Bản địa hóa SDGs ở các nước đang phát triển
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 28/11, tại Jakarta đã diễn ra Hội nghị về bản địa hóa các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) ở các nước đang phát triển.
Đây là diễn đàn thường niên của Đại học Hồi giáo quốc gia Indonesia và Quỹ Nghiên cứu Synergy (RSF) về Kinh tế và Kinh doanh (UINACEB).
Hội nghị tập trung thảo luận các thách thức tại các nước đang phát triển, nơi mà bối cảnh xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị độc đáo có thể vừa là rào cản, vừa tạo ra cơ hội mới cho phát triển bền vững trong khi các khuôn khổ và sáng kiến toàn cầu là điều cần thiết để hướng dẫn việc thực hiện SDGs.
Các bên liên quan tại địa phương bao gồm chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng cần chịu trách nhiệm và điều chỉnh chương trình nghị sự cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của mình.
Video đang HOT
Với hình thức trực tiếp và trực tuyến, sự kiện này quy tụ các học giả, nhà hoạch định chính sách, các học viên và nhà nghiên cứu từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các đại biểu đã thảo luận các vấn đề từ xóa đói giảm nghèo và giáo dục chất lượng đến hành động vì khí hậu và bình đẳng giới, SDGs đại diện cho tầm nhìn về một tương lai toàn diện, công bằng và bền vững hơn cho tất cả mọi người.
Diễn giả Rajendra Aryal, Giám đốc quốc gia Indonesia, Timor Leste và ASEAN tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên hợp quốc, đã nêu các thách thức toàn cầu trong xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực. Ông đồng thời khẳng định: Để các mục tiêu này có tác động có ý nghĩa và lâu dài, giải pháp để chuyển từ các nguyện vọng toàn cầu thành các hành động cụ thể, mang tính địa phương ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tiến sĩ Asep Saepudin Jahar, Hiệu trưởng Đại học Hồi giáo quốc gia Indonesia, nêu rõ các nước đang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức, bao gồm đói nghèo, bất bình đẳng và thể chế yếu kém. Tuy nhiên, những thách thức này không phải là không thể vượt qua. Thông qua các phương pháp tiếp cận chính sách sáng tạo, quan hệ đối tác và chiến lược bản địa hóa, các nước này có thể vượt qua những rào cản này và đẩy nhanh tiến độ hướng tới SDGs.
Vấn đề chống khủng bố: Tổ chức JI tại Indonesia tuyên bố giải thể
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, các thành viên chủ chốt của Jemaah Islamiyah (JI) tại Indonesia - nhóm Hồi giáo bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ tấn công khủng bố trong khu vực - đã tuyên bố giải thể nhóm này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng mối đe dọa từ JI vẫn rất lớn.
Lực lượng chống khủng bố tuần tra tại Banda Aceh, Indonesia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố trực tuyến được đưa ra tại Cơ quan Chống khủng bố Quốc gia Indonesia ở Bogor ngày 2/7, một lãnh đạo cấp cao của JI, Abu Rusdan, xác nhận: "Chúng tôi sẵn sàng tham gia tích cực vào việc thúc đẩy để Indonesia trở thành một quốc gia tiên tiến và có phẩm giá. Chúng tôi sẵn sàng tuân thủ các quy định pháp luật".
Abu Rusdan đưa ra tuyên bố trên cùng những nhân vật chủ chốt khác của JI, trong đó có Para Wijayanto, một trong những đối tượng bị truy nã gắt gao nhất ở Đông Nam Á.
Abu Rusdan bị bắt tại Bekasi vào tháng 9/2021, trong khi Para Wijayanto bị bắt năm 2019 vì tuyển mộ các tay súng và gây quỹ cho Syria.
Trong tuyên bố, Abu Rusdan cam kết tất cả các chương trình giáo dục do nhóm này bảo trợ sẽ được điều chỉnh phù hợp với Hồi giáo chính thống và loại bỏ nội dung cực đoan khỏi các chương trình và tài liệu giảng dạy.
JI do 2 giáo sĩ người Indonesia là Abdullah Sungkar và Abu Bakar Bashir thành lập năm 1993, là nhánh Đông Nam Á của tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Abdullah qua đời năm 1999. Abu Bakar bị bỏ tù năm 2011 vì tài trợ cho một trại huấn luyện phiến quân ở tỉnh Aceh của Indonesia, được thả năm 2021 sau 15 năm thụ án.
Nhóm này đã bị cấm hoạt động vào năm 2008 sau các cuộc tấn công gây chết người ở Philippines và Indonesia, trong đó có vụ đánh bom khủng bố trên đảo nghỉ dưỡng Bali năm 2002 khiến hơn 200 người thiệt mạng, trong đó có nhiều người nước ngoài.
Các chiến dịch an ninh và sự cảnh giác của chính quyền khiến JI suy yếu. Tổ chức này không tiến hành một cuộc tấn công lớn nào trong hơn một thập kỷ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích khủng bố cảnh báo rằng các mối đe dọa an ninh từ JI vẫn tồn tại, bất chấp tuyên bố mới nhất của nhóm này. Các chuyên gia lo ngại các nhóm ly khai từ JI với những tên gọi mới nhưng vẫn giữ nguyên tư tưởng của tổ chức này, tiếp tục sử dụng bạo lực để chứng minh cam kết thánh chiến.
Indonesia cân nhắc mua công ty gạo Campuchia để tăng nguồn cung Các chuyên gia đánh giá, kế hoạch gần đây của Indonesia nhằm mua lại công ty gạo Campuchia để tăng cường nguồn cung, có thể gặp trở ngại. Nông dân làm việc trên cánh đồng lúa ở Japakeh, gần Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) đã bắt đầu đàm phán với một số công ty gạo...