Bản Di chúc chứa muôn vàn tình thương
“Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
…Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Đó là những lời cuối cùng trong bức “Chúc thư” bác để lại với dòng chữ “ Tuyệt đối bí mật”. Ngày 9 tháng 9 năm 1969, tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, một phần những trang viết trong tài liệu “Tuyệt đối bí mật” này đã được công bố với tên gọi là “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Bản Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu đặt bút viết từ ngày 10-5-1965. Người chọn đúng vào dịp sinh nhật mình, bắt đầu từ sáng 10 đến 20-5 hàng năm, mỗi ngày một giờ đồng hồ, để suy nghĩ, để chỉnh sửa bản Di chúc. Người đã sửa đi sửa lại nhiều lần, và bổ sung thêm đến tháng 5 năm 1969 mới xong.
Ngay sau khi được công bố, bản Di chúc đã gây xúc động lớn, một niềm cảm phục sâu sắc, không chỉ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam mà với tất cả các dân tộc đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội trên khắp các lục địa. Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân hiếm có đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Toàn bộ Di chúc toát lên khí phách, tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng luôn luôn vững tin vào tương lai tất thắng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh… Bởi vậy, ngày 1-10-2012 vừa qua, Di chúc của Bác Hồ đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia, mãi mãi truyền giữ những giá trị to lớn tới mai sau. Hiện văn bản gốc do Bác viết đang được lưu giữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
Theo ANTD
Người phụ nữ 40 năm sống cùng hàng trăm cái bướu
Hàng trăm bướu mỡ đua nhau nảy nở trên người chị Chiến. Cả đời con gái chị sống trong tủi hổ, nay lại thêm nhiều chứng bệnh hành hạ. Dẫu vậy, hàng ngày chị vẫn đi tuốt lá dừa để chăm lo cho người mẹ phải nhập viện vì bệnh thiếu máu tim.
"Từ nhỏ con Chiến sống phải trong cảnh ốm đau bệnh tật vì u cục nổi khắp cả người. Cha thì hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, bây giờ nó lại phải lo chăm sóc cho mẹ đang nằm trong bệnh viện chữa trị suốt mấy tháng qua. Chòm xóm ai thấy cũng thương" - bà cụ Rĩ 74 tuổi, hàng xóm lâu năm của nhà chị Chiến móm mém kể.
Đó cuộc đời bi thương của chị Nguyễn Thị Chiến, 45 tuổi, ở ấp Thành Hóa 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Vào giữa năm học lớp 1, đột nhiên chị thấy những vết mụn đỏ lạ xuất hiện trên mặt và tay, sau đó lan nhanh ra khắp người. Thời gian đầu chạy chữa theo dân gian, hầu như các bài thuốc nam thuốc bắc chị đều dùng qua. Sau đó chị lên TPHCM thì bác sĩ cho biết chị bị bướu mỡ. Nhưng vì không có tiền nên chị đành về quê, sống chung với căn bệnh quái ác mấy chục năm ròng rã.
Gần 40 năm chị Chiến sống chung với những u bướu chi chít khắp người
Ngày ngày, chị Chiến nấu lá thuốc để uống và xông hơi mong đỡ đi phần nào. Mặc dù chị cố giấu đi nỗi đau thể xác nhưng không tránh khỏi những cái co người bất chợt vì các u bướu vừa mới bung mủ, vết máu vẫn còn chưa khô hẳn trên áo.
Video đang HOT
Cuộc sống nghiệt ngã chưa dừng lại đó, chỉ trong năm 2011 chị Chiến phải "gánh" thêm 3 căn bệnh. Giữa tháng 7 năm ngoái chị phải nhập viện khẩn cấp để phẫu thuất cắt bỏ bướu u trơn tử cung. Vết mổ vừa lành thì tới tháng 12, chị lại phải tiếp tục chống chọi với những cơn đau của bệnh viêm dạ dày tá tràng, cùng với bệnh rối loạn tiền đình.
Trong tiếng nấc nghẹn ngào, chị kể: "Từ khi bị chứng rối loạn tiền đình, sức làm việc của tôi không còn được như trước. Đi chặt lá dừa được một lúc là thấy chóng mặt phải ngồi xuống nghỉ một hồi lâu rồi mới dám làm tiếp. Có những lần bị nặng ói rất nhiều, suốt ngày không ăn được gì, chỉ uống nước".
Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân nơi đây là các sản phẩm từ cây dừa hoặc đánh bắt con tôm con tép trên kênh rạch vào mùa nước nổi. Nhưng do căn bệnh nên chị Chiến không lội nước được, chỉ có thể tuốt là dừa khô mang đi bán kiếm dăm ba chục ngàn lo cơm cháo qua ngày.
Tuốt lá dừa là công việc chị Chiến làm hàng ngày để mưu sinh
Ông Lữ Minh Châu Bí thư chi bộ ấp Thành Hóa 2, xã Tân Thành Bình cho biết: "Hàng tháng Ủy ban vẫn trợ cấp cho gia đình chị Chiến của vì có cha là liệt sĩ, nhưng số tiền đó cũng chỉ hỗ trợ được phần nhỏ trong việc trang trải cuộc sống và việc điều trị bệnh tật suốt bao năm qua của chị Chiến".
"Trăm dâu đổ đầu tằm", trong khi các căn bệnh của chị vẫn còn bỏ ngỏ thì mẹ của chị, bà Huỳnh Thị Năm cũng đang phải nằm viện điều trị bệnh thiếu máu tim và huyết áp cao. Lại thêm một gánh nặng đè lên đôi vai của chị.
Hiện giờ, chị Chiến chỉ dám mua thuốc giảm đau cho chứng rối loạn tiền đình: "Phải mua thuốc này uống để tiếp tục làm việc, còn mỗi khi cơn đau của những bệnh kia tái phát thì tôi cắn răng mà chịu thôi. Điều tôi lo nhất bây giờ là sức khỏe của mẹ".
Và giống như bao người phụ nữ khác, chị cũng mơ đến một mái nhà, một tiếng khóc trẻ thơ nhưng niềm hạnh phúc đó ở ngoài tầm với. Mỗi lần nhìn thấy làn da mịn màng của các cô gái hàng xóm, chị lại giấu đi ánh mắt buồn tủi. Mong sao những ngày tháng phía trước, chị sẽ nhận được những sự sẻ chia, có thêm động lực để bước tiếp đường đời.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 784: Chị Nguyễn Thị Chiến: tổ tự quản số 12, ấp Thành Hóa 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
ĐT: 0983.241.467
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 08.6678.6885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Phát hiện nhiều than đá trong tàu đắm Sáng 24.10, sau hơn 3 giờ, các thợ lặn đã đưa xác con tàu đắm tại khu vực cửa Lạch Hới, xã Quảng Cư (Sầm Sơn, Thanh Hóa) lên khỏi mặt nước. 2 chiếc tàu trục vớt đang đưa xác tàu đắm vào bờ Hiện xác tàu vẫn còn nằm cách bờ khoảng hơn 300 m. Công việc trục vớt sẽ tiếp tục...