Bản đồ mới của Trung Quốc không có cơ sở
Ngày 27.6, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg đã lên tiếng ủng hộ việc Philippines phản đối Trung Quốc phát hành bản đồ mới ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào phạm vi cái gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh.
Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg
Theo ông Goldberg, trên bản đồ “đường 10 đoạn”, các yếu tố về cơ bản vẫn giữ nguyên như “đường 9 đoạn”, nhưng nó hoàn toàn không có cơ sở theo luật quốc tế. Đại sứ Philip Goleberg cho rằng hành động của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Ông Philip khẳng định những nỗ lực của một nước nhằm xâm phạm quyền sử dụng vùng biển một cách hợp pháp của nước khác cần được xem là mối quan ngại. Trước đó, ngày 26.6, Bộ Ngoại giao Philippines đã phản đối mạnh mẽ bản đồ mới của Trung Quốc nuốt trọn gần như toàn bộ Biển Đông, cho rằng hành động đó là phi lý và hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Theo Lao Động
Video đang HOT
Ấn Độ tố cáo Trung Quốc xâm nhập, phá hoại biên giới 150 lần
Sau khi Trung Quốc chính thức phát hành bản đồ dọc với những tuyên bố chủ quyền bất chấp luật phát quốc tế, Bộ ngoại giao Ấn Độ đã chính thức lên tiếng phản đối. Trước đó, nhiều nước ASEAN đã lên tiếng phản đối vì đường lưỡi bò của Trung Quốc vi phạm trắng trợn lãnh hải các nước trong khu vực.
Phản ứng mạnh mẽ của New Dehli
Trong một báo cáo phản ứng mạnh mẽ, Ấn Độ hôm thứ Bảy (28.6) cho biết: "mô tả trên bản đồ" không thay đổi thực tế trên thực địa và khẳng định rằng Arunachal Pradesh là một phần không thể tách rời của Ấn Độ. Sở dĩ có chuyện như vậy là do bản đồ dọc của Trung Quốc "ngoạm" gần hết bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và gọi là Nam Tây Tạng.
Trước câu hỏi về phản ứng của New Dehli với tấm bản đồ gần đây của Trung Quốc cho thấy khu vực tranh chấp ở Arunachal và biển Đông như là của riêng Trung Quốc, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rõ: "Các miêu tả trên bản đồ không thay đổi thực tế trên thực địa".
"Thực tế là Arunachal Pradesh trong phần không thể thiếu và không thể chuyển nhượng của Ấn Độ. Chúng tôi đã được chuyển thông điệp này đến chính quyền Trung Quốc nhiều lần kể cả ở cấp cao nhất", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Ấn Độ cho biết và cũng nói rằng điều này có thể tiếp tục được đưa ra bởi đoàn đại biểu Ấn Độ, đứng đầu là Phó Tổng thống Hamid Ansari, hiện đang ở Trung Quốc.
Tấm bản đồ dọc nhảm nhí của Trung Quốc
Khi được hỏi về báo cáo của các cuộc xâm nhập mới đây của quân đội Trung Quốc trong khu vực Ladakh, người phát ngôn không xác nhận nhưng cũng không phủ nhận những sự cố như vậy và chỉ nói quân đội bảo vệ biên giới Ấn Độ có khả năng để bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ.
Tần suất quân đội Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ trong khu vực Chumar ở miền đông Ladakh cũng đã tăng lên trong thời gian qua, và họ đã phá hoại thiết bị mà Ấn Độ triển khai dọc theo biên giới của hai nước.
Vào năm 2013, đã có hơn 150 vụ xâm nhập trái phép của Trung Quốc và đã xảy ra đối đầu lẻ tẻ giữa hai quân đội trong khi tuần tra. Vào tháng 4.2013, một đội tuần tra cấp độ trung đội PLA đã xâm nhập 18 km vào lãnh thổ Ấn Độ trong khu vực Daulat Beg Oldie thuộc bang Ladakh và chỉ rút về sau 3 tuần.
Lùi là bị lấn
Sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến thăm Ấn Độ và nói những lời ve vãn có cánh về hợp tác hai nước như "Qua nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã đi đến thỏa thuận về những điều cơ bản về chuyện biên giới và chúng tôi đang chuẩn bị để đạt được một giải pháp cuối cùng" hay "Hợp tác Trung Quốc-Ấn Độ giống như một kho báu khổng lồ đang chờ được phát hiện", người ta ngỡ rằng Trung Quốc sẽ tỏ thành ý.
Quân Trung Quốc tập luyện vì "trỗi dậy hòa bình"
Nhưng với tấm bản đồ dọc vừa công bố, có thể thấy Bắc Kinh không hề có thành ý trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, kể cả với Ấn Độ. Điều này cũng không ngoài dự đoán của tân Thủ tướng Ấn Độ, Modi. Ngay trong chương trình vận động tranh cử, ông Modi đã nhấn mạnh phải cứng rắn với Trung Quốc trong vẫn đề lãnh thổ.
Các nhà quan sát quốc tế nói rằng mặc dù hợp tác, biên giới Ấn Độ-Trung Quốc vẫn là một vấn đề mà cần xử lý cẩn thận. Với các nước mạnh hơn như Nga, Trung Quốc có thể mềm mỏng, nhún nhường khi phân định lãnh thổ.
Còn với những nước mà Trung Quốc cho rằng yếu hơn thì họ sẽ cư xử giống như một kẻ bắt nạt. Nếu Ấn Độ lùi một bước, Trung Quốc sẽ không ngại tiến thêm một bước.
Theo Một thế giới
Trong 45 phút, Mỹ hứng chịu 5.840 vụ tấn công mạng Một hãng bảo mật Mỹ vừa cho công bố bản đồ thời gian thực thể hiện các cuộc tấn công mạng trên toàn cầu. Theo đó, nước Mỹ là mục tiêu bị tấn công nhiều nhất, 5.840 vụ chỉ trong 45 phút, trang tin Business Insider cho biết hôm 26.6. Tòa nhà được cho là "đại bản doanh" của đơn vị tin tặc...