Bản đồ “đường 10 đoạn”có thể khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang
Tờ The Washington Post của Mỹ số ra ngày 27/6 đăng bài “Liệu bản đồ mới của Trung Quốc có phải là sự mở đầu một cuộc chiến tranh?” cho rằng đây là một bước đi khẳng định dứt khoát yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi từ trước tới nay.
Theo Washington Post đây có thể là sự khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang mới và một cuộc khẩu chiến như đã từng xảy ra khi Trung Quốc phát hành các tấm hộ chiếu in bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn và cả các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp với Ấn Độ.
Thật ra cũng không có gì lạ về cái bản đồ mới và nhảm nhí này.
Điểm “nổi bật” đầy khó chịu là đường 10 đoạn bao trùm lên biển Đông chà đạp luật pháp quốc tế, vi phạm lãnh hải rất nhiều nước tại ASEAN trong đó có Việt Nam.
Video đang HOT
Tờ Washington Post nêu ra thêm một chi tiết hay ngoài đường lưỡi bò là “vết cắn” của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ được thể hiện trên bản đồ dọc: “Bản đồ mới cũng cho thấy tuyên bố của Trung Quốc đối với bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát. Điều đáng nói là bản đồ dọc với “cú ngoạm in rõ dấu răng” của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ được đưa ra, chỉ vài tuần sau khi Ngoại trưởng Vương Nghị tới thăm Ấn Độ.
Hãng tin ABC News nhận định rằng, tấm bản đồ “đường 10 đoạn” là một trong những hành động phi lý mới mà Bắc Kinh làm nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền ngang ngược của họ đối với vùng Biển Đông. Tờ báo này còn nhận xét, phát hành bản đồ dọc này đã làm “khuấy đục” các vùng biển ngoại giao trong khu vực.
Ấn Độ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc vừa công bố bản đồ mới, trong đó thể hiện Arunachal Pradesh – bang Đông Bắc Ấn Độ – như một phần thuộc Tây Tạng.
Truyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định: “Arunachal Pradesh là bộ phận không thể tách rời của Ấn Độ. Vấn đề này đã được Ấn Độ nhiều lần chuyển tải đến chính quyền Trung Quốc.
Chính quyền bang Arunachal Pradesh cực lực lên án hành động trên của Trung Quốc và đề nghị chính phủ Ấn Độ phải tìm giải pháp.
Thủ hiến bang Arunachal Pradesh, ông Nabam Tuki, phát biểu: “Chúng tôi phản đối và lên án tuyên bố chủ quyền (của Trung Quốc) đối với Arunachal Pradesh. Chúng tôi muốn Chính phủ đàm phán với Trung Quốc để tìm giải pháp cho vấn đề này”. Ông Tuki cho biết sẽ yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi can thiệp trong vụ này.
Những tranh cãi liên quan đến bản đồ mới của Trung Quốc xuất hiện khi Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đang ở Bắc Kinh tham dự các sự kiện kỷ niệm 60 năm ký hiệp định Panchsheel, trong đó có 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo Nguyễn Chiến
Chinhphu.vn
Hội Nhà báo Việt Nam ra tuyên bố phản đối Trung Quốc
Ngày 29/6, Hội Nhà báo Việt Nam đã ra Tuyên bố yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động gây hấn, dừng ngay hành vi vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, toàn văn Tuyên bố như sau:
"Trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí Hải Dương - 981 tại vùng biển của Việt Nam, ngày 10/5/2014 , Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã gửi thư tới Chủ tịch Hội Nhà báo toàn Trung Quốc phản đối mạnh mẽ hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương - 981 và các phương tiện hộ tống khỏi vùng biển của Việt Nam.
Đến nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục hành động ngang ngược bất chấp công lý, bất chấp làn sóng phản đối của Việt Nam và quốc tế, không rút giàn khoan, mà tiếp tục gia tăng các hành động ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng, dùng tàu lớn đâm thẳng vào tàu của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và thiết bị, gây nguy hiểm tới tính mạng của công dân Việt Nam, trong khi đó lại lớn tiếng vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Ngày 26/5, tàu cá của Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa-90152 của Việt Nam. Tiếp đó, ngày 1/6, tàu Trung Quốc liên tục phun vòi rồng vào tàu Cảnh sát biển 2016 và đâm mạnh mạn phải của tàu làm thủng 4 lỗ, cách mép nước biển chỉ 40 cm. Gần đây nhất, ngày 23/6/2014 , tàu kiểm ngư của Việt Nam mang số hiệu KN- 951 đã bị 7 tàu của Trung Quốc bao vây, phun vòi rồng với áp lực lớn, đâm va, ngăn cản trong khi tàu KN-951 đang thực thi pháp luật trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là những hành động nguy hiểm, làm căng thẳng thêm tình hình, làm tổn hại tình cảm giữa nhân dân hai nước, đe dọa trực tiếp hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Một lần nữa, Hội Nhà báo Việt Nam cực lực phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, rút ngay lập tức giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, dừng ngay các hành vi vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, chấm dứt ngay các hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của ngư dân, kiểm ngư viên và các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, gây phức tạp thêm tình hình, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông.
Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi cộng đồng báo chí quốc tế, trong đó có báo chí Trung Quốc hiểu rõ, hiểu đúng tình hình, lên án những hành vi gây hấn nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời, báo chí khẳng định rõ lập trường của Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình của khu vực và thế giới. Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều bình đẳng trước trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh chung, đồng thời cần có sự tôn trọng và lòng tin vào nhau. Với tinh thần hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân, cộng đồng báo chí Việt Nam và Trung Quốc".
Theo TTXVN
Điều gì sẽ xảy ra khi Việt Nam kiện Trung Quốc? Việc kiện Trung Quốc ra tòa cho Việt Nam khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến biển Đông hiện nay một cách khả thi, công bằng và hòa bình nhất. Việc kiện Trung Quốc (TQ) ra tòa án quốc tế là một cách thức đấu tranh hòa bình được Điều 33.1, Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định. Cách bảo...