Bạn đã hiểu hết về giấc ngủ?
Ngủ bao lâu thì đủ? Bao nhiêu là quá nhiều? Bao nhiêu là quá ít? Những cuộc tranh luận về giấc ngủ vẫn còn vô tận.
Chắc chắn rằng, những câu hỏi này có thể khiến bạn thắc mắc muốn tìm hiểu. Sau đây là những quan niệm sai lầm về giấc ngủ và tầm quan trọng của việc ngủ trong một ngày hoạt động của chúng ta.
Sức mạnh của giấc ngủ
Chắc hẳn, bạn nhận thấy rằng, mình có nhiều thứ để làm hơn là ngủ. Nhưng sự thật là để làm mọi việc trôi chảy, bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi, tức là ngủ. Trong khi nghỉ ngơi, não của bạn vẫn bận rộn, giám sát một loạt các chức năng bảo dưỡng sinh học, để giữ cho bạn hoạt động tốt nhất. Nếu không ngủ đủ giấc, quá trình giúp cơ thể phục hồi, sẽ có lúc cơ thể bạn réo rắt đòi sửa chữa. Bỏ qua “liều lượng” giấc ngủ cần thiết mỗi ngày, bạn sẽ gặp những sự cố về thể chất lẫn tinh thần.
Giấc ngủ ngon sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục lại sức lực, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não, vì thế giữ cho con người tính tình ôn hòa, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ, vì thế nâng cao hiệu suất công việc. Đặc biệt, những người thường xuyên phải lao động trí óc căng thẳng cần được ngủ đủ giấc. Nếu thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, dễ cau có, nổi nóng, suy nhược hệ tuần hoàn não và có thể sinh ra nhiều chứng bệnh khác. Thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến nồng độ các hormon tuyến giáp trong máu, có thể dẫn đến nguy cơ cao huyết áp.
Vì vậy, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động hằng ngày của bạn!
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ
Cách tốt nhất để hiểu vai trò của giấc ngủ là nhìn vào những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ. Thiếu ngủ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của não bộ. Chỉ sau một đêm không ngủ, mức độ tập trung của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn, thời gian tập trung cũng rút ngắn đáng kể.
Mất ngủ không chỉ có tác động đến chức năng nhận thức, mà còn tác động đến sức khỏe tinh thần và thể chất con người. Nó có thể gây ra các các rối loạn như khó thở, căng thẳng và bệnh huyết áp cao, đồng thời mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì vì các hormone và enzym kiểm soát sự thèm ăn và tăng cân tạo ra trong lúc ngủ.
Khi ngủ
Một số trong chúng ta nghĩ rằng, việc thiếu ngủ vào ban đêm có thể được tạo thành bằng cách ngủ suốt ngày. Nhưng ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày không phải là cách mà cơ thể bạn được thiết kế để hoạt động. Theo sinh học, vào ban đêm, cơ thể bạn phản ứng với sự thiếu thốn ánh sáng ban ngày bằng cách sản xuất melatonin – một loại hormone làm cho bạn buồn ngủ. Ban ngày, ánh sáng mặt trời tác động nên não phải ngừng sản xuất melatonin, do đó, bạn cảm thấy tỉnh táo và cảnh giác. Trong trường hợp bạn muốn tỉnh táo vào ban đêm, hãy chú ý đến thông tin này và thay đổi lịch trình giấc ngủ của bạn.
Video đang HOT
Mỗi ngày, bạn cần ngủ bao lâu là đủ?
7,5 giờ – 9 giờ. Đây là số giờ mà người lớn phải bỏ ra ngủ mỗi đêm. Lý do tại sao con số này quan trọng? Bởi vì não sẽ tái sinh năng lượng cho cơ thể của bạn trong khi bạn ngủ. Nếu bạn ngủ ít hơn nhu cầu cần thiết, bộ não sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ ban đêm và kết quả là bạn không thể hoạt động tốt vào ngày hôm sau.
Như vậy, chúng ta cần ngủ đủ giấc bởi đó là điều kiện cần thiết để duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức như phát biểu, ghi nhớ, tư duy sáng tạo và linh hoạt.
Theo TNO
8 món không nên ăn trước khi đi ngủ
Ai cũng biết giấc ngủ ngon là vô cùng quan trọng. Bạn không chỉ nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc mà lúc này làn da cũng được tái tạo, trở nên căng tràn sức sống ngày hôm sau. Tuy nhiên vì nhiều lí do khiến chúng ta hay tạo thói quen ăn vặt trước khi đi ngủ, khiến mỡ tích tụ ở eo và bị béo phì. Đồng thời nhiều loại thực phẩm gây khó chịu, mất ngủ, khiến da không có cơ hội phục hồi ban đêm.
Sau đây là 8 loại thực phẩm bạn nên tránh xa trước khi đi ngủ:
Kem
Kem thực sự có thể là thực phẩm giúp bạn thoải mái nhất nhưng nó lại là 1 trong những món tệ nhất để ăn trước khi đi ngủ. Kem chứa đầy các chất béo được tiêu hóa với tốc độ chậm, và nó chứa rất nhiều đường chắc chắn sẽ khiến cho bạn tăng cân chóng mặt. Trong khi hương vị của kem có thể rất thơm ngon, nhưng hậu quả nó để lại sẽ rất đáng kể.
Nếu không muốn phát phì, đừng ăn kem trước khi ngủ.
Thịt đỏ
Thịt đỏ có rất nhiều protein và chất béo, và phải mất khá nhiều thời gian để tiêu hóa hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Do đó nó sẽ khiến cho cơ thể của bạn bận rộn cả đêm để nghiền nát thức ăn, gây ra sự khó chịu và thậm chí bị chuột rút.
Để tránh mất cả một đêm trằn trọc xoay người, giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn được nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng. Điều đó có nghĩa là hãy kiềm chế bản thân không ăn thịt đỏ trước khi đi ngủ.
Ăn thịt trước khi ngủ thực sự gây khó chịu cho dạ dày
Mì ống Mì ống là món ăn nhanh chóng và dễ dàng cho những người muốn giải tỏa khao khát thèm ăn trước khi đi ngủ, nhưng nó không phải là một bữa ăn nhẹ được khuyến khích dành cho ban đêm.
Mì là món ăn đầy carbohydrates. Lượng calo này sẽ tích tụ chủ yếu ở phần eo của bạn. Để tránh khỏi việc này, hãy để dành món mì ống giàu carbohydrates cho những bữa ăn vào ban ngày.
Vòng eo ngấn mỡ do không tiêu hóa được mì ống.
Pizza
Đã bao nhiêu lần bạn tự nói với mình lần cuối rằng "1 miếng sẽ chẳng phải là tận thế đâu"... nhưng trong thực tế mấy ai có thể dừng lại ở 1 miếng? Pizza có chứa quá nhiều calo để tiêu hóa trước khi đi ngủ. Lớp nước sốt cà chua có hàm lượng axit cao, có thể gây ra trào ngược axit, và lớp bề mặt béo ngậy của pizza rất có khả năng dẫn đến ợ nóng. Đó không phải là cách bạn muốn thức dậy vào lúc nửa đêm.
Pizza khó tiêu hóa trước lúc ngủ.
Đồ uống có cồn Mọi người thường có quan niệm sai lầm rằng 1 lượng lớn đồ uống có cồn sẽ khiến bạn ngủ sâu hơn. Trong khi sự thật rằng nó có xu hướng dẫn đến hôn mê và tình trạng uể oải, nó không tạo ra 1 giấc ngủ giúp bạn sảng khoái và đầy sức sống vào ngày hôm sau.
Rượu có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến các chức năng phục hồi của giấc ngủ. Vì vậy, lần tới nếu bạn mong muốn một giấc ngủ dài dài và sâu, hãy tránh uống rượu trước khi đi ngủ.
Tình trạng uể oải, mệt mỏi nếu uống rượu trước khi ngủ.
Cần tây
Tôi biết những gì bạn đang suy nghĩ: Cần tây? Phải rồi! Thật ngạc nhiên nhưng cần tây nên được tránh ăn trước khi đi ngủ nếu bạn muốn một giấc ngủ sâu và không bị gián đoạn. Cần tây là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, đồng nghĩa với việc nó làm tăng tỷ lệ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Hạn chế ăn cần tây trước khi đi ngủ, hoặc bạn có thể phải chạy vào nhà vệ sinh suốt đêm.
Đừng ăn cần tây trước khi đi ngủ nếu muốn chạy vào WC suốt đêm.
Sôcôla
Thật không may khi sô cô la không chỉ có một lượng đường cao và hàm lượng chất béo nhiều hơn so với các loại đồ ăn nhẹ ban đêm khác mà nó còn chứa cả caffeine. Thêm vào đó, nó còn có các chất kích thích như theobromine, được biết đến với khả năng khiến cho tim bạn đập nhanh hơn một chút.
Kết quả là, sôcôla có thể khiến cho bạn trằn trọc suốt đêm và gây ra thiếu ngủ. Những người không ngủ đủ giấc có xu hướng bị tăng nồng độ cortisol, có thể gây ra sự suy yếu các mô cơ.
Sôcôla gây trằn trọc suốt đêm
Kẹo
Thứ cuối cùng trong danh sách này chính là kẹo. Dù vô cùng hấp dẫn nhưng bạn cần loại bỏ đồ ăn nhẹ này ra khỏi danh sách đồ ăn đêm của mình. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng 7 trong số 10 người ăn thức ăn vặt như kẹo trước khi đi ngủ có nhiều khả năng trải qua một cơn ác mộng đêm đó.
Giả thuyết cho rằng mức độ cao của đường tạo "nhiều sóng não ác mộng hơn". Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi hy sinh giấc ngủ đêm của mình cho sự cám dỗ của đồ ăn.
Kẹo ngọt ngào có thể gây ra những cơn ác mộng.
Theo VNE
6 lý do chính đáng để bạn quyết định ngủ... nude Ngủ nude là một trong những cách giải phóng sự ràng buộc của cơ thể, mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu, thúc đẩy việc tiết tuyến mồ hôi, lợi cho sự bài tiết và tái sinh da... 1. Thoải mái Ngủ nude là một trong những cách giải phóng sự ràng buộc của cơ thể, mang lại cho bạn cảm giác...