Bán đồ ăn qua ô cửa tí hon tránh Covid-19
Từng hữu ích trong dịch hạch những năm 1630, các cửa sổ rượu lại được tận dụng làm nơi bán đồ ăn, thức uống để đảm bảo giãn cách.
Cửa sổ rượu hay “buchette del vino”, là nét đặc biệt chỉ có ở vùng Tuscany, Italy. Đó là những chiếc cửa sổ tí hon nằm ở các tòa nhà trung tâm thành phố Florence, có từ thế kỷ 17, trong giai đoạn kinh tế châu Âu có nhiều biến động do chiến tranh. Cửa sổ rượu dùng để bán lẻ rượu cho người dân mà không qua trung gian, hoặc ở các cung điện, gia đình quý tộc thì cửa này là nơi trao đồ từ thiện.
Những ô cửa này là nét văn hóa quen thuộc trong đời sống thường ngày của người dân. Khi luật bán rượu thay đổi vào đầu thế kỷ 20, các cửa sổ rượu dần không còn tồn tại và nhiều cửa sổ bằng gỗ vĩnh viễn bị mất, hỏng trong trận lũ lụt năm 1966. Phần lớn trong số chúng đã bị bịt kín, có cái dùng để ghi thông báo giờ giấc, hộp thư hoặc tranh đường phố.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Cửa sổ Rượu (WWA), Florence có hơn 150 cửa sổ như vậy và hiện đã mở lại ở khắp thành phố. Các chủ nhà hàng, quán bar sáng tạo nên cách giao và bán hàng mới lạ, lấy cảm hứng từ chính những ô cửa thời Trung Cổ để cố gắng tiếp tục kinh doanh mà vẫn đảm bảo giãn cách trong đại dịch Covid-19.
Một ô cửa phục vụ cà phê mang đi. Chủ tịch WWA Matteo Faglia cho hay, xưa kia, mọi người có thể gõ lên cửa gỗ nhỏ và có ngay những chai rượu được rót trực tiếp từ các gia đình chuyên làm rượu vang nổi tiếng nhất Italy như Antinori, Frescobaldi hay Ricasol.
Quán kem Vivoli gần khu triển lãm Duomo & Uffizi cũng có một ô cửa và hiện dùng để phục vụ kem tươi cùng cà phê. Thay vì thanh toán trực tiếp, nhận tiền và đưa hóa đơn bằng tay, nhân viên dùng một khay kim loại để nhận tiền và khử trùng bằng giấm.
Gần đó, du khách và người dân địa phương có thể thưởng thức những ly cocktail thơm ngon và đầy màu sắc từ hàng Osteria delle Brache ở khu Peruzzi.
Nằm cạnh sông ở Santo Spirito, nhà hàng kiêm bar Babae đã dùng chính cửa sổ rượu của tòa nhà để phục vụ rượu cho thực khách từ lúc 19h – 20h mỗi tối.
Đây không phải lần đầu tiên những cửa sổ rượu được dùng như biện pháp ngăn chặn dịch bệnh ở Florence. Khi dịch hạch hoành hành khắp nơi ở Italy vào những năm 1630, các ghi chép lịch sử có nhắc tới những người bán rượu phải tự cô lập để tránh dịch và họ đã dùng tới các cửa sổ này.
Chủ tịch WWA hy vọng sau Covid-19, mọi người sẽ có ý thức gìn giữ những cửa sổ rượu này hơn, hiểu được tầm quan trọng của nó trong văn hóa vùng Tuscany.
Nền văn minh nhân loại đang đứng trước bờ vực sụp đổ không thể đảo ngược?
Nhân loại có ít hơn 10% cơ hội để tránh sự sụp đổ của nền văn minh. Cũng theo nghiên cứu mới, việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên tràn lan đang đẩy loài người tới một thảm họa.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Giáo sư Mauro Bologna thuộc Khoa Kỹ thuật Điện tử tại Đại học Tarapacá ở Chile và Tiến sĩ Gerardo Aquino, nhà nghiên cứu tại Viện Alan Turing ở London, đã mô hình hoá tỷ lệ phá rừng và gia tăng dân số hiện nay.
Các tác giả của báo cáo đã tạo ra một mô hình, ước tính rằng với tốc độ phá rừng hiện nay sẽ dẫn đến Trái đất không còn rừng trong khoảng 100-200 năm nữa.
"Rất khó có thể tưởng tượng sự sống sót của nhiều loài, bao gồm cả chúng ta, trên Trái đất không có rừng. Sự suy thoái của môi trường do nạn phá rừng sẽ ảnh hưởng lớn đến xã hội loài người và do đó, sự sụp đổ của con người sẽ bắt đầu sớm hơn nhiều", các nhà nghiên cứu cho biết.
Có khoảng 60 triệu km2 rừng trên trái đất trước sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Hiện tại chỉ còn khoảng 40 triệu km2 rừng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với sự gia tăng dân số và tốc độ nhân loại đang tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên, chúng ta sẽ không còn nhiều thời gian. Chỉ có 2 đến 4 thập kỷ còn lại trước khi khởi đầu cho một sự sụp đổ không thể đảo ngược của nền văn minh của chúng ta. Chúng ta chỉ có ít hơn 10% khả năng nền văn minh tồn tại được.
"Kết luận mô hình của chúng tôi cho thấy sự sụp đổ thảm khốc trong dân số của con người do tiêu thụ tài nguyên là kịch bản rất có thể của sự tiến hóa dựa trên các thông số hiện tại. Chúng tôi kết luận từ quan điểm thống kê rằng xác suất nền văn minh tồn tại. Các tính toán cho thấy, duy trì tốc độ tăng trưởng dân số và tiêu thụ tài nguyên, đặc biệt là tiêu thụ rừng, chúng ta còn vài thập kỷ nữa trước khi nền văn minh sụp đổ", các tác giả lo lắng.
Mô hình do Tiến sĩ Aquino và Giáo sư Bologna tạo ra đã tính đến các điều kiện hiện tại và ngoại suy chúng trong tương lai. Tình hình phá rừng dường như đã bắt đầu cải thiện trong vài năm qua, mặc dù những con số không có nghĩa là chúng ta đã giải quyết được con đường dẫn đến thảm họa sinh thái.
Trong khi đó, theo báo cáo được công bố bởi Tổ chức Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) với Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc, tỷ lệ phá rừng đã giảm trong nhiều thập kỷ qua từ 7,8 triệu ha mỗi năm xuống còn 4,7 triệu ha. Ngoài ra, các khu rừng mới đã được tạo ra theo cách tự nhiên và nhân tạo. Nhưng xét trong điều kiện toàn cầu, diện tích rừng đã giảm. Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết 178 triệu ha của các khu rừng đã bị chặt từ năm 1990 đến 2020.
Các tác giả của nghiên cứu mới cũng xem xét liệu sự phát triển công nghệ của chúng ta có cho phép chúng ta ngăn chặn sự sụp đổ môi trường hoặc xây dựng lại nền văn minh trong một "không gian ngoài hành tinh" hay không. Câu trả lời có lẽ sẽ khiến nhiều người thất vọng đó là... rất mong manh.
Vì sao cơ thể người có mùi hôi? Điều gì làm cho cơ thể có mùi? Theo các nhà khoa học, thủ phạm chính mới được phát hiện là một loại enzyme, được gọi là "enzyme mùi cơ thể". Các nghiên cứu trước đây đã từng chỉ ra rằng chỉ một số ít vi khuẩn chịu trách nhiệm cho mùi hôi phát ra từ nách dẫn đến tình trạng vẫn được...







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh kinh ngạc về bắc cực quang

Ngủ quên khi đi câu mực, bé trai Trung Quốc trôi dạt 24 giờ trên biển

Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?

Siêu trăng non sắp hiện diện, có nơi kèm "sừng quỷ"

Kho báu chứa 800 vật khác thường lộ ra giữa đồng

Người đàn ông bất ngờ đột tử chỉ vì uống quá nhiều nước

Sự kỳ lạ về loài linh dương cổ dài không cần uống nước

Chuyện lạ: 4,6 tỷ đồng tiền mặt lăn lóc trên vỉa hè nhưng không ai nhặt, chủ nhân xuất hiện tiết lộ sự thật sốc

Đã xác định được "vật thể lạ" hiếm thấy trên bầu trời nước Anh

Bí ẩn sinh vật khổng lồ nằm ngoài sự hiểu biết của khoa học

Loài ếch ma xuất hiện trở lại sau gần 130 năm

Thượng nghị sĩ Australia mang cá chết vào Quốc hội
Có thể bạn quan tâm

Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
01:10:31 31/03/2025
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
23:36:02 30/03/2025
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
23:30:33 30/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
23:27:53 30/03/2025
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
23:16:12 30/03/2025
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
23:12:53 30/03/2025
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
22:54:18 30/03/2025
Hà Hồ - Kim Lý hôn nhau trên phố Paris, Midu ngọt ngào bên chồng doanh nhân
Sao việt
22:43:10 30/03/2025
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
22:40:02 30/03/2025
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup
Sao thể thao
22:32:32 30/03/2025