“Bán” đảo cho Saudi Arabia, quyết định sai lầm của chính quyền Ai Cập?
Hơn 2.000 người tập trung biểu tình ở trung tâm thủ đô Cairo và thành phố Alexandria (Ai Cập) trong ngày 15-4, hô hào lật đổ chính phủ. Đây là cuộc biểu tình chống chính phủ có quy mô lớn nhất ở nước này trong hai năm qua, nguyên nhân xuất phát từ việc Ai Cập trao quyền kiểm soát 2 hòn đảo cho Saudi Arabia.
Cuộc biểu tình do các nhà hoạt động cánh tả tổ chức nhằm phản đối việc Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi thỏa thuận sẽ trao quyền kiểm soát hai hòn đảo Tiran và Sanafir của Ai Cập trên biển Đỏ cho Saudi Arabia.
Người biểu tình cầm giày gí vào tấm ảnh của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi trong ngày biểu tình 15-4, phản đối chính phủ trao hai hòn đảo cho Saudi Arabia.
Ông Abdel Fattah al-Sisi ký thỏa thuận này với vua Salman trong chuyến thăm Saudi Arabia tuần trước. Riyadh hứa đầu tư hàng tỉ USD vào Cairo.
Sau khi thỏa thuận đã được ký, chính phủ Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi mới thông báo về vấn đề này đến người dân. Thông báo cho rằng hai hòn đảo nằm trong khu vực eo biển Tiran vốn là của Saudi Arabia, Ai Cập kiểm soát từ năm 1950 đến nay là do đề nghị của phía Riyadh.
Video đang HOT
Và giờ Cairo trả lại theo đúng nội dung biên giới hàng hải hai nước đạt được qua thời gian dài thương lượng. Thông báo này bị rất nhiều người phản đối, chỉ trích chính phủ đã bán các hòn đảo.
“Chúng tôi muốn chính phủ này sụp đổ” là khẩu hiệu của người biểu tình trong ngày 15-4, tương tự khẩu hiệu của người dân Ai Cập xuống đường trong Mùa xuân Ả Rập năm 2011 dẫn đến lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.
Tuy nhiên, quy mô của cuộc biểu tình ngày 15-4 khiêm tốn hơn rất nhiều so với các cuộc đại biểu tình ở Cairo trong Mùa xuân Ả Rập năm 2011.
Nhiều nước rất ngạc nhiên trước quyết định của Ai Cập, trừ Israel. Nước này cũng tuyên bố không phản đối, khiến giới chuyên gia nghi ngờ Israel, Ai Cập và Saudi Arabia sắp lập liên minh.
Tuy nhiên, phản ứng giận dữ của người dân có thể khiến ông Sisi lo lắng, nhất là khi chính phủ của ông xử lý không tốt hàng loạt vụ khủng hoảng gần đây, từ vụ sinh viên người Ý Giulio Regeni bị giết ở Cairo đến vụ máy bay Nga bị đánh bom trên bán đảo Sinai hồi tháng 10-2015.
Theo_An ninh thủ đô
Cuộc chiến ngầm giữa các cường quốc Trung Đông
Chính quyền Pháp đã bắt giữ một con tàu tàng trữ lượng lớn vũ khí đang trên đường đến Somali vào ngày 20-3.
Đây là lần tịch thu vũ khí thứ hai trong khu vực tháng này. Cả hai vụ dường như đều khởi hành từ Iran. Theo Trung tá Kevin Stephens, phát ngôn viên của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ, những vũ khí vừa bị giữ lại có nguồn gốc từ Iran và điểm đến là Yemen. Chính quyền Pháp đã thả phi hành đoàn gồm 10 người sau khi hoàn tất quá trình thẩm vấn.
Iran bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho Houthi - nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Shiite chống lại chính phủ trong cuộc nội chiến Yemen. Trung tá Stephens không xác định rõ liệu Mỹ có cho rằng các lô hàng vũ khí được chuyển đến cho phiến quân Houthi.
Hồi đầu tháng 3, tàu hải quân Úc đã phát hiện một tàu chở vũ khí tương tự đang rời khỏi Oman. Chính phủ Mỹ cũng cho rằng những vũ khí này bắt nguồn từ Iran và được gửi đến cho phiến quân Houthi ở Yemen thông qua Somalia.
Theo Trung tá Stephens, vụ tịch thu vũ khí ngày 20-3 là lần thứ ba kể từ tháng 9-2015. Quân đội Pháp đã phát hiện con tàu chở vũ khí trong chuyến giám sát thường lệ ở khu vực bắc Ấn Độ Dương. Trên tàu, họ tìm thấy "hàng trăm khẩu AK47, súng máy và các vũ khí chống tăng" - theo tuyên bố hôm 28-3 từ Lực lượng Hàng hải Kết hợp (CMF).
Hàng trăm khẩu súng và các loại vũ khí được tìm thấy trên tàu bị nghi là của Iran.
CMF là một liên minh hải quân đa quốc gia - trong đó bao gồm Pháp - giúp kiểm soát hơn 3 triệu dặm vuông vùng biển quốc tế. Tổ chức này thường xuyên tiến hành khám xét các tàu không có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu các đánh giá của Mỹ là đúng, vụ thu giữ vũ khí mới nhất này là minh chứng rõ rệt cho việc Iran muốn châm ngòi căng thẳng giữa các giáo phái ở Trung Đông.
Trong nhiều năm qua, tổ chức Houthi đã thống trị miền Bắc Yemen nhưng thiếu ảnh hưởng trong chính quyền do phái Sunni lãnh đạo. Nội chiến Yemen hầu như được xem như cuộc chiến ngầm giữa Iran và Saudi Arabia. Trong đó, Tổng thống Yemen Abdu Rabu Mansour Hadi nhận được ủng hộ của Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh theo phái Sunni.
Nhóm phiến quân Houthi theo phái Shiite đã chiếm dinh tổng thống Yemen vào tháng 1-2015, buộc Tổng thống Hadi rời khỏi thủ đô Sanaa. Tuy nhiên, ông Hadi đã trở lại phần lớn nhờ vào các cuộc không kích của Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Bahrain và Qatar.
Bích Huyền
Theo_PLO
Phe phái Syria loạn đả vì ông chủ Mỹ lục đục? Các phe phái, các đồng minh của Mỹ loạn đả trên chiến trường Syria vì sự yếu kém của chính quyền nước này Tổng thống Obama bị cáo buộc yếu kém Mới đây, nhà báo Mỹ Rick Moran trong bài viết trên tờ "American Thinker" đã chỉ ra rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama là nguyên nhân gây nên các cuộc xung đột...