Bản đồ các điểm CSGT đo nồng độ cồn
Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn từ 16.8.2016. Theo đó, những tuyến đường và khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông sẽ có lực lượng CSGT đứng chốt.
CSGT TP.HCM thực hiện chuyên đề kiểm tra xử lý vi phạm nồng độ cồn từ 16.8.2016 trên khắp các tuyến đường trọng điểm
Từ 1.8.2016, Nghị định số 46/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực. Trong đó, các mức phạt tăng nặng với những lỗi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. Cụ thể, vi phạm về nồng độ cồn có thể bị xử phạt mức cao nhất là 18 triệu đồng, tước GPLX 6 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó Trưởng Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết, lực lượng CSGT TP sẽ đứng chốt ở những tuyến đường và khu vực trọng điểm, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông để kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông.
Có hàng chục điểm CSGT sẽ kiểm tra nồng độ cồn khắp thành phố. Thanh Niên tổng hợp khoản 24 điểm CSGT thường xuyên chốt chặn để đo nồng độ cồn, ngăn chặn tai nạn, xử lý người vi phạm giao thông. Đây chính nơi có những tuyến đường và khu vực trọng điểm, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.
Theo ghi nhận của PV, đa số các trường hợp được CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn đều có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá mức cho phép.
Một số điểm chốt CSGT kiểm tra nồng độ cồn tại TP.HCM. Tuy nhiên, những điểm này không cố định mà thường xuyên thay đổi trên khắp địa bàn quản lý tùy tình hình thực tế.
Diễn viên Hoàng Sơn khi qua trạm thu phí Rạch Chiếc (Xa lộ Hà Nội) được CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn
Đối với người điều khiển xe ô tô, chỉ cần trong hơi thở phát hiện có cồn là đã bị phạt, mức phạt thấp nhất cho người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn là 2.5 triệu đồng, tước GPLX 2 tháng, tạm giữ xe 7 ngày; mức cao nhất là 17 triệu đồng, tước GPLX 5 tháng, tạm giữ xe 7 ngày Ảnh: Độc Lập
Video đang HOT
Một trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên đường Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức), ban đầu người này rất vui vẻ chấp hành kiểm tra nồng độ cồn…
Thế nhưng người vi phạm lại không chịu ký biên bản mà quăng xe bỏ chạy.
Theo một lãnh đạo đội CSGT Tân Sơn Nhất, nhiều người say xỉn khi chạy xe nhìn rất bình thường nhưng đến khi vừa dừng xe lại thì đứng không vững, vậy mới thấy sự nguy hiểm của việc uống rượu bia rồi điều khiển xe. Anh K. (người vi phạm) chia sẻ: “Bị phạt một lần vầy là sợ xanh mặt, chắc lần sau uống rồi chỉ đi xe ôm hoặc taxi về”.
Tính riêng tại Đội CSGT Phú Lâm, từ 16.8 đến 4.9.2016 đã lập biên bản 75 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Tại Đội CSGT Rạch Chiếc và Đội CSGT An Sương, mỗi tối lập biên bản khoảng 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó chủ yếu là người điều khiển xe máy
Lãnh đạo đội CSGT Tân Sơn Nhất đứng chốt tại Ngã tư Phú Nhuận cho biết, một số trường hợp vi phạm nồng độ cồn nhưng không ký biên bản, năn nỉ được phạt tại chỗ để lấy xe về đi làm. Tuy nhiên, theo Nghị định số 46 thì tất cả các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ phương tiện 7 ngày
Mỗi đêm, Đội CSGT Hàng Xanh cũng xử lý từ 7 – 10 trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn.
Quy định xử phạt vi phạm về nồng độ cồn (Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP)
- Đối với người điều khiển ô tô: Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0.25 mg/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng, tước GPLX 1 – 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 mg/100ml má hoặc vượt quá 0.25 – 0.4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng, tước GPLX 3 – 5 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mig/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở thì phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 4 tháng đến 6 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Đối với người điều khiển mô tô, xe máy: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 mg đến 0.4 mg/1 lít khí thở thì phạt 1.000.000 – 2.000.000 đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày, tước GPLX 1 – 3 tháng.
Người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở thì phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày, tước GPLX 3 – 5 tháng.
Theo Thanh Niên
Uống 2 cốc bia phạt 17 triệu: Nhiều nước phạt nặng hơn
Bộ y tế khẳng định việc uống 2 cốc bia bị CSGT phạt 17 triệu đồng vẫn còn rất nhẹ. Nhiều nước trên thế giới mức xử phạt cao hơn Việt Nam.
Phạt 17 triệu vẫn còn là nhẹ...
Từ ngày 16/8, Phòng CSGT CATP.Hà Nội đã tăng cường xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện theo Nghị định 46 của Chính phủ.
Nhiều trường hợp lái xe uống bia, rượu điều khiển phương tiện giao thông đã bị CSGT yêu cầu dừng xe, kiểm tra và xử phạt nặng.
Mới đây, tài xế Nguyễn Văn Nam (SN 1963, trú huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã phản ứng lại lực lượng chức năng khi bị phạt 17 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 5 tháng sau khi uống 2 cốc bia với bạn bè với kết quả đo nồng độ cồn 0,622 miligam/1lit khí thở (vượt mức cao nhất 0,4 miligam/1lit khí thở).
Ông Nam khẳng định, ông uống có 2 cốc bia, không mệt mỏi hay say bia nên vẫn lái xe. Và mức phạt quá cao kia là hết sức bất công.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn của lái xe. Ảnh minh họa
Trước tình huống trên, trao đổi với báo chí, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế, thành viên trực tiếp soạn thảo Dự án Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia cho rằng, phạt như vậy vẫn rất nhẹ.
Theo bà Trang, với kết quả đo nồng độ cồn của người uống rượu bia khi lái xe là 0,622 miligam/1lít khí thở tương đương với 124,4mg/100ml máu do người này đã uống cách đó vài giờ và cơ thể đã đào thải bớt lượng cồn trong máu. Nếu đo nồng độ cồn khi mới uống thì thậm chí còn cao hơn và mức phạt có thể nặng hơn (trung bình 1 giờ cơ thể bình thường đào thải hết 1 đơn vị rượu tương đương khoảng 10g cồn).
Vì thế, người uống bia có kết quả đo nồng độ cồn là 0,622 miligam/1lit khí thở bị phạt 17 triệu đồng không hề nặng.
"Phải xử lý nghiêm người vi phạm, tạo ý thức thượng tôn pháp luật. Hơn nữa, người điều khiển ô tô, xe máy phải cân nhắc kỹ trước khi cầm lái", bà Trang nói.
Bên cạnh đó, bà Trang còn xác nhận, so với Mỹ hay Singapore, mức xử phạt của Việt Nam còn nhẹ và chưa có sức răn đe.
Cụ thể, tại Mỹ, số tiền phạt uống rượu bia khi lái xe trung bình mất 300-500 USD cho vi phạm lần đầu. Nếu tái phạm mức phạt sẽ nhảy lên 1.000 USD. Người vi phạm sẽ phải tự trả phí cho việc xét nghiệm nồng độ cồn từ 500-1.000 USD.
Ở một số bang như Ohio, người vi phạm sẽ phải ngồi tù, tái phạm nhiều lần có thể bị coi là tội phạm, bị tước quyền công dân.
Tại Singapore, dù là vi phạm lần đầu mức xử phạt cũng có thể lên tới 5.000 đô Sing (80 triệu đồng). Còn nếu tái phạm, số tiền phạt sẽ tăng vài lần.
"Tôi tin rằng, nếu có những quy định nghiêm khắc và tổ chức thực hiện hiệu quả sẽ bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia, góp phần hạn chế lạm dụng rượu bia và bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân", bà Trang cho biết thêm.
CSGT đảo chốt xử phạt người vi phạm
Cũng liên quan đến việc này, sáng 25/8, trao đổi với Đất Việt, Trung tá Lê Tú - Đội trưởng đội CSGT số 3 cho biết hiện nay đang xuất hiện tình trạng "lách luật" của một số chủ nhà hàng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho lực lượng CSGT mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về TNGT.
"Thực tế những đối tượng mà chúng tôi đang kiểm tra liên quan đến nồng độ cồn rất phức tạp. Khi có nồng độ cồn trong người thì ý thức kiềm chế bản thân rất kém.
Người ta không ý thức được việc uống bia, rượu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thứ hai là khi tham gia giao thông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến mình và cộng đồng tham gia giao thông.
Tuy nhiên 1 số nhà hàng đã tìm cách lách luật để giúp đỡ khách hàng chốn sự kiểm tra của lực lượng CSGT. Điều này rất nguy hiểm", Trung tá Tú nói.
Theo Trung tá Tú cũng khẳng định, lực lượng CSGT dựa vào kinh nghiệm và nghiệp vụ để ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra các tài xế lái xe, không phải ai đi từ quán bia, rượu, nhà hàng cũng kiểm tra.
"Trong thời gian vừa qua, chúng tôi tăng cường kiểm tra thì ý thức tự giác của người dân được nâng lên rất cao. Nếu muốn uống bia, rượu thì họ sẽ đi xe ôm hoặc taxi, còn nhà gần thì người ta đi bộ, tình trạng đã giảm đáng kể", Trung tá Tú nói.
Về kế hoạch sắp tới, đội trưởng CSGT số 3 cho biết, sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, nhất là dịp nghỉ lễ 2/9.
"Chúng tôi cũng kiến nghị phải yêu cầu các quán này có những băng rôn, khẩu hiệu dán ở trước cửa hàng là đã uống bia, rượu thì không điều khiển các phương tiện liên quan đến giao thông, như ô tô, mô tô, xe máy, xe đạp điện", Trung tá Tú nói thêm.
Theo Đất Việt
Cười ra nước mắt chiêu trò "bợm nhậu" đối phó CSGT Gọi điện "cầu cứu", nhai kẹo cao su, súc miệng bằng nước lọc,...là những chiêu trò mà các "bợm nhậu" đối phó với CSGT. CSGT đo nồng độ cồn đối với anh Nguyễn Đăng Khiêm Gọi điện "cầu cứu", nhai kẹo cao su, súc miệng bằng nước lọc, cố tình mím môi không thở đủ hơi để đo nồng độ cồn... là những...