Bàn đạp phanh ô tô rung lắc phải làm sao?
Hiện tượng bàn đạp phanh bị rung lắc, khiến tài xế có cảm giác không an toàn khi lái xe không phải hiếm gặp.
Hiện tượng bàn đạp phanh bị rung lắc, khiến tài xế có cảm giác không an toàn khi lái xe (Ảnh minh họa)
Hỏi: Ô tô của tôi sử dụng phanh đĩa và dạo gần đây khi phanh thấy hiện tượng rung bàn đạp phanh. Xin hỏi hiện tượng này là bị làm sao?
Nguyễn Thành Long (Thanh Xuân, Hà Nội)
Trả lời:
Hiện tượng bàn đạp phanh bị rung lắc, khiến tài xế có cảm giác không an toàn khi lái xe không phải hiếm gặp, đặc biệt đối với những người ít chăm sóc, bảo dưỡng xe. Hiện tượng này có thể do đĩa phanh đã bị cong vênh khiến đĩa phanh và moay-ơ không đồng tâm. Khi má phanh bám không đều vào đĩa phanh cong vênh gây ra hiện tượng rung lắc chân phanh, phanh không hiệu quả. Bị nặng có thể dẫn đến “cướp lái”.
Video đang HOT
Nguyên nhân khiến đĩa phanh bị biến dạng, cong vênh là do quá trình sử dụng phanh đĩa phanh bị mắc nhiều tạp chất, bụi bẩn và chịu ma sát với nhiệt độ cao, thay đổi đột ngột gây nên.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến xảy ra hiện tượng bàn đạp phanh rung lắc xuất phát từ việc bề mặt đĩa phanh hoặc tang trống không phẳng, có nhiều rãnh gờ. Khi đạp phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa phanh, làm cho tài xế có thể cảm nhận sự rung giật thông qua bàn đạp. Bụi bẩn và gỉ sét bám trên bề mặt má phanh cũng có thể gây rung động nhỏ.
Để khắc phục tình trạng này, chủ xe hãy đưa xe tới các trung tâm bảo hành bảo dưỡng ô tô chính hãng hoặc garage uy tín để kiểm tra hệ thống phanh. Khi xác định nguyên nhân xuất phát từ đĩa phanh có nhiều rãnh gờ, phải tiến hành láng lại bề mặt đĩa. Việc này không những giúp loại bỏ hiện tượng rung bàn đạp phanh mà còn giúp phanh hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên việc láng đĩa phanh cũng không nên thực hiện nhiều lần bởi như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ đĩa phanh.
Còn nếu đĩa phanh có dấu hiệu bị cong vênh, chủ xe tốt nhất nên thay thế mới để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng xe.
Theo Baogiaothong
'Tiền mất tật mang' nếu bỏ qua dấu hiệu hệ thống chống bó cứng phanh ABS hỏng
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có tác dụng hỗ trợ khả năng phanh cho ô tô. Tuy nhiên khi hệ thống này hư hỏng nên thay mới ngay vì sẽ gây phiền toái cho tài xế mỗi khi lưu hành.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hiện đang trở nên rất phổ biến ở các dòng xe hiện đại ngày nay, nhất là các dòng xe sang, cao cấp.
Hệ thống ABS có tác dụng hỗ trợ khả năng phanh cho xe trong điều kiện địa hình không thuận lợi cho xe có lực bám đường. Cấu tạo gồm các van, một bộ điều khiển và một cảm biến tốc độ kết hợp với nhau để đảm bảo xe có thể phanh một cách an toàn.
Chức năng của cảm biến tốc độ ABS là giám sát khoảng cách các lốp xe khi đánh lái và nhận biết hệ thống ABS kích hoạt. Dựa vào chức năng này, cảm biến sẽ nhận biết được độ trượt giữa các bánh xe, phát hiện sự chênh lệch rồi gửi thông tin tới bộ xử lý, kích hoạt hệ thống phanh ABS, điều chỉnh thao tác phanh của người lái.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hư hỏng có nhiều dấu hiệu nhận biết
Xe được sử dụng thường xuyên nhưng không phải lúc nào ABS cũng được kích hoạt, chỉ khi nào có sự chênh lệch giữa các bánh xe thì hệ thống mới phát huy tác dụng. Tuy nhiên do là thiết bị điện tử nên dễ bị ăn mòn.
Một cảm biến tốc độ ABS bình thường sẽ có tuổi thọ 48,000 - 80,000 km. Nếu ít sử dụng hoặc hoạt động trong môi trường ít bụi bẩn thì tuổi thọ có thể kéo dài lâu hơn nhưng nếu sử dụng nhiều hệ thống này cũng rất dễ hư hỏng gây không ít phiền toái cho tài xế mỗi khi lưu thông, thậm chí có thể mất khoản tiền lớn để sửa chữa nếu không nhận biết sớm.
Dấu hiệu nhận biết của hệ thống này hư hỏng chính là: Đèn ABS báo sáng; Đèn Check Engine bật sáng; Đồng hồ đo tốc độ không hoạt động; Xe bị trượt khi đạp phanh mạnh gây nguy hiểm cho tài xế nếu tay lái vẫn còn non.
Một trong những dấu hiệu trên xuất hiện, nhất là dấu hiệu đèn ABS bật sáng tài xế không nên bỏ qua các nguyên nhân. Trước tiên phải hiểu rằng, khi ABS gặp vấn đề thì hệ thống điều khiển chúng sẽ ghi lại trục trặc này dưới dạng mã lỗi và cùng với đó là cho đèn báo ABS nổi sáng.
Khi đèn ABS bật sáng tài xế cũng nên tính đến lỗi trên cầu chì của hệ thống ABS. Cũng giống như tất cả các hệ thống điện khác, hệ thống điều khiển phanh ABS cũng được bảo vệ bởi cầu chì. Và cầu chì này sẽ gặp vấn đề hoặc hư hỏng do cháy nếu như có dòng điện chạy qua vượt mức cho phép hoặc đã quá cũ.
Khi phát hiện cầu chì đã bị cháy, nhưng thay mới vẫn bị cháy lại thì có thể hệ thống này đã bị ngắn mạch tại motor bơm hoặc bộ điều khiển. Lúc này có thể kiểm tra cầu chì ABS được đặt cố định gần bộ chia điện dưới gầm mui xe hoặc ngay dưới bảng táp lô.
Đèn ABS bật sáng cũng có thể là do lỗi cảm biến tốc độ bánh xe. Đây là bộ phận tiếp nhận vận tốc của bánh xe đồng thời gửi tín hiệu tốc độ này cho bộ điều khiển hệ thống ABS. Nếu xe ô tô thường xuyên chạy trong vùng đường xá không tốt như sình lầy hoặc rung lắc mạnh có thể khiến cho cảm biến bị hỏng hoặc rơi ra ngoài. Lúc này, đèn báo lỗi ABS sẽ nổi sáng, và nguyên nhân thường thấy đó là cảm biến bị lỗi do quá bẩn, rỉ sét. Hoặc nếu má phanh quá mòn cũng làm cho tín hiệu về tốc độ bánh xe gửi về bộ điều khiển bị sai.
Một nguyên nhân nữa khiến đèn ABS sáng chính là do lỗi rôto của cảm biến ABS. Cảm biến tốc độ nhận nhiệm vụ truyền tín hiệu tốc độ bánh xe dưới dạng xung về bộ phận điều khiển. Dạng xung này được tạo ra là do hoạt động quay của rôto của cảm biến được đặt cố định ngay bánh xe. Hệ thống sẽ xác định là lỗi nếu như các răng của rôto bị mất hoặc rôto bị hỏng làm cho tín hiệu phản hồi về giữa các bánh xe là khác nhau.
Nếu gặp trường hợp trên, khi sửa chữa hệ thống phanh ABS, vì nó nằm tới 4 vị trí và kết cấu khá phức tạp, vì vậy cần phải có các phép thử để xác định chính xác là roto hay hay cảm biến. Có nguyên nhân chúng ta chỉ cần vệ sinh là đã có thể giúp hệ thống hoạt động lại bình thường, tuy nhiên có nhiều nguyên nhân mà phải cần đến sự can thiệp của máy chẩn đoán mới có thể xác định được. Đặc biệt, khi xe có gặp một trong các vấn đề trên thì nên sớm đưa xe đi kiểm tra để khắc phục kịp thời.
Theo VietQ
Bàn đạp phanh bị rung nếu bỏ qua có thể nguy hiểm tính mạng tài xế Hiện tượng rung động ở bàn đạp phanh là lỗi nhiều tài xế thường bỏ qua nhưng nếu để lâu sẽ vô cùng nguy hiểm. Hiện tượng bàn đạp phanh bị rung lắc bất ngờ và thấy phanh ăn lệch về một bên và cướp lái. Khi phanh sâu với lực lớn thì hiện tượng rung càng mạnh, cảm giác lái không an...