Bạn đang nhìn thấy 1 người mẫu ảo kiếm hơn 19 tỷ 1 năm, thu nhập khéo còn hơn idol “real” nữa đấy
Rozy hiện là người mẫu ảo hot nhất Hàn Quốc đấy bạn ơi.
Có những thứ vốn là ảo nhưng sức hút lại là thật. Nghe thì hơi khó tin nhưng ở Hàn dạo này, đã xuất hiện 1 người mẫu ảo khuynh đảo thế giới thật, có visual rất “ra gì” và liên tục nhận được hợp đồng quảng cáo. Đó là Rozy – chân dài với hơn 1 năm tuổi nghề nhưng thu nhập thì đôi khi lấn át cả tiền lương của idol xứ kim chi.
Rozy ra đời vào tháng 8/2020 và đến nay đã có hơn 1 năm “vẫy vùng” trong làng quảng cáo xứ Hàn. Dù chẳng phải con người bằng xương bằng thịt nhưng Rozy với tạo hình ổn áp, sắc lạnh chuẩn model vẫn được nhiều nhãn hàng để mắt. Đã có hơn 100 thương hiệu thời trang/mỹ phẩm lớn đã tài trợ cho Rozy trên Instagram, đơn cử có Hera Beauty, Calvin Klein, Maison Margiela… hay công ty bảo hiểm Shinhan Life Insurance.
Sở hữu hơn 100 nghìn người theo dõi trên Instagram, lại trúng được nhiều hợp đồng quảng cáo béo bở nên người ta “nhẩm khẽ” cũng ra được thu nhập của cô người mẫu ảo này. Theo dự đoán, suốt 1 năm qua, Rozy đã kiếm được 850.000 USD (hơn 19 tỷ VNĐ) – một thành tích nghe mà sốt xình xịch.
Rozy được nhiều nhãn hàng tài trợ, thậm chí còn có nhiều ảnh hậu trường chụp photoshoot… như thật
Ông Baek Seung Yeop – CEO của Sidus Studio X cho biết có khá nhiều nguyên do giúp Rozy được lòng nhiều nhãn hàng. Một phần là vì người mẫu ảo sẽ không thể vướng vào các scandal đời tư, gây ảnh hưởng cho hình ảnh thương hiệu. Hơn nữa, người mẫu ảo giờ cũng có visual, phong cách xịn xò đâu kém gì người thật. Vì thế, phương án này sẽ an toàn hơn nhiều.
Trong tương lai, ông Baek Seung Yeop cũng muốn Rozy phát triển thêm ở các mảng giải trí khác như phim ảnh hay các show truyền hình khác chứ không chỉ đơn thuần dừng lại ở mảng người mẫu nữa.
Video đang HOT
Rozy được xây dựng theo phong cách trẻ trung, cá tính, hợp với thị hiếu người trẻ nên chẳng trách cô lại hot đến vậy
Người mẫu ảo: Xu thế cùa thời trang tương lai?
Nhiều người mẫu ảo có doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm, cho thấy lĩnh vực này có nhiều triển vọng trong làng thời trang tương lai.
Công nghệ, trí tuệ nhân tạo đã tác động lên nhiều mặt của đời sống, trong đó có cả thời trang. Mới đây, tờ All Kpop, Sidus Studio X cho biết người mẫu ảo Rozy đã được mời ký hơn 100 hợp đồng quảng cáo, hiện vẫn chưa thể xử lý hết. Trong tuần này, họ đã thực hiện 2 quảng cáo, và có 8 hợp đồng độc quyền đang chờ thực hiện. Ước tính đến cuối năm 2021, Rozy sẽ kiếm được hơn 1 tỷ won (khoảng 20 tỷ đồng).
Rozy là người mẫu ảo được tạo ra từ tháng 8/2020 và bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2020. Theo lời giới thiệu từ đơn vị sở hữu, Rozy sẽ mãi mãi tuổi 22 và luôn mang năng lượng tích cực. Tháng 7/2021 Rozy được chú ý khi tham gia vào quảng cáo của Shinhan Life. Công ty này cho biết không sử dụng khuôn mẫu nào để tạo nên Rozy, bởi họ biết thế hệ công chúng hiện tại đều không muốn che giấu hay có xu hướng để lộ khuyết điểm mà tôn trọng những gì tự nhiên nhất.
Người mẫu ảo Rozy đang giúp Sidus Studio X ăn nên làm ra
Trước Rozy, làng thời trang thế giới cũng đón nhận một số người mẫu ảo khác. Lil Miquela là một trong số đó. Cô từng tham gia chiến dịch quảng cáo của Calvin Klein, Burberry, Prada. Trang Instagram chính thức của cô có 3 triệu người theo dõi.
Lil Miquela được giới thiệu 18 tuổi, là người mẫu Mỹ gốc Brazil. Cô gây ấn tượng bởi gương mặt đầy tàn nhang, răng thưa nhưng trông lúc nào cũng quyến rũ. Lil Miquela là sản phẩm của Brud - một công ty khởi nghiệp tại Los Angeles (Mỹ). Mỗi bài đăng quảng cáo của cô trị giá 8.500 USD (khoảng gần 200 triệu đồng). 1 năm, cô người mẫu ảo này có thể thu về 10 triệu USD.
Cùng thuộc sở hữu của Brud, người mẫu ảo Blawko thu về 1.000 USD cho mỗi bài quảng cáo. Imma - một người mẫu ảo từng hợp tác quảng cáo cho Porsche và Ikea, xuất hiện cùng người mẫu thật trên tạp chí i-D Magazie phiên bản Nhật để quảng cáo cho Kanebo.
Người mẫu ảo Lil Miquela có hơn 3 triệu người theo dõi trên Instagram
Người mẫu ảo Blawko thường đeo khẩu trang hoặc hiếm khi để lộ mặt hoàn toàn
Shudu Gram gây ấn tượng với làn da đen bóng, khoẻ khoắn. Trang Instagram của cô có khoảng 250 nghìn người theo dõi. Cô được giới thiệu là siêu mẫu đầu tiên của thế giới người mẫu số. Chỉ cần quan sát tần suất quảng cáo của Shudu Gram không khó để biết số tiền cô thu về không hề nhỏ.
Shudu Gram đã xuất hiện trên tạp chí Vogue và WWD, các chiến dịch quảng cáo của Balmain, Ellesse... Đây là sản phẩm của nhiếp ảnh gia Cameron James Wilson. Anh từng làm việc với nhiều ngôi sao hàng đầu thế giới, nhưng sau dần hết đam mê với nhiếp ảnh và chuyển sang con đường tạo nên những mô hình ảo. Anh sử dụng chương trình có tên Daz 3D để tạo ra Shudu vào đầu năm 2017. Ngoài ra, anh còn sở hữu các người ẫu ảo như: Margot, Zhi...
"Nếu như với công việc chụp ảnh, tôi được dạy phải cố gắng loại bỏ khuyết điểm của con người thì ở các mô hình này tôi được tôn trọng sự chân thực. Vì thế, tôi vẫn để người xem trông rõ lổ chân lông, tàn nhang... trên mặt người mẫu", anh nói. Anh cũng tạo ra người mẫu ngoại cỡ tên Brenn nhằm khẳng định thế giới ảo không chỉ là nơi cho sự hoàn hảo tồn tại.
Shudu Gram - người mẫu ảo nổi tiếng với làn da tuyệt đẹp, ấn tượng
Shudu Gram trong chiến dịch quảng cáo của Balmain
Trên mạng xã hội, các người mẫu ảo đều được đăng tải nhiều hình ảnh sinh hoạt giống như người thật để tăng sự tương tác với công chúng. Thậm chí, với nhiều ảnh, nhiều người ngỡ đây là người thật hoàn toàn. Cameron James Wilson tăng mức động tương tác của các người mẫu thông qua việc trò chuyện, thăm dò ý kiến từ những người theo dõi để tạo cảm giác kết nối.
Theo thông tin từ The Sun, mỗi người mẫu ảo có thể kiếm 1.000-6.000 bảng Anh (khoảng 31-190 triệu đồng) cho mỗi bài post trên mạng xã hội, tuỳ theo mức độ nổi tiếng.
Michael Mllionsu (người đồng sáng lập công ty mô hình ảo Lalaland, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan) nói trên tờ Telegraph hồi đầu năm nay rằng nhu cầu về người mẫu ảo thực sự có gia tăng.
Người mẫu ngoại cỡ Brenn
Baek Seung Yeop - CEO Sidus Studio X cho rằng người mẫu ảo có nhiều điểm lợi: không giới hạn về thời gian, không gian sử dụng, không có bê bối đời tư. "Nhiều ngôi sao buộc phải rút khỏi các dự án vì nhiều lùm xùm, có cả việc trong quá khứ. Còn người mẫu ảo sạch hoàn toàn, gần như không có điều đó. Vì thế, sự lo ngại là rất thấp", ông nói.
Chưa kể, đại dịch COVID-19 kéo dài trong 2 năm qua đã tác động ít nhiều đến thói quen làm việc của nhiều người. Trong đó, làm việc online, trực tuyến đang trở thành một phần gắn liền với cuộc sống. Vì thế, nam CEO tự tin sẽ tiếp tục phát triển sự nghiệp cho Rozy sang điện ảnh, phim, chương trình truyền hình.
Ngoài công việc, các người mẫu ảo được xây dựng đời sống giống như người thật. Bức ảnh về người mẫu Rozy khiến người xem khó thể nhận ra đây là mô hình ảo.
Người mẫu Liam Nikuro thuộc sở hữu của một công ty Nhật Bản được xây dựng có niềm đam mê bóng rổ, thích nhạc của Bruno Mars, Justin Bieber và Drake
Ngoài ra, theo một số chuyên gia, người mẫu ảo cũng sẽ giúp cắt giảm bớt chất thải từ ngành thời trang. Chưa kể, sự phát triển của thương mại điện tử nên mô hình người mẫu ảo càng có nhiều cơ hội phát triển.
Mặc dù có trong tay một người mẫu ảo nổi tiếng nhưng Cameron James Wilson cho rằng việc cạnh tranh giữa người mẫu ảo và người mẫu thật có hay không vẫn là câu hỏi khó trả lời. "Nhưng tương lai là điều không ai nói trước được", anh chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
Trong một cuộc thảo luận của Elle, nhiều người mẫu vẫn tự tin trí tuệ nhân tạo vẫn khó thể thay thế con người bởi thiếu cảm xúc, sự tương tác trực tiếp.
Thị trường người mẫu ảo trị giá tỷ USD ở Trung Quốc Sau những vụ bê bối gây chấn động của người nổi tiếng, người mẫu ảo dần được yêu thích hơn ở Trung Quốc. Ling (Trung Quốc) là một trong những người có ảnh hưởng ảo hàng đầu ở đất nước này. Cô đã làm việc với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Tesla và Nayuki. Không giống David Dobriks và Jake Pauls trên...