Bán đấu giá lô hàng lậu mà loay hoay mất 2 năm
Phát biểu tại Hội nghị BCH Đảng bộ TP sáng 19/11, ông Lê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội cho rằng, các cơ quan công quyền của thành phố phải rút ra bài học đó là các vụ việc phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ KT-XH, giải quyết đơn thư, khiếu nại của người dân cần phải xử lý sớm ngay từ cơ sở.
Thường trực HĐND TP Hà Nội, đại diện nhiều sở ngành làm việc với ông Trần Bảo Châu (ngoài cùng bên phải).
“Chúng tôi thường xuyên tổng hợp các thông tin về khiếu nại tố cáo, có những vụ việc xảy ra không phải bây giờ mới biết”, ông Hoạt nói.
Cũng theo ông Hoạt, có nhiều vụ việc HĐND biết và thấy sự phức tạp nên đã có ý kiến, thậm chí còn gọi điện đến nhắc “chỗ này phức tạp, cần giải quyết đi” nhưng cuối cùng thì cơ quan đó lại cứ “gói lại”, để hàng năm không giải quyết đến khi báo chí thông tin, vụ việc lên đến cơ quan trung ương rồi thì mới lại xúm vào giải quyết trong khi lẽ ra vụ việc khó thì càng phải tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm.
Có hai khả năng xảy ra, một là chính quyền làm đúng nhưng thiếu thông tin cho người dân hiểu, hoặc là chính quyền làm sai. Cả hai phương án đó thì đều có trách nhiệm của chính quyền. “Tại sao không công bố công khai, giải quyết dứt điểm?”, ông Hoạt đặt câu hỏi.
Từ đầu năm 2014 đến nay, HĐND đã tiếp nhận 12 vụ việc. Trong đó có những vụ việc khiến nhiều người giật mình vì để xảy ra 10 năm rồi mà không được giải quyết ví dụ như vụ việc của ông Trần Bảo Châu (trú tại số 11 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng) nguyên là cán bộ Sở VH-TT&DL Hà Nội khiếu nại việc cấp sổ bảo hiểm xã hội nhưng chậm được giải quyết dẫn đến đơn thư khắp nơi.
“Chúng tôi đã mời tất cả các sở ngành ngồi lại cùng bàn thì thấy rằng sự việc không phải khó mà vì chẳng ai muốn giải quyết cả, bên nọ đổ sang bên kia”, ông Hoạt khẳng định. Sau khi HĐND thành phố vào cuộc thì chỉ sau chưa đầy 1 tháng vụ việc đã có kết quả khả quan.
Ông Hoạt cho rằng ở thành phố Hà Nội với hàng núi công việc nhạy cảm thì “chỉ có ông thánh thì mới không có thiếu sót khuyết điểm”. Vấn đề là ngay khi phát hiện ra thiếu sót thì phải kịp thời xử lý. Nguyên nhân của nhiều vụ việc là chính từ cơ sở không giải quyết ngay nên mới để phức tạp kéo dài. Từ đó cũng cho thấy trong chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách thì phải lấy ý kiến từ cơ sở, trường hợp chính sách có gì chưa phù hợp thì phải có phản hồi ngay. Ví dụ như cơ chế chính sách với nông nghiệp, khi có thiếu sót các ngành cũng không tổng hợp, không đề xuất điều chỉnh dẫn đến điều chỉnh chính sách rất chậm.
Video đang HOT
Nhận xét về thực trạng giải quyết các kiến nghị, các vấn đề đặt ra từ cuộc sống của cơ quan chức năng, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho rằng đang rất cần có sự đổi mới, cắt giảm các thủ tục hành chính. Ông Nghị nêu ví dụ như sự việc Quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ lô hàng lậu cách đây hơn 2 năm vậy mà cũng tới hai năm loay hoay với quy trình bán đấu giá, thủ tục xử lý hàng lậu bắt được. Nhiều người biết rõ là quy trình thủ tục đấu giá đó bất hợp lý nhưng cũng không kiến nghị sửa đổi mà cứ thế làm theo!.
Theo Minh Tuấn
Tiền Phong
Bí thư Thành ủy: Hà Nội đã có lộ trình giảm dần cấp phó
"Trước thực tế nhiều cấp phó sau sáp nhập, Hà Nội đã có lộ trình giảm dần bằng cách tăng cường nhân sự cho quận huyện, mỗi quận huyện có thêm một phó bí thư, một phó chủ tịch".
Trước nhiều ý kiến tại diễn đàn Quốc hội về tình trạng "lạm phát" cấp phó trong các cơ quan quản lý nhà nước, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã trao đổi về vấn đề này.
Theo ông Nghị, tình hình số lượng cấp phó của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung hiện nay không được quy định chặt chẽ trong luật tổ chức của Nhà nước. Với những vị trí đã được quy định trong luật thì không nơi nào có thể tăng được.
Tôi nói ví dụ trong luật tổ chức Nhà nước quy định chỉ có một Chủ tịch nước và 1 Phó Chủ tịch nước thì dù là nhiệm kỳ trước đây hay bây giờ cũng đều chỉ một Phó Chủ tịch nước thôi. Hoặc quy định HĐND các tỉnh, thành phố, quận, huyện có Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch thì tất cả các nơi chỉ có 1 Phó Chủ tịch thôi.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Tuy nhiên, còn các chức danh cấp phó khác trong bộ máy nhà nước thì lại không quy định trong luật. Trong đó bao gồm cả cấp sở ngành, cấp bộ, cấp ban của Đảng ở Trung ương cũng vậy.
Chính vì thế nên lại có câu là "trong trường hợp đặc biệt thì cấp có thẩm quyền quyết định", có nghĩa là cấp trên của cấp đó có quyền quyết định! vì vậy số lượng cấp phó hiện nay nói chung không chỉ riêng Hà Nội, cũng không phải riêng một hai Bộ mà kể cả các ban của Đảng số lượng cấp phó không được quy định chính thức trong luật. Đây cũng là điều mà lần này rất nhiều đại biểu Quốc hội muốn đưa vào luật.
- Thưa ông, nếu đưa vào luật nội dung này, thì cấp phó với các sở ngành, quận huyện của Hà Nội nên bao nhiêu là vừa?
- Một vấn đề đặt ra là trước khi đưa vào luật thì cần thảo luận bao nhiêu cấp phó là vừa? Đây là việc mà Chính phủ cần phải nghiên cứu, trình ra Quốc hội để thảo luận. Đại thể người ta muốn quy định số lượng tối đa. Tối thiểu có thể là 3-4 nhưng vấn đề là tối đa là bao nhiêu để việc bổ nhiệm không được vượt qua con số này.
Riêng với TP. Hà Nội thì rõ ràng ai cũng biết là có đặc thù là thành phố được mở rộng, sáp nhập với một đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc trung ương nên riêng cấp trưởng là đã từ 2 người bớt đi 1, cộng với cấp phó đã được bổ nhiệm rồi thì mình không có lý do gì lại đi hạ chức, cách chức người ta được.
Theo tôi cái gì cũng vừa có cái chung và cũng vừa có cái đặc thù. Bên cạnh số lượng quy định chung cũng có nơi chỉ cần ít hơn, có nơi cần nhiều hơn. Điều này phụ thuộc vào quy mô, số lượng dân cư, khối lượng công việc, tính chất phức tạp của vấn đề. Tôi cho là phải có quy định về việc này.
- Hà Nội đã sáp nhập với Hà Tây được 6 năm, vậy số lượng cấp phó có giảm được nhiều không, thưa ông?
- Trước thực tế nhiều cấp phó sau sáp nhập, Hà Nội đã có lộ trình giảm dần cấp phó bằng cách tăng cường nhân sự cho quận huyện, mỗi quận huyện có thêm 1 Phó Bí thư, 1 Phó Chủ tịch.
Việc tăng cường này cũng có thời hạn và dần quận, huyện cũng sẽ trở về theo quy định. Cho đến nay TP. Hà Nội cũng đã giảm rất nhiều cấp phó so với lúc mới hợp nhất và tinh thần là cũng sẽ giảm dần trở về đúng với quy định.
Chính phủ quy định bao nhiêu thì Hà Nội sẽ thực hiện bấy nhiêu. Tôi khẳng định là đã giảm rất mạnh mẽ. Tôi ví dụ: Sở VH-TT&DL vốn là 3 sở nhập một, rồi hai tỉnh lại nhập lại nữa là thành 6 sở nhập một dẫn đến lúc đầu một cấp trưởng nhưng có tới 13 cấp phó! Tuy nhiên bây giờ chỉ còn có 5-6 cấp phó ở sở này thôi.Như vậy đã giảm nhiều chứ. Nhiều sở ngành khác cũng tương tự như vậy, đã giảm gần trở về số lượng quy định.
Sở nào nhiều cấp phó nhất Hà Nội?
Theo Nghị định 24 vừa ban hành về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hiệu lực kể từ ngày 20/5/2014 thì số lượng phó giám đốc sở không quá 3 người, riêng TP Hà Nội và TP.HCM không quá 4 người.
Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định này thì thực tế hầu hết các sở của Hà Nội hiện đang vượt cấp phó và hiếm sở bổ nhiệm đúng cơ cấu 3 hoặc 4 phó giám đốc.
Dẫn đầu danh sách sở có nhiều cấp phó là Sở NN&PTNT với 7 vị phó giám đốc. Tiếp theo các sở có 6 phó giám đốc như VH-TT&DL từ 13 vị khi hợp nhất và hiện tại rút xuống còn 6.
Các sở có 5 lãnh đạo cấp phó như GTVT, Công thương, LĐ-TB&XH...
Đại biểu Quốc hội Chu Sơn Hà đã đặt vấn đề có tình trạng trên trong tuyển cán bộ công chức hiện nay và đề nghị Bộ trưởng Bộ nội vụ Nguyễn Thái Bình làm rõ.
Theo Tiền Phong
Hà Nội đã có lộ trình giảm dần cấp phó Đến nay, thành phố Hà Nội cũng đã giảm rất nhiều cấp phó so với lúc mới hợp nhất và tinh thần là cũng sẽ giảm dần trở về đúng với quy định. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Ảnh: Như Ý Trước nhiều ý kiến tại diễn đàn Quốc hội về tình trạng "lạm phát" cấp phó trong các...