Bán đảo Thanh Đa hết ‘treo’ sau 17 năm
Quyết định mới nhất của UBND TP.HCM giúp cho bán đảo Thanh Đa hết “treo” sau 17 năm quy hoạch.
Bị “treo” suốt 17 năm qua, nhiều khu dân cư ở bán đảo Thanh Đa bị xuống cấp – Ảnh: Tân Phú
Ngày 2.11, UBND TP.HCM duyệt kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (nằm trên bán đảo Thanh Đa, P.28, Q.Bình Thạnh) theo hình thức chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Thời gian triển khai thực hiện dự án dự kiến 50 năm, trong đó thời gian xây dựng hoàn thành hạ tầng kỹ thuật chính là 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tư (khái toán) lên đến 29.992 tỉ đồng, bao gồm giá trị dự kiến vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính của toàn bộ dự án, giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tối thiểu khi thực hiện thu hồi đất…
UBND TP giao Sở Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm phối hợp UBND Q.Bình Thạnh bổ sung dự án vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và trình HĐND TP thông qua trong kỳ họp tháng 12.2015.
Video đang HOT
Dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa được quy hoạch lần đầu tiên từ năm 1998 nhưng bị “treo” từ đó đến nay.
Dịp này, UBND TP.HCM cũng đã phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đô thị mới Bình Quới – Thanh Đa.
Diện tích khu vực quy hoạch nằm trên bán đảo Thanh Đa, rộng hơn 426 ha, quy mô dân số khoảng 45.000 người. Đơn vị được chọn quy hoạch dự án, xây dựng theo các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại là Tập đoàn Bitexco.
Về quy hoạch giao thông đối ngoại của khu đô thị mới, ngoài cầu Kinh hiện hữu (P.27) sẽ có thêm 5 cầu được xây mới, gồm cầu Kinh 2 (P.27); cầu Bình Quới – Thủ Đức 1 kết nối đường D35 (P.28, Q.Bình Thạnh) với đường D1 (P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức) và nối vào tuyến đường Vành đai phía đông (Vành đai 2); cầu Bình Quới – Thủ Đức 2 kết nối đường D6 (P.28, Q.Bình Thạnh) với đường số 23 (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) và nối vào đường Phạm Văn Đồng; cầu Bình Quới – Rạch Chiếc kết nối đường D5 (P.28, Q.Bình Thạnh) với P.An Phú (Q.2) và nối vào trục đường xa lộ Hà Nội; cầu Bình Quới – Q.2 kết nối đường D23 (P.28, Q.Bình Thạnh) với P.Thảo Điền (Q.2) và nối vào trục đường xa lộ Hà Nội.
Về giao thông đường sắt, TP quy hoạch kết nối khu đô thị mới với tuyến monorail (tàu điện 1 ray) số 2 đi từ QL50 (Q.8) – Nguyễn Văn Linh – Trần Não – Xuân Thủy (Q.2); định hướng kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3a; định hướng kết nối với hệ thống đường sắt nội đô đi qua Q.1.
Tân Phú
Theo Thanhnien
Sà lan đâm cầu Bình Lợi, tuyến đường sắt Bắc - Nam tê liệt
Giao thông trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua khu vực Q.Bình Thạnh và Q.Thủ Đức (TP.HCM) tê liệt suốt buổi sáng nay (1.11) do tuyến đường ray bắt qua sông Sài Gòn bị sà lan tông hỏng.
Đến 12 giờ trưa nay 1.11, cơ quan chức năng vẫn còn giới hạn vận tốc (5 km/giờ) cho từng đoàn tàu lửa khi qua lại khu vực cầu Bình Lợi (Q.Bình Thạnh) nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu vì một thanh ray của tuyến đường sắt đã bị sà lan tông lệch 25 cm so với thiết kế ban đầu.
Một chuyến tàu phải dừng lại khi vào đến cầu Bình Lợi - Ảnh: Ngọc Thọ
Theo thông tin ban đầu, khoảng 1 giờ 40 sáng cùng ngày, tài công Nguyễn Quốc Cường (32 tuổi, ngụ Bạc Liêu) điều khiển tàu lai dắt sà lan số hiệu 05.853 chở 1.000 tấn đá xây dựng di chuyển từ hạ nguồn sông Sài Gòn lên thượng nguồn.
Khi tài công cho sà lan chui qua cầu Bình Lợi (cầu Bình Lợi cũ) thì phần mái cabin máng phải nhịp số 4 của cầu Bình Lợi khiến cầu rung lắc mạnh.
CSGT đường thủy ghi nhận hiện trường - Ảnh: Ngọc Thọ
Do lực tông mạnh, thanh ray tàu lửa bị dịch chuyển lệch hẳn sang một bên, trong khi các dầm gỗ cố định của đường ray gắn trên cầu Bình Lợi bị gãy khiến tàu không thể qua lại khu vực cầu.
Nhận được tin báo, CSGT đường thủy Công an TP.HCM kết hợp với các ngành chức năng phong tỏa hiện trường; đồng thời thông báo cho các chuyến tàu ghé tạm vào các ga gần đó lưu nghỉ.
Một thanh ray bị sà lan tông lệch đang được sửa chữa - Ảnh: Ngọc Thọ
Do ảnh hưởng của sự cố, giao thông đường sắt qua khu vực cầu Bình Lợi bị dừng lưu thông qua lại hơn 5 giờ đồng hồ (từ 1 giờ 40 đến 6 giờ 40).
Hiện việc giới hạn tốc độ cũng như lưu lượng các chuyến tàu qua khu vực trên đang được kiểm soát chặt chẽ. Công tác khắc phụ sự cố đang được tiến hành một cách khẩn trương.
Công tác sửa chữa đang được tiến hành khẩn trương - Ảnh: Ngọc Thọ
Lúc 11 giờ, trao đổi với PV Thanh Niên Online tại hiện trường, một cán bộ của ngành đường sắt cho biết đã có văn bản hỏa tốc gửi đến ngành chức năng xin chặn tàu trong thời gian tới để khôi phục lại hiện trạng của tuyến đường ray.
Ngọc Thọ
Theo Thanhnien
Sở Giao thông Hà Nội không cấp mới lốt xe từ năm 2013 Trước phản ánh của Bộ trưởng Đinh La Thăng về tiêu cực trong cấp lốt xe ở bến Mỹ Đình, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định quy trình được niêm yết công khai và từ năm 2013 đến nay không cấp mới. Trao đổi với báo chí ngày 17/10, ông Nguyễn Tuyển, Phó phòng quản lý vận tải,...