Bạn đã làm gì để con bạn ít sử dụng điện thoại, ti vi?
Người lớn thường than con trẻ hiện nay quá ham mê điện thoại, ti vi, rất khó dạy con biết yêu thiên nhiên và những thứ xung quanh mình, nhưng không tự hỏi mình đã làm gì để con cái mình bớt ti vi, điện thoại.
Nguyễn Hà Minh Anh rất giỏi bộ môn nhảy múa và trình diễn thời trang, thiết kế thời trang bên cạnh niềm đam mê vẽ – Ảnh: THANH THỦY
Tại Hà Nội, có một nhóm con trẻ rất khác. Các con thích theo bố mẹ ra phố, lên núi vẽ ký họa phố phường, các công trình di sản, ruộng bậc thang, phong cảnh núi đồi… Đó là các em ở nhóm Ký họa đô thị Hà Nội (Urban Sketcher Hanoi).
Những đứa trẻ chọn đi ra ngoài vẽ thiên nhiên, thành phố
Những đứa trẻ này tất nhiên cũng thích xem ti vi, điện thoại như bạn bè đồng trang lứa, nhưng còn có niềm đam mê với nhiều môn bổ ích khác như học đàn, học nhảy, thậm chí học làm ảo thuật gia, và đặc biệt là thích vẽ.
Các em suốt tám năm qua năm nào cũng tổ chức ít nhất một triển lãm ở Hà Nội vào đúng dịp Quốc tế thiếu nhi 1-6, với tên gọi Bé vẽ Hà Nội.
Và năm nào triển lãm cũng mang tới nhiều bất ngờ cho người xem bởi những góc nhìn lý thú của các em về những thứ tưởng chừng rất “già” là di sản kiến trúc, phố phường Hà Nội.
Các bạn nhỏ này còn học làm ảo thuật gia – Ảnh: THANH THỦY
Năm nay, triển lãm trưng bày 60 bức tranh ký họa của 30 tác giả nhí độ tuổi từ 5 đến 15, đang diễn ra tại Phố sách Hà Nội đến 15-6.
Như thường lệ, đây là kết quả của những buổi đi trực họa trên khắp các con phố Hà Nội vào các ngày chủ nhật hằng tuần trong năm 2023 của các bé trong nhóm Urban Sketcher Hanoi.
Video đang HOT
Suốt nhiều năm qua, các ông bố bà mẹ trong nhóm chiều chủ nhật nào cũng đưa các con mình ra phố vẽ trực họa, dù trời nắng nay mưa, lạnh. Có người vẽ cùng con, nhưng cũng có những bố mẹ chỉ thuần túy đi theo chăm lo cho con vẽ, công việc mà họ đùa gọi với nhau là “ô sin nghệ thuật”.
Trong nhóm Ký họa đô thị Hà Nội, bố mẹ thường đưa con đi vẽ ngoài trời – Ảnh: THU HƯƠNG
Các bố mẹ ở đây ngay từ đầu đã có ý thức rõ ràng là mở sân chơi ký họa cho cả người lớn, trẻ con để kéo các em nhỏ và cả người lớn ra khỏi màn mình điện thoại, ti vi, máy tính.
Đưa con đi vẽ thành phố, các bố mẹ ở đây còn muốn cho các con cơ hội được nhìn kỹ hơn cuộc sống xung quanh, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôi nhà mình ở, góc phố mình sống, thiên nhiên bốn mùa và bồi đắp những tình cảm trìu mến với cuộc sống quanh mình…
Bạn nhỏ này ngoài vẽ còn rất thích chơi đàn – Ảnh: THANH THỦY
Đằng sau những đứa trẻ hạnh phúc
Cũng từ khi đi vẽ, giao lưu trong nhóm, các em thích học các bộ môn nghệ thuật như chơi đàn, nhảy múa, thiết kế thời trang, học làm ảo thuật gia… bên cạnh thời gian với máy tính, điện thoại ngày càng ít đi.
Giống như nhiều phụ huynh bận rộn hiện nay, chị Vũ Diệp (Đại học Kiến trúc Hà Nội) từng cảm thấy có lỗi vì mải công việc ít dành thời gian cho các con. Tới khi tham gia cùng nhóm Ký họa đô thị Hà Nội, chị kịp nhận ra rằng một phần tuổi thơ hạnh phúc của trẻ con là được đam mê sáng tạo.
Từ đấy, chị và gia đình luôn cố gắng sắp xếp thời gian đưa các con đi vẽ.
Cũng từ khi say mê với việc đi ra ngoài ký họa, con chị cùng những thành viên nhí khác trong nhóm còn say sưa với nhiều môn nghệ thuật khác.
Tác phẩm Dấu ấn Thăng Long của Đoàn Minh Quân, 15 tuổi
Cho nên nhóm không chỉ có các “họa sĩ nhí” tài năng, mà các em còn có rất nhiều thú vui lành mạnh khác như nhảy, hát, đàn, ảo thuật…
Đằng sau những đứa trẻ hạnh phúc này là các ông bố bà mẹ “tỉnh thức”. Họ chọn hành động, chọn dành thời gian đưa con ra ngoài khám phá thế giới, thay vì chọn bận rộn “điên rồ”, bỏ mặc con với ti vi, điện thoại rồi than thở về con.
Tất nhiên để chọn “tỉnh thức” với các bố mẹ thời cuộc sống quá nhiều áp lực hiện nay không hề dễ dàng. Nhưng có lựa chọn nào mà không phải trả giá. Nuôi con để cả bố mẹ, các con cái hạnh phúc đâu dễ dàng. Nhưng quyền lựa chọn luôn thuộc về mỗi chúng ta.
Cách lựa chọn của các bố mẹ trong nhóm Ký họa đô thị Hà Nội có thể là một chỉ dẫn phù hợp cho nhiều bố mẹ khác.
Tác phẩm vẽ phố đường tàu Phùng Hưng của Nguyễn Đăng Hải Nam, 13 tuổi
Một góc phố Hàng Mã trong mắt Nguyễn Hà Minh Anh, 13 tuổi
Tác phẩm Chợ Gạo của Lê Tất Khánh, 12 tuổi
Tác phẩm Di tích Cửa Bắc của Đoàn Khôi Nguyên, 10 tuổi
Tặng quà cho trẻ em vùng biên giới Việt - Lào
Trong dịp ngày Quốc tế thiếu nhi (1.6), lực lượng Biên phòng tỉnh Quảng Trị trao tặng nhiều suất quà cho trẻ em Việt Nam và Lào vùng biên giới Việt - Lào.
Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị, đóng chân trên địa bàn xã A Ngo, H.Đakrông, tỉnh Quảng Trị) cùng với các nhà hảo tâm đã tổ chức chương trình Tết thiếu nhi "Trao kiến thức - gửi yêu thương" cho học sinh Trường tiểu học A Ngo (xã A Ngo, H.Đakrông) vào chiều 30.5. Đây là sự kiện hướng đến ngày Quốc tế thiếu nhi (1.6) và Tháng hành động vì trẻ em 2023.
Tặng quà cho các em học sinh Trường tiểu học xã A Ngo
Tại chương trình, các đơn vị đã trao tặng 350 suất quà, mỗi suất gồm 1 bộ sách giáo khoa năm học 2023 - 2024, bánh kẹo cho học sinh Trường tiểu học A Ngo. Cùng với đó, đoàn còn trao tặng 80 suất quà là bánh kẹo cho các cháu thiếu nhi bản La Lay A Sói (H.Sa Muồi, tỉnh Salavan, Lào)... Tổng trị giá các suất quà là 190 triệu đồng.
Các chiến sĩ biên phòng Quảng Trị tặng bánh kẹo cho trẻ em vùng biên giới nước bạn Lào.
Ngoài ra, ban tổ chức còn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, biểu diễn ảo thuật, tìm hiểu về ngày Quốc tế thiếu nhi và đố vui có thưởng, tạo sân chơi bổ ích cho thiếu nhi vùng biên giới.
Trẻ em vui vẻ tham gia các trò chơi cùng chú bộ đội biên phòng
Đây là hoạt động thiết thực của cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay và các doanh nghiệp, thể hiện tình cảm, trách nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục, động viên thiếu niên nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa có thêm điều kiện vươn lên trong học tập và sinh hoạt.
Làng Lidice, ký ức khởi nguồn ngày Quốc tế Thiếu nhi Lidice, một ngôi làng xinh xắn thuộc Kladno, Cộng hòa Séc yên bình nằm trên đồi cao cùng phong cảnh nên thơ. Tuy nhiên, nơi này từng chứng kiến ký ức đau thương để ngày Quốc tế Thiếu nhi, 1/6 ra đời... Ngày 8/5, Cộng hòa Séc kỷ niệm Ngày Chiến thắng kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2. 360.000 người dân...