Bán đấu giá tranh, học sinh thu 55,5 triệu đồng ủng hộ chống dịch Covid-19
Về Việt Nam sớm, không thuộc diện bắt buộc nhưng để tránh nguy cơ lây bệnh cho người khác Phạm Thiệu Bảo đã tự cách ly. Trong thời gian này, em cũng tổ chức bán đấu giá tranh, góp tiền ủng hộ chương trình chống dịch Covid-19.
Phạm Thiệu Bảo quyết định tổ chức bán đấu giá tranh để góp tiền ủng hộ chương trình chống dịch Covid-19 – NVCC
Muốn góp một phần nhỏ cho cuộc chiến chống dịch
Phạm Thiệu Bảo (16 tuổi, Hà Nội), là du học sinh lớp 10 tại Kent School thuộc bang Connecticut của Mỹ. Hai tuần trước, khi số ca nhiễm Covid-19 bắt đầu tăng mạnh tại Mỹ, trường học của cậu đóng cửa và khuyến khích du học sinh về nước để tránh dịch.
Bảo quyết định về Việt Nam theo khuyến nghị của trường. Ngày 15.3 cậu đã có mặt ở Hà Nội, không về từ vùng dịch, Bảo không thuộc diện cách ly bắt buộc. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mình có thể lây bệnh trong quá trình di chuyển nên thay vì về nhà, cậu quyết định chuyển đến sống một mình ở căn hộ gần nhà để tự cách ly.
Mỗi ngày, Bảo tự xoay xở cuộc sống của mình, mẹ sẽ hỗ trợ những thực phẩm cần thiết trong thời gian này. Nhưng Bảo cũng ra quy định là mẹ chỉ để đồ ăn ở cửa và cậu sẽ tự ra lấy.
“Thực ra, em không có nhiều nguy cơ hay có biểu hiện gì của bệnh nhưng mình vẫn nên cẩn trọng thì hơn, cách ly không chỉ bảo vệ gia đình em mà còn cho cả cộng đồng”, Bảo nói về lý do tự cách ly của mình.
Trong thời gian cách ly, đọc nhiều bài viết về cuộc chiến dịch chống đại dịch toàn cầu Covid-19, Bảo nhận thấy Việt Nam đang làm rất tốt và cũng mong muốn làm việc gì đó để góp một phần nhỏ của mình cùng Việt Nam trong cuộc chiến này.
Bảo sau đó đã nói chuyện với bố mẹ về mong muốn bán một số tranh trong bộ sưu tập của gia đình để làm quỹ ủng hộ chương trình chống dịch. Được mẹ đồng ý, chàng trai lớp 10 đã chọn hai bức tranh của họa sĩ Bùi Văn Tuất và Lương Văn Tiến, là những tác phẩm mà bố mẹ rất yêu thích để bán đấu giá. Bảo cũng liên lạc với một số hoạ sĩ về ý tưởng của mình và được họa sĩ Bùi Văn Tuất ủng hộ thêm hai bức tranh khác cho chương trình đấu giá.
Nói về lý do chọn đấu giá tranh, Bảo cho biết có mẹ là nhà sưu tập tranh, hồi tháng 12 năm trước, Bảo cũng đã có kế hoạch tổ chức đấu giá tranh để hỗ trợ xây nhà cho học sinh ở miền núi, nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên kế hoạch này của Bảo vẫn chưa hoàn thành được.
Tác phẩm Khoảnh khắc – một trong những bức tranh thuộc chương trình bán đấu giá của Bảo được mua với giá 22 triệu đồng
Lần này cậu muốn tiếp tục chương trình đấu giá, nhưng rút kinh nghiệm lần trước, Bảo bàn bạc kỹ với mẹ, sau đó lên kế hoạch cụ thể rồi mới phát động chương trình trên Facebook của mình.
Tuy nhiên, Bảo cũng cho biết, đang trong mùa dịch, việc bán tranh trong thời gian này khá khó khăn nên cậu đã quyết định giảm 10-30% giá trị thực của mỗi bức tranh.
“Bên cạnh việc đấu giá tranh ủng hộ chiến dịch chống dịch Covid 19, em cũng muốn lan tỏa tình yêu nghệ thuật tới bạn bè và những người trẻ”, nam học sinh lớp 10 nói.
Quyên góp tất cả tiền thu được từ đấu giá tranh để chống dịch Covid-19
Điều đặc biệt, chỉ sau một ngày kêu gọi, 4 bức tranh của Bảo được rất nhiều người chia sẻ và có người mua ngay sau đó.
Trong đó, tác phẩm Khoảnh khắc của họa sĩ Bùi Văn Tuất được bán với giá cao nhất là 22 triệu đồng; tiếp đó tác phẩm Mùa hoa cải cũng của hoạ sĩ này được bán với giá 13,5 triệu đồng; tác phẩm Tĩnh vật của hoạ sĩ Lương Văn Tiến được bán với giá 10 triệu đồng; và cuối cùng tác phẩm Bông xuyến chi của hoạ sĩ Nguyễn Minh được bán với giá 5 triệu đồng.
Ngoài ra, chương trình đấu giá của Bảo cũng nhận được ủng hộ 5 triệu đồng từ một người quen. Kết thúc chương trình chàng trai thu được tổng 55,5 triệu đồng và cậu đã nhờ mẹ chuyển đến tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương.
Phạm Thiệu Bảo (phải), hiện là du học sinh lớp 10 tại Kent School thuộc bang Connecticut của Mỹ
“Lúc đầu lên kế hoạch em khá là hồi hộp, không biết có bán được tranh không. Nhưng chỉ sau một ngày em đã hoàn thành chương trình nên đã cảm thấy rất vui và ngạc nhiên vì được mọi người ủng hộ. Đây cũng là một trải nghiệm đáng nhớ của em khi lần đầu tiên tổ chức đấu giá, lại là bán online mà thành công”, cậu học sinh lớp 10 chia sẻ.
Bảo cũng cho biết, rất mong muốn được chia sẻ với mọi người nên cậu thường xuyên tham gia các chương trình từ thiện. Ở Việt Nam, Bảo từng tham gia chương trình phát cháo từ thiện ở các bệnh viện, còn ở Mỹ cậu cùng bạn bè thực hiện nhiều chương trình như hỗ trợ người già, người vô gia cư…
“Thật ra em không nghĩ là mình đã làm được điều gì đó to tát, em còn là học sinh nên không có nhiều điều kiện về kinh tế, nếu có chương trình gì có thể hỗ trợ mọi người thì em sẵn sàng tham gia”, Bảo nói.
Chia sẻ về chương trình đấu giá của con, chị Đặng Hồng Ngọc cho biết trước đó gia đình cũng có ý định quyên góp ủng hộ chương trình chống dịch Covid-19 nhưng chưa biết làm thế nào, nên khi nghe con nói về mong muốn thực hiện bán đấu giá tranh để gom tiền làm từ thiện chị đã vui vẻ ủng hộ.
“Thời điểm này đấu giá tranh khó khăn hơn trước, những bức tranh do Bảo bán cũng có giá thấp hơn nhiều so với giá thực tế của nó nhưng gia đình mình rất vui vì buổi đấu giá đã thành công, được mọi người ủng hộ và con trai đã làm được việc tốt”, chị Ngọc chia sẻ.
Cậu bé làm 'chiếc xô thần kỳ' chuyển đồ cho người ông 77 tuổi đang tự cách ly
Thương ông phải cách ly với mọi người để tránh nhiễm COVID-19, cậu bé 10 tuổi đã nảy ra sáng kiến giúp chuyển sách và nhu yếu phẩm cho ông mà không cần tiếp xúc trực diện.
Billy Keefe là một cư dân ở thị trấn Westgate-on-Sea thuộc hạt Kent, Anh. Vì bản thân có bệnh lý nền, cụ ông 77 tuổi phải tự cách ly trong căn nhà hai tầng của mình để giảm thiểu nguy cơ mắc COVID-19. Trong lúc Mark, con trai ông, vẫn đang đau đầu nghĩ cách đưa nhu yếu phẩm cho bố mà không phải tiếp xúc trực tiếp thì cháu trai Harry đã nhanh trí nghĩ ra biện pháp. Cậu bé 10 tuổi nối dây vào một cái xô, sau đó bỏ sách và thức ăn vào rồi để ông kéo lên qua đường cửa sổ, thế là xong!
Harry và bố Mark chuyển đồ vật lên cho ông.
Đây quả là giải pháp vẹn toàn giúp cả nhà có thể chăm sóc Billy mà vẫn tránh khiến ông cụ có nguy cơ nhiễm bệnh. Chia sẻ về "chiếc xô thần kỳ" của con trai, Mark cho biết: "Vậy là bố tôi vẫn có thể trông thấy các cháu trong lúc đang cách ly. Nhất định ông sẽ rất vui".
"Vì tính chất công việc nên nhà tôi có rất nhiều xô. Khi trông thấy chúng, Harry liền nghĩ ra cách giúp ông nhận được sách và nhu yếu phẩm hàng ngày", người đàn ông 45 tuổi chia sẻ. "Thực ra việc này rất đơn giản, là do người lớn cứ thích phức tạp hóa vấn đề".
Cậu bé 10 tuổi dùng xô để giúp ông nhận được nhu yếu phẩm cả nhà gửi đến.
Từ ngày có "chiếc xô thần kỳ", Mark đã có thể giao cho bố những món đồ ông cần mua, thậm chí còn chuyển vài quyển sách lên lầu để ông đọc giải khuây. "Khi các con hỏi 'Bố cần gì không?', ông cụ trả lời 'Thức ăn', chúng tôi bèn đáp 'Bố nói cụ thể hơn đi'. Thế là bố tôi gửi hẳn một danh sách dài dằng dặc toàn món ông cụ đang thèm, nhưng ông không biết hiện giờ siêu thị đều trống rỗng cả rồi", anh cười nói.
Sáng kiến của cháu trai 10 tuổi đã giúp cụ ông giải buồn trong thời gian tự cách ly.
Gia đình Mark đã không còn mua sắm tại siêu thị nữa. Thay vào đó, họ ghé thăm các cửa hàng nhỏ ở địa phương để tìm thực phẩm cho cả nhà. "Chúng tôi không đi siêu thị vì ở đó đông đúc và hỗn loạn lắm. Gia đình tôi đã thành khách quen của những hàng thịt trong vùng và các cửa hàng Prentis, họ không lúc nào thiếu rau tươi", anh nói. "Chúng tôi luôn cố gắng tránh xa đám đông và mua sắm ở các cửa hàng nhỏ để tránh bị lây virus".
Những quyển sách cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của cụ Billy. "Sức khỏe tinh thần cũng đáng được quan tâm không kém gì thể chất. Đọc sách là cách bồi dưỡng trí óc và tĩnh tâm cực kỳ tốt", Mark chia sẻ.
Người dân đứng cách xa chờ mua rau và thuốc, cảnh sát cầm roi giám sát Đó là cảnh tượng xảy ra ở Ấn Độ hai ngày gần đây sau khi Thủ tướng Narendra Modi ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc từ nửa đêm 25.3 và kéo dài 3 tuần trong nỗ lực ngăn sự lây lan của COVID-19. Thủ tướng Narendra Modi (Ấn Độ) đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc từ nửa đêm 25.3 và...