Bạn đã phân biệt được hai khái niệm ban công và loggia?
Loggia và ban công là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt để chỉ những khoảng chức năng khác nhau trong nhà. Cần phải hiểu đúng để có cách diễn đạt đúng về nơi sử dụng hàng ngày của gia đình mình.
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ loggia và ban công là hai khái niệm khác nhau, ứng dụng của khoảng chức năng này cũng có phần khác biệt. Trong quá trình sử dụng từ, loggia và ban công thường bị nhầm lẫn. Cần có cách phân biệt rõ ràng để mọi người hiểu hơn về hai khái niệm này.
Loggia
Loggia là phần hành lang hướng ra ngoài, được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà. Bạn hãy tưởng tượng như thế này cho dễ hiểu, loggia giống như hộc ngăn kéo, kéo ra ngoài thì được gọi là ban công và thụt vào trong thì được gọi là loggia.
Vì thế hầu hết ở căn hộ chung cư, phía trước phòng khách, phòng ngủ có khoảng diện tích xây thụt vào bên trong, được che chắn cẩn thận nên có thể hiểu đó là loggia. Nếu đứng từ bên trong loggia, bạn chỉ nhìn thấy một hướng trước mặt, 2 hướng bên cạnh đều có tường xây che lại, trên đầu lại được che bởi sàn của tầng bên trên.
Loggia cũng được chia làm 2 loại, loại dùng để nghỉ ngơi và loại dùng để phục vụ. Loggia nghỉ ngơi gắn liền với phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt chung. Loggia phục vụ gắn liền với bếp, nhà vệ sinh.
Theo quy định về kiến trúc xây dựng, để đảm bảo an toàn thì những công trình cao tầng, từ tầng 6 trở lên chỉ được sử dụng loggia và lan can của loggia không hở phần chân bên dưới. Loggia cần đảm bảo chiều cao tối thiểu từ 1m2 trở lên.
Loggia là kiểu kiến trúc phổ biến ở các chung cư Việt Nam. Một căn hộ có thể có từ 1 – 3 loggia tùy thuộc vào diện tích. Sở dĩ có ưu ái cho loggia do kiểu kiến trúc này có nhiều ưu điểm như:
- Độ an toàn cao: Chỉ có một hướng tiếp xúc với bên ngoài nên việc đảm bảo an toàn dễ thực hiện hơn. Chiều cao lan can theo quy định và không bị hở chân, thêm vào đó loggia thường được lắp lưới an toàn nên đặc biệt yên tâm đối với trẻ nhỏ, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
- Tận hưởng sự riêng tư: Nhờ nằm ở bên trong tòa nhà nên loggia tránh được việc bị nhòm ngó. Bạn có thể thoải mái ngồi nhâm nhi cà phê, nghe một bản nhạc nhẹ và ngắm nhìn xung quanh.
- Không ngại nắng mưa: Thời tiết cũng không thể làm khó loggia khi thụt vào trong, sự ảnh hưởng của thời tiết không nhiều. Với những loggia hướng Tây nhiều nắng buổi chiều có thể trồng thêm cây để giảm sự tác động của nhiệt đối với loggia nhà bạn.
Video đang HOT
- Tận dụng để lấy sáng và thông gió: Loggia giúp mọi người trong nhà gần hơn với thiên nhiên. Cửa ra loggia thường được lắp cửa kính lớn, có thể lấy sáng và gió linh hoạt.
- Thêm nhiều công năng: Với những căn hộ nhỏ, loggia có thể sử dụng làm nơi giặt giũ, phơi phóng, thêm tủ lưu trữ đồ bên ngoài nếu cảm thấy phù hợp.
Ban công
Ban công là dạng kiến trúc bắt nguồn từ châu Âu, theo cách gọi của Italia là “balcone” – giàn giáo. Khi nói đến ban công, mọi người dễ liên tưởng đến những ngôi nhà phố, biệt thự hay nhà vườn có những khu vườn trên cao lãng mạn nhô ra so với mặt tiền của ngôi nhà. Vẻ đẹp lãng mạn và rực rỡ của những ban công đầy hoa ở Pháp hay ở Ý.
Ban công được xem là phần hành lang ngoài, trái ngược với loggia vì hầu hết được xây vượt ra khỏi mặt bằng nhà với kết cấu console. Ban công không có hoặc có thể có phần mái che tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Ban công thường thấy ở các nhà thấp tầng, biệt thự kiến trúc kiểu Pháp, Ý…
Vì kết cấu khác với loggia nên nếu đứng từ ban công có thể nhìn thấy 2 – 3 hướng với tầm nhìn rộng. Ban công cũng có ưu điểm hơn so với loggia như thoáng đãng, nhiều nắng, tầm nhìn rộng. Tuy nhiên khi thời tiết không thuận lợi có thể khiến ban công dễ bị mưa tạt, nắng hắt trong quá trình sử dụng.
Ngoài ưu điểm, ban công ở Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập:
- Luôn trong tình trạng đóng kín hoặc ít mở cửa: Khi ở nhà phố hay biệt thự, mọi người ít sử dụng ban công để hít thở không khí vì bụi bặm, ồn ào, nhóm ngó từ nhà đối diện… Tâm lý luôn muốn đề phòng trộm cắp và ảnh hưởng đến sự riêng tư.
- Ít tận dụng để trồng cây, lấy gió và ánh sáng: Ban công thường ít trồng cây vì có thể trồng ở vườn dưới hoặc sân thượng. Ánh sáng ở ban công cũng không được sử dụng triệt để.
Dù bạn đã phân biệt được hay chưa phân biệt được hai khái niệm loggia và ban công, bạn cũng có thể sử dụng khoảng diện tích nhỏ nhắn này một cách hiệu quả, hữu ích, góp phần nâng cao cuộc sống của chính bạn và những người thân trong gia đình. Tiếp đó là đóng góp vẻ đẹp của loggia và ban công cho khu phố hay tòa nhà mà bạn đang sống.
Theo Nhịp sống Việt
Với diện tích căn hộ chỉ vỏn vẹn 34m bạn vẫn có thể có tổ ấm đáng mơ ước với cách thiết kế siêu thông minh dưới đây
Có thể nói, diện tích căn hộ nhỏ không phải là bài toán làm nhức đầu các kiến trúc sư tài ba trong thời hiện đại nữa.
Sống trong những căn hộ nhỏ là điều mà nhiều người cảm thấy vô cùng băn khoăn vì không biết có đủ sức chứa cho cả gia đình của mình với bao nhiêu đồ dùng cá nhân, đồ nội thất cũng như đảm bảo sự riêng tư.
Và ngày càng có nhiều căn hộ xinh xinh nhỏ nhỏ như vậy ra đời chứng minh băn khoăn kia thực sự không đáng có.
Giống như căn hộ rộng 34m dưới đây, chủ nhà vẫn có khoảng ban công thoáng rộng để thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi.
Thêm vào đó, sự sắp xếp vô cùng thoáng rộng trong căn hộ với việc chia phòng đảm bảo sự riêng tư, đầy đủ nội thất cũng giúp các thành viên trong gia đình không phải ái ngại những nỗi niềm thầm kín bên trên.
Căn hộ 34m2 vô cùng thoáng rộng với trần cao, không gian bao phủ màu trắng, hệ thống cửa kính mở.
Chủ nhà tận dụng tối đa hướng nhà nhiều ánh sáng với thiết kế cửa kính cho ánh sáng luôn ngập tràn.
Nhà chỉ có 34m2 thì đã sao? Kiến trúc sư tài ba vẫn có thể thiết kế cho bạn góc ban công cực xinh yêu.
Bên trong căn hộ, phòng khách kế liền bàn ăn và khu vực nhà bếp nhưng không vì thế mà không có sự phân cách phòng rõ ràng.
Bằng chứng là tấm thảm trải trung tâm phòng khách như một sự đánh dấu khu vực phòng ở đây.
Khu vực nhà bếp màu trắng với hệ thống tủ lưu trữ ẩn.
Nơi nấu nướng ngăn nắp gọn gàng là điểm sáng cho căn hộ nhỏ.
Đối diện khu vực bàn ăn là kệ đựng đồ và trang trí, đặc biệt có rất nhiều cây xanh cho không gian thoáng đãng.
Khu vực phòng ngủ được xếp vào một góc sát tường, nhờ cửa kính mà đảm bảo sự riêng tư hơn cả.
Cửa kính trượt vừa giúp căn hộ rộng thoáng vừa đảm bảo không gian phòng ngủ riêng tư cho 2 người.
Lối ra vào căn hộ thoáng rộng và trang trí nền nã.
Khu vực phòng tắm đặt thêm máy giặt dễ dàng.
Vòi tắm hoa sen hiện đại.
Bản thảo thiết kế căn hộ rộng hơn 30m2.
(Nguồn: Decor)
Theo Nhịp sống Việt
Căn hộ nhỏ xinh sở hữu góc nào cũng xanh tươi của nữ giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội Căn hộ nhỏ xinh của chị Hà có khu vực nấu nướng liền với góc nhỏ ban công. Vì thế, chị luôn khéo léo tạo nên cảm hứng thoải mái, vui vẻ với cây và hoa cho những giây phút nấu nướng hay thảnh thơi đọc sách. Chị Thái Hà hiện đang là Giảng viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội....