Bản đồ nhạy cảm khí hậu toàn cầu
Một bản đồ mới được công bố trên tạp chí Nature giúp chỉ ra nơi nào trên thế giới nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu.
Hạn hán ở Pakistan, một trong số nhiều nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu – Ảnh minh họa: Reuters
Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bergen ở Na Uy đã phát triển một thước đo để đo độ nhạy khí hậu của các hệ sinh thái khác nhau. Các thảm thực vật nhạy Index, hoặc VSI, định lượng bao nhiêu về một hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nóng lên và biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Hãng tin UPI dẫn lời nhà khoa học Alistair Seddon, thuộc nhóm nghiên cứu trên, cho biết phương pháp này xác định các yếu tố liên quan đến biến đổi khí hậu như nhiệt độ, nguồn nước, sự ô nhiễm… tại những vị trí nhất định. Sau đó, chúng ta so sánh sự thay đổi về năng suất của hệ sinh thái, rồi so sánh dữ liệu có được từ vệ tinh, chống lại sự thay đổi trong các biến đổi khí hậu quan trọng. Seddon cho biết sự phân tích của họ nhắm vào những vùng nhạy cảm khí hậu cao nhất trên thế giới, từ Bắc cực đến rừng phương bắc, rừng mưa nhiệt đới, rừng núi đá, thảo nguyên…
Với các vệ tinh thời tiết hiện đại, bộ bản đồ này sẽ chi tiết và chính xác hơn, phục vụ đắc lực cho con người về khí hậu.
Tạ Xuân Quan
Theo Thanhnien
Ngoại trưởng Mỹ lạc quan về một thỏa thuận khí hậu lịch sử tại COP21
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 7/12 nói rằng các cuộc đàm phán sẽ tạo cảm hứng cho hành động trên khắp thế giới cùng chống biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại một hội thảo mang tên Earth for Paris bên lề Hội nghị COP21, ngoại trưởng Mỹ bày tỏ sự lạc quan rằng, một thỏa thuận khí hậu lịch sử đạt được vào cuối tuần này sẽ "khơi mào" cho các hành động trên toàn thế giới cùng chống lại mối đe dọa của sự nóng lên toàn cầu, cho dù thỏa thuận đó có mang tính ràng buộc về pháp lý hay không.
Theo ngoại trưởng John Kerry, về mặt chính trị, một thỏa thuận ràng buộc pháp lý sẽ là "không thể" đối với chính quyền của Tổng thống Obama bởi vì ông biết rõ rằng, Đảng Cộng hòa, phe chiếm ưu thế ở Quốc hội Mỹ nhiều khả năng sẽ không phê chuẩn bất kỳ Hiệp ước về cắt giảm khí thải nào có áp đặt về pháp lý.
Thay vào đó, các bên tham gia Hội nghị ở Paris sẽ đồng ý thiết lập cơ chế giám sát các thỏa thuận quốc gia, có thể xem xét định kỳ 5 năm một lần để kiểm soát nhiệt độ không vượt ngưỡng mong muốn. Ông John Kerry cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới trong lĩnh vực tư nhân, đầu tư sau khi mô hình kinh tế của các nước được chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng sạch trong tương lai.
Theo các nguồn tin từ Hội nghị Paris, hiện các bên vẫn bất đồng trong nhiều nội dung. Chẳng hạn như, một số quốc gia muốn có cam kết phải loại bỏ hoàn toàn việc sử sụng nhiên liệu hóa thạch vào giữa thế kỷ này, trong khi một số nước cho rằng điều đó là không thực tế bởi họ vẫn phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay. Hay việc nhóm những nước nghèo, dễ bị tổn thương thì cho rằng các nước giàu thải ra nhiều khí cacbonnich ( CO2) sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả những thiệt hại trong tương lai do tình trạng nước biển dâng.
Hội nghị Công ước khung về biến đổi khí hậu lần thứ 21( COP21) sẽ kết thúc vào ngày 11/12 tới sau hơn 12 ngày thảo luận và đàm phán căng thẳng./.
Mai Liên Theo Reuters
Theo_VOV
Liệu Thượng đỉnh COP 21 có thể thành công? Khai mạc Thượng đỉnh về khí hậu COP21 là chủ đề thời sự chính trên các mặt báo Pháp ngày đầu tuần 30/11/2015. Một trăm năm mươi lãnh đạo các quốc gia tụ họp tại Le Bourget, phía bắc thủ đô Paris họp bàn để đưa ra một thỏa thuận chung cuộc hạn chế mức tăng khí hậu ở 2C. Le Figaro đặt...