Bán điện bậc thang cho người thuê nhà
UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị 08 về việc thực hiện giá bản lẻ điện tại các điểm cho thuê nhà để ở, nhằm đảm bảo cho người thuê nhà hưởng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang.
Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực TP và các đơn vị phân phối bán lẻ điện rà soát tất cả các khách hàng của mình có nhà cho thuê để ở. Đồng thời, phổ biến các điều kiện để được áp dụng tăng định mức áp giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang.
Mức giá theo hướng dẫn thực hiện giá điện ban hành kèm theo Thông tư số 38, ngày 20/12/2012, của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Đối với trường hợp công suất sử dụng lớn lắp đặt công tơ 3 pha để cung cấp điện, số định mức được áp dụng tùy theo số lượng người thuê nhà.
UBND Thành phố yêu cầu thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thanh về các chính sách hỗ trợ của nhà nước để hộ cho thuê nhà và người thuê nhà để ở biết, thực hiện. Đồng thời, đặt hòm thư tiếp nhận phản ánh của người thuê nhà, chủ hộ cho thuê nhà về khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang…
Người thuê nhà được dùng giá điện bậc thang (Ảnh minh họa)
Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn kiểm tra, rà soát các hộ cho thuê nhà để ở. Yêu cầu chủ hộ ký cam kết thực hiện việc đăng ký tạm trú và liên hệ với bên bán điện để ký hợp đồng, tính định mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang, lắp đặt công tơ, áp giá điện đúng theo quy định.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng có trách nhiệm phổ biến và triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị, nhằm đảm bảo thực hiện chính sách của Chính phủ hỗ trợ đúng đối tượng nghèo, khó khăn, người lao động, sinh viên thuê nhà để ở.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Thông tư số 38/2012/TT-BCT, ngày 20/12/2012, của Bộ Công Thương:
1. Giá bán lẻ điện bậc thang cho mục đích sinh hoạt như sau:
STT
Mức sử dụng của một hộ trong tháng
Giá bán điện
(đồng/kWh)
Video đang HOT
1
Cho 50 kWh (cho hộ nghèo và thu nhập thấp)
993
2
Cho kWh từ 0 – 100 (cho hộ thông thường)
1.350
3
Cho kWh từ 101 – 150
1.545
4
Cho kWh từ 151 – 200
1.947
5
Cho kWh từ 201 – 300
2.105
6
Cho kWh từ 301 – 400
2.249
7
Cho kWh từ 401 trở lên
2.307
2. Giá điện cho bậc thang đầu tiên (0 – 50 kWh) chỉ áp dụng cho hộ nghèo và hộ thu nhập thấp, thường xuyên có mức sử dụng điện không quá 50kWh/tháng và có đăng ký với bên bán điện. Các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp để được mua điện theo giá của bậc thang đầu tiên đăng ký theo hướng dẫn của bên bán điện.
3. Biểu giá từ bậc thang thứ hai trở đi được áp dụng cho các hộ thông thường và cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp có đăng ký cho sản lượng điện sử dụng từ kWh thứ 51 trở lên.
4. Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt cho các đối tượng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn theo hình thức sử dụng thẻ trả trước là: 1.902 đồng/kWh (giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT).
Theo 24h
Đề xuất xử phạt dùng điện ít hơn đăng ký
Một đề xuất đáng chú ý của Bộ Công thương là bên mua điện sản xuất sử dụng điện thấp hơn 50% công suất trong biểu đồ phụ tải được đăng ký trong hợp đồng mua bán điện sẽ bị phạt.
Bộ Công thương đang soạn Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Điện lực (sửa đổi). Một đề xuất đáng chú ý ở dự thảo này là bên mua điện sản xuất sử dụng điện thấp hơn 50% công suất trong biểu đồ phụ tải được đăng ký trong hợp đồng mua bán điện sẽ bị phạt.
Ngăn chặn xin nhiều dùng ít
Theo lý giải Bộ Công thương, việc bổ sung quy định dùng ít điện hơn đăng ký sẽ bị coi là vi phạm và bị phạt nhằm tránh tình trạng lãng phí đầu tư trong trường hợp bên mua điện đăng ký công suất cao nhưng thực tế lại dùng rất thấp.
Trao đổi với PV về đề xuất của Bộ Công thương, ông Nguyễn Văn Điệp - Chánh Văn phòng Hiệp hội Xi măng VN cho rằng, quy định như vậy là khó khả thi. Ông Điệp nói: "Sản xuất của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế xã hội. Doanh nghiệp nào cũng muốn phát huy hết công suất điện đã đăng ký mua nhưng sản xuất bị cầm chừng, ứ đọng hàng hóa thì không thể thực hiện được".
Hiện có tình trạng điện cho sản xuất thì thừa, cho sinh hoạt lại thiếu
Ông Điệp cho biết, hiện tại, các nhà máy xi măng đều phải sản xuất cầm chừng. Đặc biệt, những nhà máy mới đưa vào sản xuất thì việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ gần như không thể. 1/3 nhà máy xi măng sản xuất ở dạng bình thường, có lãi một chút, lãi rất ít; 1/3 là hòa vốn; còn 1/3 nhà máy xi măng trong tình trạng lỗ, nặng nhất là các nhà máy xi măng đang đầu tư vào hoặc mới đầu tư xong. Trong tình hình đó, các nhà máy làm sao có thể sử dụng hết lượng điện đăng ký, vậy phạt sẽ như thế nào?
Trái với quan điểm của ông Điệp, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN lại cho rằng, quy định như Bộ Công thương đề xuất là hoàn toàn đúng. "Ở đâu thì cũng phải xây dựng định mức tiêu hao điện năng, doanh nghiệp cũng vậy. Doanh nghiệp sử dụng điện ít hơn mức đăng ký thì phải chịu phạt để đảm bảo cho ngành điện cung ứng đủ điện, phân bổ nguồn điện cho toàn xã hội, từ đó thu tiền điện hiệu quả để tái đầu tư phát triển" - ông Ngãi nói.
Doanh nghiệp phải tính
Tuy nhiên, ông Ngãi cũng lo ngại việc "cào bằng" tỷ lệ phần trăm sử dụng điện như đề xuất của dự thảo sửa đổi sẽ gây khó khăn trong việc xử phạt và chưa thật công bằng. Bởi thực tế, sản xuất xi măng sử dụng điện khác với sản xuất thép do công suất mỗi ngành khác nhau. Do vậy, thay vì quy định "thấp hơn 50%", các cơ quan chức năng nên nghiên cứu các mức phần trăm khác nhau, như 40%, 30%, 20%; tùy vào sản xuất của từng ngành cụ thể, không nên quy định chung chung.
Theo Bộ Công thương, thực tế đã xảy ra tình trạng điện cho sản xuất thì ế thừa, trong khi nhiều nơi người dân không có điện để sử dụng, rất bất hợp lý. Nhiều năm, ngành điện vẫn phải bù cho các khoản nợ khó đòi, nợ xấu của các đơn vị sử dụng điện do không có quy định chặt chẽ, trách nhiệm ràng buộc, từ đó càng thêm áp lực phải tăng giá điện.
Việc các doanh nghiệp "kêu" khó khăn, sản phẩm tồn kho nên không sử dụng hết công suất điện đã đăng ký, theo ông Ngãi là không thể được. Bởi, các doanh nghiệp phải tự tính toán, cần đối lượng điện trong hoàn cảnh của mình để đăng ký với ngành điện.
Dự thảo sẽ còn phải lấy ý kiến rộng rãi, tuy nhiên, Bộ Công thương khẳng định việc quy định như trên hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh sử dụng điện ở VN vô cùng lãng phí. Theo thống kê của bộ này, năm 2012, để tăng trưởng 1% GDP thì Việt Nam phải mất 2,5 tỷ suất sử dụng điện, nghĩa là nguồn năng lượng sử dụng gấp đôi tăng GDP.
Chưa kể, theo hợp đồng cung cấp điện, ngành điện không cung ứng đủ điện như đã đăng ký của các đơn vị thì sẽ bị phạt hoặc vi phạm cắt điện cũng bị phạt; do vậy bên sử dụng điện cũng phải bị ràng buộc để đảm bảo việc sử dụng điện đem lại hiệu quả.
Theo 24h
Không "đua" theo xăng, giá điện tạm "đứng im" Giá điện sẽ chưa tăng trong tháng 4 (Ảnh minh họa) Ít nhất trong tháng 4, giá điện chưa có kế hoạch điều chỉnh do chưa có đề xuất của EVN. Đây là khẳng định của Ông Đặng Huy Cường - Cục trường Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương) trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức...