Bạn đã chọn dụng cụ nấu ăn đúng cách để tránh các chất độc đáng sợ?
Để đảm bảo cho cơ thể hấp thụ đồ ăn sạch, không bị nhiễm độc, việc chọn đúng loại dụng cụ nấu ăn rất quan trọng. Dưới đây là một số hóa chất chứa trong công cụ nhà bếp hàng ngày mà bạn nên thận trọng khi sử dụng.
1. Nhôm
Theo Boldsky, nhôm được tìm thấy trong giấy bạc (hay sử dụng khi nướng thực phẩm), khi nướng bánh và trong chiếc chảo bị va đập.
Đa số các dụng cụ bằng nhôm (ví dụ như xoong nồi) đều rất an toàn khi sử dụng, bởi chúng đã được oxy hóa. Nhưng giấy bạc hay còn gọi là giấy nhôm thì khác. Chúng chưa được oxy hóa và khi dùng ở nhiệt độ cao, nguy cơ nhôm ngấm vào thực phẩm là rất cao.
Nhất là khi chúng ta sử dụng giấy nhôm trong quá trình nấu các loại thực phẩm giàu axit như cà chua, chúng chúng càng đẩy nhanh quá trình rửa trôi nhôm ra khỏi giấy nhôm.
Đặc biệt, những dụng cụ bằng nhôm không được tráng lớp chống oxy hóa bên ngoài dễ dàng giải phóng kim loại vào một số thực phẩm nhất định – bao gồm cả thực phẩm giàu axit (ví dụ như nước sốt cà chua) và thực phẩm giàu kiềm (muối nở).
Mặc dù dụng cụ nấu bếp bằng nhôm thường được xem là tương đối an toàn và khó thẩm thấu kim loại, nhưng người tiêu dùng vẫn nên tránh sử dụng đồ nhôm không được tráng men.
Các lựa chọn thay thế an toàn là giấy nến, thủy tinh hoặc đồ sứ.
Việc phải kỳ cọ những chiếc chảo không chống dính khiến bạn cảm thấy bực mình, và có thể đó là một trong số những lý do bạn sử dụng chảo chống dính để giúp cho việc làm sạch, cũng như việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bạn có biết rằng đa số các loại chảo chống dính đều được phủ một lớp Teflon tẩm với axit perfluorooctanoic (PFOA).
Chất hóa học này có liên quan đến tình trạng vô sinh, tăng cân và ảnh hưởng đến khả năng học tập. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư đã phân loại acid này có thể gây ung thư cho người.
Thay vì nấu nướng với chảo chống dính, hãy nấu với các loại chảo truyền thống hoặc lựa chọn các loại chảo gang, thủy tinh hoặc thép không gỉ.
3. Bisphenol A
Bisphenol A (BPA) được tìm thấy trong một số chai nước, hộp chứa thức ăn, bộ lọc bằng nhựa, …
Bisphenol A là một hóa chất có liên quan đến một số dị tật bẩm sinh, tổn thương não và nhiều nguy cơ về sức khỏe khác. Rất nhiều dụng cụ nấu ăn và đồ đựng bằng nhựa được làm bằng hóa chất này. Giữ thực phẩm có tính axit, thực phẩm mặn trong chúng có thể nguy hiểm.
Người tiêu dùng được khuyến cáo nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng thủy tinh nếu có thể hoặc ít nhất hãy đảm bảo rằng hộp đựng thức ăn bằng nhựa trong nhà bếp của bạn được đánh nhãn “Không có BPA”.
4. Phthalate
Phthalate được tìm thấy trong chai nước nhựa và ống hút nhựa rẻ tiền, nó còn là một nhóm các hóa chất được sử dụng trong bao bì thực phẩm và nguyên liệu chế biến.
Các hóa chất này được biết là gây rối loạn hormone ở người, tiêu thụ phthalate được cho là có liên quan tới việc gây dị tật ở bé trai, gây vấn đề về hành vi và béo phì ở trẻ lớn và người trưởng thành.
Tiếp xúc với hóa chất này ở giai đoạn bào thai có thể khiến ống sinh dục của nam giới phát triển khác thường, kết quả trẻ sinh ra không có một hoặc cả hai tinh hoàn. Chất này còn có liên quan tới béo phì ở trẻ, hen suyễn, các bệnh thần kinh, vấn đề về tim mạch và thậm chí là ung thư.
Các giải pháp thay thế an toàn là thủy tinh và plastic mật độ cao hơn.
Trần Huyền tổng hợp
Theo Dân sinh
Cần gì chảo chống dính, với những mẹo đơn giản này, đậu rán vẫn vàng giòn không dính sát
Nếu biết được những mẹo này chị em có thể không còn phụ thuộc vào những chiếc chảo chống dính khi rán đậu nữa.
Đậu rán là món ăn khá nhiều người ưa thích, nhất là khi nó còn trở thành món ăn lai rai của các ông xã với bạn bè đầu các bữa nhậu. Để rán đậu không bị vỡ nát hay dính sát nhiều người lựa chọn mua chảo chống dính. Tuy nhiên, những chiếc chảo chống dính nếu không biết cách sử dụng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Với những mẹo đơn giản dưới đây, chị em có thể rán bằng chảo thông thường mà không sợ sát chảo, đậu vẫn vàng giòn thơm ngon.
Dùng chảo sạch
Trước khi tiến hành rán đậu, bạn cần làm sạch chảo. Tuy nhiên, không nên dùng búi sắt để cọ sẽ làm xước chảo, khiến đậu càng dễ dính. Chỉ cần đổ nước nóng vào, thức ăn cũ sẽ mềm và bong dần ra. Sau đó bạn rửa lại thật sạch là được. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên sử dụng một chiếc chảo chuyên để rán các món ăn chứ không dùng cùng chảo hay xào đồ ăn sẽ đỡ dính hơn.
Đậu phụ để ráo trước khi rán
Trước khi rán đậu, bạn nên cắt ra rồi để ráo nước mới rán. Vì rán đậu ướt không những bắn dầu mà còn dễ dính chảo nhiều hơn.
Trước khi rán
Để cẩn thận hơn, sau khi chảo khô, trước khi đổ dầu vào chảo, hãy xát một lát gừng sống vào toàn bộ đáy và thành chảo để tạo ra một màng trơn khi gừng với dầu (mỡ) kết hợp với nhau, để đậu không bị dính chảo.
Ngoài ra, bạn có thể tránh rán đậu bị sát chảo bằng cách, sau khi dầu sôi, hãy rán 1 quả trứng trước, rồi sau đó rán đậu, chắc chắn đậu sẽ không còn dính dảo.
Rán đậu
Khi bắt đầu rán đậu, làm nóng chảo trước rồi cho dầu, khi dầu nóng mới rán. Nếu dầu ăn chưa đủ nóng, khi cho đậu vào rán, đậu sẽ bị dính chảo. Hơn nữa, dầu nóng, vỏ bên ngoài của đậu sẽ vàng giòn, đẹp mắt. Lưu ý, dầu mỡ cho vào chảo nên ngập ít nhất 1/4-1/3 miếng đậu rán. Tuy nhiên, không nên đợi dầu nóng đến mức bốc khói sẽ khiến đậu nhanh bị cháy.
Thêm vào đó, các miếng đậu bạn không để dính sát nhau càng khó lấy. Ngoài ra, do dầu ăn đã khá nóng nên bạn chỉ nên rán ở mức lửa vừa để đậu không cháy.
Để đảm bảo nhiệt độ dầu trong chảo lúc nào cũng đều, bạn chỉ nên rán số lượng vừa phải đậu, không nên cho quá nhiều đậu vào chảo, làm giảm nhiệt của dầu, đậu chín sẽ không đều.
Chẳng may trong quá trình rán, đậu đã bị sát chảo, bạn cũng không nên cuống, vội vàng lấy đậu ra khiến đậu nát. Bạn có thể tắt bếp đi, nghiêng dầu về phía 1 bên, đợi chảo nguội, đậu sẽ tự bong ra, dễ lấy hơn nhiều.
Theo Khám Phá
Không muốn lò vi sóng nổ tung thì đừng dại cho những thứ này vào Sẽ rất nguy hiểm và thậm chí lò có nguy cơ phát nổ nếu một giây vô tình bạn bất cẩn cho những thứ này vào lò vi sóng. Lò vi sóng tuy là vật dụng quen thuộc và hữu ích đối với mỗi gia đình nhưng việc sử dụng lò vi sóng không đúng cách sẽ trở thành mối nguy hiểm, gây...