dự kiến tại khu vực ven hồ chưa nhận được ý kiến đồng tình của các nhà khoa học.
Do đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng giao Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, đơn vị tư vấn thiết kế phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận Hoàn Kiếm và các đơn vị liên quan thực hiện nội dung theo đúng yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng thời chủ động lấy ý kiến đóng góp bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, Hội nghề nghiệp có liên quan, cá nhân, cộng đồng dân cư, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực lịch sử, mỹ thuật, khảo cổ, kiến trúc, quy hoạch đô thị... nhằm tạo được sự đồng thuận rộng rãi trước khi thực hiện.
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, điểm đầu của Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo xuất phát tại Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Toàn tuyến có 10 nhà ga (3 ga trên cao và 7 ga ngầm).
Theo Vạn Xuân (Infonet)
Trông giữ xe tại khu tập thể cũ: Nhiều bất cập khó giải quyết Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.500 tập thể cũ, tập trung ở 4 quận: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng. Do những khu nhà này không có điểm trông giữ phương tiện nên việc gửi và trông giữ xe của người dân hầu như mang tính tự phát, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xe máy dựng...