Bạn đại tiện bao nhiêu ‘chất thải’ trong cả cuộc đời?
Một phụ nữ trung bình thải 11,775 tấn phân trong suốt cuộc đời, còn đàn ông thì ít hơn một chút, 11,03 tấn.
Ở Mỹ, tuổi thọ trung bình của nam giới khoảng 76 tuổi và phụ nữ 81 tuổi. Do đó, một người đàn ông sống đến tuổi 76 sẽ thải 11,03 tấn phân, trong khi một phụ nữ sống ở tuổi 81 thải khoảng 11,775 tấn phân.
Ảnh: L.S
Video đang HOT
Kim Barrett, giáo sư y khoa tại Đại học California, San Diego, nói với Live Science rằng phân ở người khỏe mạnh thường chiếm khoảng 70% chất rắn và 30% chất lỏng. Một ngày, trung bình cả nam giới và phụ nữ đều sản sinh ra 400-500 g phân, một tuần là 2,8 kg và một năm 145 kg. Trọng lượng ấy còn nặng hơn cả một con gấu trúc.
Các nhà nghiên cứu thậm chí xác định tốc độ mà con người đi đại tiện khoảng 2 cm phân mỗi giây. Những người gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón có thể tốn nhiều thời gian hơn, lên đến 12 giây để thải một cục phân ra khỏi cơ thể.
Thu Hiền
Theo vnexpress.net
Cứu sống bệnh nhi 6 tháng tuổi đã ngừng tim
Ngày 23.2, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh vừa cấp cứu thành công, cứu sống bệnh nhi 6 tháng tuổi bị sốt cao, co giật, ngừng tim, cứng toàn thân.
Ngày 19.2, bé Phùn Văn Tuấn (6 tháng tuổi, thường trú tại thôn Pẹc Nả, xã Bắc Sơn, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) nhập viên tại Trung tâm Y tế TP.Móng Cái trong tình trạng nôn nhiều, sốt cao, đại tiện phân lỏng.
Gia đình bé cho biết, khi sinh mẹ bé xuất hiện cơn ngừng thở, ngừng tim do mẹ bé bị hội chứng Hellp. Đây là một cấp cứu sản khoa rất nghiêm trọng ở các sản phụ. Sau sinh 6 tháng, bé phát triển bình thường được 6kg, đã biết lẫy, lật và hóng chuyện. Đến ngày 22.2, bé xuất hiện sốt cao trở lại, co giật liên tục, giật toàn thân, cơn giật kéo dài nên đã được chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh điều trị.
Tại Bệnh viện Sản Nhi, bé Phùn Văn Tuấn lơ mơ, nhã cầu đảo ngược, gồng cứng toàn thân, sốt cao trên 40 độ C... Sau khi thăm khám, chụp CT-Scanner, X-quang, làm các xét nghiệm sinh hóa và tiến hành hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán trạng thái động kinh. Các bác sĩ đã tiến hành theo dõi viêm não-màng não. Tiên lượng bệnh nhân nặng, bé được chỉ định an thần, dùng kháng sinh kết hợp, đặt catheter động mạch quay, chống phù não và chọc dịch não tủy khi hết co giật tránh gây tổn thương não ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ của trẻ.
Bệnh nhi được cấp cứu thành công, sức khỏe đã ổn định.
Sau khi được cấp cứu kịp thời, hiện tại tình trạng của bé đã ổn định hơn, bé ngủ, không co giật, nhịp tim đều, ăn sữa qua sonde 60ml/lần x 3h/lần nhưng sẽ phải theo dõi về các di chứng thần kinh của bé. Kíp thủ thuật do bác sĩ Phí Xuân Thi và các kỹ thuật viên Khoa Hồi sức cấp cứu tiến hành.
Bác sĩ Phi Xuân Thi cho biết: Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trong khi co giật trẻ sẽ bị thiếu ôxy não nên có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc để lại di chứng phát triển tinh thần vận động nếu cơn co giật kéo dài. Để phòng ngừa bệnh viêm màng não nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, tuyệt đối giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và lúc có dịch cảm cúm, điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi họng hay viêm tai. Trường hợp nếu trẻ có sốt kết hợp co giật hay có biểu hiện bất thường khác như lơ mơ, nôn ói, gồng cứng... thì nên đi khám càng sớm càng tốt vì dư hậu của bệnh viêm màng não tùy thuộc vào bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Theo Danviet
Phương án ô tô lưu thông qua cầu sông Hàn từ 6.11 Ngày 5.11, Sở GTVT TP.Đà Nẵng cho biết vừa thay đổi phương án lưu thông qua cầu sông Hàn từ ngày mai (6.11). Theo Sở GTVT TP.Đà Nẵng, bắt đầu từ ngày 6.11, UBND TP.Đà Nẵng quyết định cấm không cho phép xe ô tô rẽ phải từ cầu Sông Hàn xuống đường Bạch Đằng trong giờ cao điểm buổi chiều từ 17h...